BH tín dụng và rủi ro tài chính 671 649 3,28 11 BH tài sản và thiệt hại 1.413,728 1.546,7 9,

Một phần của tài liệu Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 62)

11 BH tài sản và thiệt hại 1.413,728 1.546,107 9,36

Tổng 6.381,146 8.359,994 31,01

62

Như vậy, năm 2007 bảo hiểm xe cơ giới có doanh thu cao nhất trong các nghiệp vụ bảo hiểm của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, đạt 2.550,406 tỷ đồng (chiếm 30% doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ), tăng 49% so với năm 2006. Dẫn đầu doanh thu là Bảo hiểm Bảo Việt 842 tỷ đồng, Bảo Minh 510 tỷ đồng, tiếp đến là PJICO 491 tỷ đồng. Riêng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo QĐ23 mới có hiệu lực từ 12/06/2007 đã có doanh thu 731 tỷ đồng. Tổng số tiền bồi thường 1.228 tỷ đồng chiếm 48,2% doanh thu. Tình hình bồi thường chủ yếu vẫn là giải quyết những vụ tai nạn thuộc phạm vi hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại QĐ23/2003 cũ của Bộ Tài Chính. Nhìn chung, triển khai QĐ23 đã góp phần tăng trưởng doanh thu bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, song vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết, bồi thường.

Bảo hiểm tài sản và thiệt hại có doanh thu đứng thứ hai đạt 1.546,107 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm 2006. Bảo hiểm xây dựng lắp đặt đạt 760 tỷ đồng, bảo hiểm máy móc thiết bị đạt 36 tỷ đồng, bảo hiểm thiết bị điện tử đạt 93,7 tỷ đồng. Dẫn đầu doanh thu bảo hiểm xây dựng lắp đặt là PVI 327 tỷ đồng. Dẫn đầu doanh thu bảo hiểm máy móc thiết bị là Bảo Việt 9 tỷ đồng. Nhìn chung sự tăng trưởng của bảo hiểm tài sản và thiệt hại còn rất khiêm tốn. Các khuyến cáo của Hiệp hội về hạ phí bảo hiểm, giảm mức khấu trừ, mở rộng điều khoản, điều kiện bảo hiểm vẫn chưa được các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nghiêm túc.

Bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người có doanh thu đứng thứ ba đạt 1203,156 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2006. Dẫn đầu là Bảo Việt 657 tỷ đồng, Bảo Minh 264 tỷ đồng, PJICO 78 tỷ đồng. Tổng số tiền đã giải quyết bồi thường là 583 tỷ đồng chiếm 48,5% doanh thu. Một số doanh nghiệp bảo hiểm đã đưa ra sản phẩm bảo hiểm mới, bảo hiểm người Việt du lịch lữ hành quốc tế là sản phẩm bảo hiểm bắt buộc các doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc

63

tế phải mua bảo hiểm cho người du lịch vẫn chưa được triển khai rộng rãi. Nhiều hoạt động vui chơi giải trí có tính nguy hiểm cao vẫn chưa tham gia bảo hiểm: leo núi, nhảy dù, đu quay, cáp treo… Bảo hiểm tai nạn vận chuyển hành khách trên đường thuỷ nội địa nhất là các đò ngang, đò dọc được quy định là bắt buộc (nghị định 125, QĐ 99 BTC) nhưng chưa được triển khai mạnh mẽ.

Về phía nhà cung cấp dịch vụ, tính đến cuối năm 2007, trên thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam đã có 41 doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm thuộc mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra tính đến cuối năm 2007 còn có 72.091 đại lý bảo hiểm, tăng 14% so với năm 2006.

Thực trạng dịch vụ bảo hiểm được xem xét cụ thể như sau:

2.1.2.1.Số lượng nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm

Trước năm 1993, thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ duy nhất là Bảo Việt. Mặc dù là một trong những Tổng công ty mạnh của Nhà nước , song với chỉ duy nhất một nhà cung cấp dịch vụ, khả năng cung cấp dịch vụ bị hạn chế.

Sau khi mở cửa cho các thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh, số lượng các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm đã tăng lên khá nhanh. Tính đến cuối năm 2004, trên thị trường dịch vụ bảo hiểm trên thị trường(5)

. Trong đó, về cơ cấu loại hình dịch vụ bảo hiểm bao gồm có 14 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 5 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 6 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Ngoài ra còn có gần 30 văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam. Đến cuối

5) Tính đến thời điểm cuối tháng 7/2005, với việc cấp giấy phép cho 2 công ty bảo hiểm của Hoa Kỳ trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm

Một phần của tài liệu Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 62)