Quản lý Nhà nước và cơ chế giám sát

Một phần của tài liệu Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 28 - 30)

Trên cơ sở hệ thống pháp luật đã được ban hành, cần phải tổ chức một hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước để điều hành và quản lý thị trường dịch vụ tài chính theo hệ thống pháp luật này.Trong hệ thống cơ quan quản lý

28

Nhà nước đối với thị trường dịch vụ tài chính, Chính phủ là cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất, thống nhất quản lý và điều hành mọi hoạt động của thị trường dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ của mình, Chính phủ lại phân công quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan thuộc và trực thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý và điều hành thị trường dịch vụ tài chính - tiền tệ theo từng khía cạnh nhất định trên cơ sở nhiệm vụ được giao. Cụ thể, các cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm quản lý và điều hành thị trường dịch vụ tài chính bao gồm: Bộ Tài chính, NHNN (NHTW) và các Bộ, ban ngành khác.

Các cơ quan quản lý Nhà nước nêu trên sử dụng hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhau như: Chính sách tài khoá, chính sách quản lý nợ, chính sách thâm hụt và thặng dư ngân sách, chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái… để định hướng và quản lý sự phát triển của thị trường, đảm bảo thị trường ngày càng phát triển, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, phục vụ tốt nhất chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, cơ chế và hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, quản lý Nhà nước không mang tính quản lý hành chính can thiệp trực tiếp, quá sâu vào hoạt động kinh doanh trên thị trường, mà phải mang tính chất quản lý vĩ mô, định hướng thông qua hệ thống quản lý và các công cụ thị trường để điều chỉnh thị trường hoạt động theo khuôn khổ pháp luật, phục vụ các mục đích quản lý vĩ mô chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân,

Thứ hai, hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước cần đảm bảo gọn nhẹ, giảm tối thiểu các thủ tục hành chính gây cản trở cho hoạt động của thị trường dịch vụ tài chính. Vấn đề chính ở đây là thống nhất và giảm tối thiểu các đầu

29

mối quản lý và điều hành thị trường, đồng thời có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan đầu mối quản lý Nhà nước đối với hoạt động của thị trường, đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng quản lý của Nhà nước đối với thị trường nhưng không chồng chéo giữa các cơ quan quản lý Nhà nước.

1.3.KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƢỚC TRONG VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN, SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA CÁC

Một phần của tài liệu Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 28 - 30)