5) Tính đến thời điểm cuối tháng 7/2005, với việc cấp giấy phép cho 2 công ty bảo hiểm của Hoa Kỳ trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm
2.1.2.4. Các yếu tố khác
Để đáp ứng yêu cầu phát triển, các yếu tố như nguồn nhân lực, công nghệ và cung cấp thông tin cho khách hàng đều được các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm chú trọng, tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Năm 2003, tổng số lao động có thu nhập trong ngành bảo hiểm là 125.700 người; năm 2004 đã tăng lên 136.900 người (chưa tính nguồn nhân lực tham gia gián tiếp vào hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm).
Đặc biệt, Bảo Việt đã thành lập Trung tâm đào tạo Bảo Việt với mục đích đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Bảo Việt cũng đã thành lập 7 trung tâm cứu hộ giao thông miễn phí dành cho khách hàng của mình đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng, khuyến khích việc sử dụng dịch vụ bảo hiểm. Bảo Việt đã triển khai và thực hiện thành công quy trình quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 trong công tác quản lý và phục vụ khách hàng(7). Với 5.000 nhân viên và gần 4.000 đại lý bảo hiểm, Bảo Việt đã khẳng định vị thế nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng đầu trên thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam,
Các phương thức cung cấp dịch vụ bảo hiểm được đa dạng hơn bao gồm bán trực tiếp, qua đại lý, qua môi giới bảo hiểm Bancasurance - một
kênh phân phối sản phẩm dịch vụ bảo hiểm hiện đại đã và đang được triển khai khá mạnh mẽ trong những năm gần đây. Công ty liên doanh bảo hiểm Việt – Úc đã sử dụng đối tác là Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam để phát triển hệ thống đại lý dựa trên mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam; Công ty bảo hiểm Châu Á – Ngân hàng công thương cũng sử dụng hệ thống chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam;
(7) Ngoài ra Bảo Minh là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam được cấp Chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
74
hoặc công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông đã sử dụng hệ thống mạng lưới chi nhánh của một trong những cổ đông quan trọng là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam để phát triển hoạt động kinh doanh của mình…
Tóm lại, trong hơn một thập kỷ qua, năng lực cung cấp sản phẩm dịch vụ bảo hiểm đã được nâng lên rõ rệt dựa trên các yếu tố: phát triển số lượng nhà cung cấp dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, đa dạng hoá các kênh phân phối…
Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế đối với các yếu tố về phía tổ chức cung cấp dịch vụ dẫn đến làm giảm khả năng cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng:
- Hệ thống chi nhánh, văn phòng khu vực… của các tổ chức cung cấp dịch vụ vẫn chủ yếu đặt tại các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang… Ngoài Bảo Việt có chi nhánh tại 64 tỉnh, thành trên toàn quốc và Phòng khai thác bảo hiểm tại nhiều Quận, Huyện, các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm còn lại có số chi nhánh hạn chế. Chẳng hạn đối với Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng, có tới 7 Bảo Long khu vực từ 1 đến 7 nằm ở thành phố Hồ Chí Minh, còn lại là các chi nhánh đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hoà, Vũng Tàu và Cần Thơ… Đây là một thực tế khó tránh khỏi khi đời sống của dân cư khu vực này cao hơn các khu vực khác, đồng thời cũng là các trung tâm tập trung các tổ chức kinh tế lớn của cả nước, thuận lợi cho việc khai thác và phát triển. Tuy vậy điều này hạn chế khả năng cung ứng dịch vụ đến các địa phương chưa có sự hiện diện của tổ chức cung cấp dịch vụ.
