Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 40 - 45)

1.3.4.1.Thúc đẩy phát triển số lượng tổ chức cung cấp dịch vụ, đặc biệt là vấn đề mở rộng mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện

Đây là yếu tố cơ bản thúc đẩy nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ tài chính. Đặc biệt đối với các nước chuyển đổi như Việt Nam và Trung Quốc, phá vỡ thế độc quyền bằng cách cho phép các thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh dịch vụ tài chính là giải pháp quan trọng trong việc tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ tài chính cho khách hàng nói chung, doanh nghiệp

40

nói riêng. Đối với các quốc gia có địa bàn địa lý rộng lớn như Trung Quốc(4), để tăng cường khả năng tiếp cận nhanh chóng và sử dụng hiệu quả sử dụng dịch vụ tài chính, các tổ chức cung cấp dịch vụ cần phải phát triển hệ thống đại lý, chi nhánh, đại diện…

Bên cạnh đó, từ vịêc tăng cường số lượng các nhà cung cấp dịch vụ tài chính sẽ dẫn đến tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Kết quả là để tiếp tục phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng tăng, các tổ chức cung cấp dịch vụ tự mình phải nghiên cứu và thực hiện các biện páp như: đa dạng hoá sản phẩm, phối kết hợp cung cấp các loại sản phẩm dịch vụ tài chính như bảo hiểm gắn với ngân hàng, gắn với chứng khoán; nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sử dụng sản phẩm dịch vụ ở mức thích hợp…

Để thực thi được các vấn đề phát triển hệ thống chi nhánh, văn phòng đại diện, đa dạng hoá sản phẩm… cả Chính phủ cũng như bản thân các tổ chức cung cấp dịch vụ đều rất quan tâm đến vấn đề tăng cường tiềm lực tài chính. Về phía Chính phủ, với biện pháp nâng cao tiềm lực tài chính cho các tổ chức cung cấp dịch vụ thuộc sở hữu Nhà nước, cấp phép cho các tổ chức cung cấp dịhc vụ nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh một mặt tăng cường khả năng tài chính của bản thân các tổ chức cung cấp dịch vụ này mặt khác thông qua môi trường cạnh tranh sẽ tác động đến việc tăng cường tiềm lực tài chính của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính khác. Bên cạnh đó Chính phủ Malaysia còn thực hiện biện pháp khuyến khích các công ty tài chính hợp nhất để nâng cao tiềm lực tài chính, đồng thời đặt ra quy định về mức vớn tối thiểu để được phép tham gia vào thị trường tiền tệ. Đây là những biện pháp

(4) Việt Nam mặc dù diện tích nhỏ hơn nhưng với vị trí địa lý trải dài thì kinh nghiệm của Trung Quốc cũng rất hữu ích và có ý nghĩa tham khảo cao.

41

hành chính, song cũng cần được xem xét áp dụng trong một số điều kiện nhất định.

1.3.4.2.Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực

Đối với ngành kinh doanh dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề sống còn. Trong điều kiện đầu tư của các nước như Trung Quốc, Philipin,… con đường ngắn và nhanh hơn cả là thúc đẩy các chương trình đào tạo nguồn nhân lực từ các tổ chức cung cấp dịch vụ nước ngoài. Với các quy định về cấp giấy phép cho các tổ chức cung cấp dịch vụ có tiềm lực tài chính, có chuyên môn và yêu cầu chia sẻ kinh nghiệm, đội ngũ nguồn nhân lực làm vịêc trong các tổ chức cung cấp dịch vụ này sẽ nhanh chóng được đào tạo, đồng thời quá trình này được dần chuyển giao cho thị trường nội địa.

Kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển thị trường dịch vụ bảo hiểm Thái Lan là một bài học rất hữu ích. Sau khi cơ bản hoàn thành hai giai đoạn đầu, công cuộc chuyển giao kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực đã phần nào đáp ứng yêu cầu thúc đẩy phát triển thị trường bảo hiểm Thái Lan. Bên cạnh đó, đào tạo nguồn nhân lực ngay tại bản thân các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cũng rất quan trọng, nhất là công tác đào tạo đại lý bảo hiểm. Đối với thị trường dịch vụ bảo hiểm Singapore, một trong những yếu tố làm nên sự thành công của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm cũng như toàn thị trường chính là trung tâm đào tạo của bản thân doanh nghiệp bảo hiểm.

42

1.3.4.3.Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN

Đây là một trong những đặc trưng riêng có tại những nước như Trung Quốc, Việt Nam. Trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, kinh tế quốc doanh với đại diện chính là xí nghiệp quốc doanh (sau này chuyển thành DNNN) là thành phần kinh tế cơ bản của nền kinh tế. Chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN sẽ góp phần thúc đẩy nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính.

- Tạo ra môi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế, giảm dần và tiến tới xoá bỏ mối quan hệ “ngầm” giữa tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính và DNNN do có cùng một chủ sở hữu là Nhà nước.

- Bản thân các tổ chức cung cấp dịch vụ cũng phải tăng cường tiếp thị, tiếp cận khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính.

- Cộng đồng doanh nghiệp chủ động tính toán và lựa chọn các loại hình dịch vụ tài chính thích hợp thay vì chỉ chủ yếu dựa vào dịch vụ ngân hàng…

1.3.4.4.Hội nhập thị trường tài chính có lộ trình và kiểm soát vĩ mô chặt chẽ

Mở cửa và hội nhập là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội. Để đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường dịch vụ tài chính nói chung, yêu cầu về nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính, trên phương diện quản lý vĩ mô nền kinh tế, những bài học quan trọng chuún ta có thể học hỏi bao gồm:

43

- Khuyến khích và ưu tiên cho loại hình liên doanh giữa tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài và tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính nội địa.

- Ưu tiên cho các tổ chức cung cấp dịch vụ của những quốc gia có quan hệ thương mại truyền thống để góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai quốc gia.

- Ưu tiên cho các tổ chức cung cấp dịch vụ có tiềm lực tài chính, công nghệ và có thể thêm các điều kiện cam kết về chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực như trường hợp của Thái Lan.

- Quy định về cấp phép đầu tư vẫn còn tỏ ra có tác dụng lớn, đặc biệt đối với các thị trường còn phát triển ở trình độ thấp như thị trường dịch vụ bảo hiểm, thị trường dịch vụ chứng khoán. Đặc biệt đối với kinh nghiệm của Trung Quốc, để phát triển thị trường trong bảo hiểm ở những khu vực, lĩnh vực ưu tiên, giấy phép đầu tư cấp cho các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm nước ngoài còn được quy định cả về khu vực địa lý, lĩnh vực hoạt động… Đây là một kinh nghiệm quan trọng đối với mục tiêu phát triển dịch vụ bảo hiểm trong lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn ở Việt Nam.

44

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 40 - 45)