Tiềm lực tài chính, chất lƣợng nguồn nhân lực và công nghệ trong các DNNQD

Một phần của tài liệu Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 103 - 109)

5) Tính đến thời điểm cuối tháng 7/2005, với việc cấp giấy phép cho 2 công ty bảo hiểm của Hoa Kỳ trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm

2.2.2.Tiềm lực tài chính, chất lƣợng nguồn nhân lực và công nghệ trong các DNNQD

trong các DNNQD

Nhiều ý kiến cho rằng, lao động là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam bởi chi phí lao động rẻ, trình độ dân trí của lao động Việt Nam cao. Trong lĩnh vực ngân hàng, cùng với việc áp dụng công nghệ hiện đại, các NHTM

Việt Nam cũng đã đầu tư nâng cao nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, lĩnh vực ngân hàng đang có sức hút khá mạnh đối với đội ngũ nhân lực có chất lượng cao. Do đó, với đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ khá như hiện nay đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng; hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng, đặc biệt là các DNNQD tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại. Tuy nhiên,

103

nguồn nhân lực trong ngành ngân hàng cũng còn một số bất cập. Trước hết, là do hạn chế về năng lực của các cơ sở đào tạo. Hiện nay, phần lớn các cơ sở đào tạo về nghiệp vụ ngân hàng vẫn đào tạo theo phương pháp truyền thống, thiếu thực hành, chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo còn lạc hậu. Đồng thời, nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là cán bộ quản lý cho các NHTM rất thiếu. Chính vì vậy, vừa qua đã có hiện tượng cạnh tranh (thậm chí là thiếu lành mạnh) giữa các ngân hàng để thu hút nhân lực có chất lượng cao diễn ra khá phổ biến. Những tồn tại nêu trên của đội ngũ nguồn nhân lực đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ và khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Kết quả khảo sát về nguồn nhân lực của các NHTM đã phản ánh thực trạng nêu trên (Phụ lục 4).

So với các lĩnh vực hoạt động kinh tế khác, hoạt động ngân hàng là môi trường có sức thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Điểm đánh giá bình quân chung về chất lượng nguồn nhân lực ở mức khá là 3.50. Do có cơ chế linh hoạt, đặc biệt là cơ chế tiền lương nên các NHTM CP có sức hút đối với nguồn nhân lực. Điểm đánh giá về chế độ đãi ngộ của các NHTMCP là 3.77 cao hơn hẳn các THTMNN là 3.39. Cơ chế tiền lương đang là vấn đề bức xúc và nguyên nhân dẫn đến sự chảy máu nguồn nhân lực có chất lượng cao của các NHTMNN. Trong khi đó, bên cạnh chế độ đãi ngộ, đánh giá trách nhiệm cá nhân và hiệu quả công việc tại các NHTM CP cũng được đánh giá khá cao với số điểm 3,91 và 3.68.

Hệ thống NHTM đã có những đổi mới tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Trên 80% các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện nay đã được tin học hoá nên tạo nên nhiều tiện ích, rút ngắn thời gian và giảm chi phí giao dịch.

104

Hiện nay, đã có 5 chi nhánh NHNN, 32 NHTM với 159 đơn vị tham gia hệ thống thanh toán điện tử ngân hàng, bình quân mỗi ngày xử lý 7.000 chứng từ với 3.000 tỷ đồng và mỗi giao dịch chỉ thực hiện trên dưới 10 giây, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp và ngân hàng so với thời gian trước đây từ 3 – 5 ngày. Đặc biệt là các ứng dụng trong dịch vụ thanh toán hiện đại, rút tiền tự động… Theo WB, công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn mức thấp kém. Chỉ số công nghệ ngân hàng ở Việt Nam là: -0,47, ở Trung Quốc là: -0,35, Thái Lan là: -0,07; Indonesia là: -0,66, Malaixia là 1,08 và Singapore là: 1,95.

Điểm bình quân chung đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ của các ngân hàng ở mức trên trung bình là 3.31. Trong đó ứng dụng hệ thống thông tin tiền gửi được đánh giá cao nhất là 3.60 (57.38% ý kiến đánh giá với số điểm từ 4 trở lên) do các ngân hàng đã ứng dụng công nghệ nhằm phát triển các dịch vụ huy động vốn là lĩnh vực dịch vụ có sự cạnh tranh gay gắt nhất. Nhìn chung mức độ ứng dụng công nghệ của các NHTM CP cao hơn, tuy nhiên, trong lĩnh vực thanh toán quốc tế điểm đánh giá của NHTM CP cao hơn.

Vừa qua, dự án hiện đại hoá hệ thống ngân hàng với sự tài trợ của WB đã được triển khai thực hiện. Các NHTM NN và một số NHTM CP đã triển khai thành công dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Điểm đánh giá chung về mức độ hiện đại trong công nghệ ngân hàng ở mức khá là 3.46 (50.86% ý kiến đánh giá với số điểm từ 4 trở lên) (Phụ lục 5).

Đối với dịch vụ bảo hiểm, cũng theo kết quả nghiên cứu của dự án

“Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 - 2010” tại Đà Nẵng, hầu hết các doanh nghiệp

105

việc tồn tại các quy định về bắt buộc tham gia bảo hiểm khi thực hiện các hợp đồng xây dựng. Song trên thực tế tất cả các doanh nghiệp xây dựng Nhà nước được phỏng vấn này đều không tham gia mua bảo hiểm. Có nhiều giải thích được đưa ra để trả lời cho câu hỏi này, trong đó đa số đều cho rằng nếu đưa bảo hiểm vào, chi phí đầu vào sẽ bị đội lên; đồng thời trong trường hợp xảy ra rủi ro, các doanh nghiệp này cũng không muốn dựa vào bảo hiểm vì không muốn ảnh hưởng đến thành tích chung của đơn vị, thay vào đó các doanh nghiệp này sẽ cố tìm cách xử lý “nội bộ” để uy tín của công ty không bị ảnh hưởng.

Khả năng tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao. Qui mô hoạt động của DNNQD còn nhỏ bé; thiếu chiến lược, kế hoạch kinh doanh dài hạn; tiềm lực tài chính còn nhiều hạn hẹp do đó nhu cầu cũng như khả năng tài chính (trả phí bảo hiểm) để sử dụng các dịch vụ bảo hiểm của các doanh nghiệp này còn rất hạn chế.

Cũng theo dự án “Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách thực hiện

chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001 – 2010”, kết quả trả lời cần

thiết nhưng do hạn chế về tài chính nên chưa tham gia như sau: 29,2% doanh nghiệp có vốn kinh doanh dưới 1 tỷ đồng; 13,9% doanh nghiệp có vốn kinh doanh từ 1 – 5 tỷ đồng. Trong khi đó, theo kết quả cuộc tổng điều tra về doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là doanh nghiệp ngoài quốc doanh(10)

và mức vốn kinh doanh bình quân năm 2002 của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khoảng 4,6 tỷ đồng, tăng so với năm 2000 và 2001. Tiềm tăng tài chính tăng lên là một yếu tố tăng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ. Song với tiềm lực tài chính còn nhỏ vẫn chưa có tác động lớn đến khả năng tham gia thị

(10)

106

trường vì các doanh nghiệp vẫn muốn giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh và thu lợi nhuận cao hơn.

- Mặc dù dịch vụ chứng khoán cung cấp nhiều lợi ích cho các DNNQD nhưng do nhu cầu vốn đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không lớn do chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh thương mại. Theo số liệu của cuộc điều tra về doanh nghiệp năm 2004; tính đến 31/12/2002, DNNQD chiếm tới 87,8% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc; vốn bình quân của một DNNQD đạt khoảng 4,6 tỷ đồng(11)

và số lao động bình quân một doanh nghiệp vào khoảng 50 người;

Những kết quả điều tra khảo sát mới đây của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước mới chỉ đem lại những tia hy vọng mới cho sự phát triển của thị trường dịch vụ chứng khoán Việt Nam từ phía các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ. Theo kết quả cuộc điều tra khảo sát do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tiến hành nhằm đánh giá khả năng tham gia và tiếp cận sử dụng các dịch vụ chứng khoán, nhiều doanh nghiệp đã cho biết dự kiến về khả năng tham gia thị trường và tiếp cận với các dịch vụ trong thời gian tới với một số kết quả như sau:

Có tới 156/289 doanh nghiệp (chiếm 53,97%) trả lời sẽ thực hiện phát hành chứng khoán; trong đó có 123 doanh nghiệp dự kiến phát hành cổ phiếu và 33 doanh nghiệp dự kiến phát hành trái phiếu. Đồng thời trong số đó có tới 85 doanh nghiệp có ý định phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng với khối lượng huy động vốn hơn 10 tỷ đồng. Kết quả cụ thể là trong giai đoạn 2001-2005 có 82 doanh nghiệp dự kiến thực hiện, trong giai đoạn 2005- 2010 có 51 doanh nghiệp dự kiến tham gia. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp

(11) Điều 3, nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 quy định: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là các cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.

107 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có thực sự thực hiện và khi thực hiện phát hành chứng khoán có tiếp cận và sử dụng dịch vụ chứng khoán để huy động vốn phát triển sản xuất kinh doanh.

Các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá không muốn và nhận thấy không cần thiết phải tiếp cận và sử dụng dịch vụ chứng khoán như bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành… Bởi vì đối với những doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng, do tính hấp dẫn của chứng khoán (nhất là cổ phiếu) của các doanh nghiệp này khá cao nên hầu hết các doanh nghiệp tự bán cổ phiếu.

Một thực tế hiện nay là hầu hết các doanh nghiệp phát hành chứng khoán (chủ yếu là cổ phiếu) ra công chúng ra là các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá. Cổ phiếu của doanh nghiệp này rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, do vậy các doanh nghiệp có thể bán một cách dễ dàng mà không cần tới việc sử dụng các dịch vụ chứng khoán. Gần đây, để đảm bảo quyền lợi của Nhà nước cũng như các chủ thể khác khi tham gia mua cổ phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá, hình thức đấu thầu công khai đã được áp dụng(12). Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng sẽ không tiếp cận và sử dụng dịch vụ chứng khoán vì nếu khối lượng cổ phiếu bán ra dưới 1 tỷ đồng thì doanh nghiệp có thể tự tổ chức đấu thầu, nếu khối lượng cổ phiếu bán ra trên 10 tỷ đồng thì phải đấu thầu tại các Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Tâm lý không muốn công khai thông tin trong điều kiện bất bình đẳng trong công khai thông tin trong nền kinh tế Việt Nam cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các DNNQD. Thực tế vấn đề công khai thông tin của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã tạo ra tư tưởng không muốn công khai thông tin đối với tất cả các

(12)

108

doanh nghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đối với các doanh nghiệp thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng và tham gia niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán phải công bố công khai nhiều thông tin về doanh nghiệp, trong khi đó các doanh nghiệp khác hầu như không phải công bố công khai thông tin. Do vậy, các doanh nghiệp không muốn tham gia vào thị trường chứng khoán, điều này cũng có nghĩa là họ không muốn tiếp cận và sử dụng dịch vụ chứng khoán.

2.2.3. Các rào cản đối với DNNQD trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính

Một phần của tài liệu Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 103 - 109)