- Năng lực tài chính của các tổ chức cung cấp dịch vụ vẫn còn yếu. So sánh giữa quy định về mức vốn pháp định (Bảng 2.5) và vốn điều lệ của các
75
tổ chức cung cấp dịch vụ cho thấy, hầu hết các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm đều có vốn điều lệ bằng với vốn pháp định. Trong số 41 tổ chức cung cấp dịch vụ tính đến cuối năm 2007, có tới 9 tổ chức cung cấp dịch vụ có vốn điều lệ đúng bằng vốn pháp định. Chúng ta biết rằng vốn pháp định chỉ là số vốn cần thiết, tối thiểu để doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.5 QUY ĐỊNH VỀ VỐN PHÁP ĐỊNH
Loại hình công ty Mức vốn pháp định
Công ty bảo hiểm nhân thọ 600 tỷ VND Công ty bảo hiểm phi nhân thọ 300 tỷ VND Công ty dầu khí
(Vệ tinh bảo hiểm liên kết đầu tư)
200 tỷ VND
Nguồn: Thông tư hướng dẫn thi hành NĐ 45, NĐ 46
- Chất lượng, chủng loại và giá cả sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu phong phú và ngày càng cao của khách hàng, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Sau hơn 10 năm, mặc dù tốc độ đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ bảo hiểm diễn ra tương đối nhanh, song vẫn không theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của khách hàng, dẫn đến tình trạng còn thị trường bị bỏ trống. Ngoài nguyên nhân từ phía khách hàng (sẽ được phân tích ở phần sau), còn có nguyên nhân từ phía các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm chưa thiết kế được sản phẩm dịch vụ bảo hiểm thích hợp để cung cấp cho khách hàng. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tính đến thời điểm hiện nay, Bảo Việt chủ yếu thực hiện chính sách của Nhà nước, năm 2001 Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam đã đầu tư hoạt động kinh doanh chính vào lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ bảo hiểm vào lĩnh vực này của Groupama hiện vẫn
76
đang trong tình trạng thua lỗ và doanh nghiệp phải mở rộng sang các lĩnh vực khác để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh này. Từ trước đến nay, các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam dành được các hợp đồng chủ yếu dựa trên các mối quan hệ cá nhân với những người có chức quyền khi ký kết hợp đồng và hạ phí không trên cơ sở định phí. Đối với những dịch vụ có độ rủi ro lớn và phức tạp là các nhà máy thuỷ điện, các thiết bị khai thác dầu khí, hàng không, thiết bị điện tử hoặc bảo hiểm rủi ro trách nhiệm sản phẩm, trách nhiệm nghề nghiệp… các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thiếu chuyên gia có kinh nghiệm. Do đó, cả chất lượng, chủng loại và giá cả sản phẩm bảo hiểm đều chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Đối với yếu tố giá cả của sản phẩm dịch vụ bảo hiểm, mỗi sản phẩm được bán ra trên thị trường đều có giá nhất định. Giá cả của hàng hoá hữu hình được dựa trên giá thành sản phẩm cộng các chi phí dịch vụ và lợi nhuận của nhà sản xuất, nhà phân phối, tức là có cơ sở định lượng để tính toán. Riêng với sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình quy trình tính giá sản phẩm là ngược, tức là nhà cung cấp để tính được giá của sản phẩm phải dựa trên các sự kiện bảo hiểm tương tự, hệ thống thống kê số liệu và dựa trên xác suất theo nguyên tắc số lớn và các rủi ro tương đồng, các phương pháp dự tính khả năng sự kiện bảo hiểm xảy ra để đưa ra mức phí. Vấn đề định phí bảo hiểm đã được nhận thức là phức tạp và khó khăn. Mặc dù giá cả sản phẩm dịch vụ bảo hiểm đã được hạ xuống do cạnh tranh, song vẫn còn cao so với khả năng của khách hàng, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Một phần xuất phát từ nguyên nhân do năng lực tài chính của khách hàng thấp (sẽ trình bày trong phần sau). Một thực trạng nữa đáng quan tâm là do cạnh tranh, mức phí được hạ xuống không đảm bảo khả năng tài chính, nhưng các nhà cung cấp không quan tâm lắm đến vấn đề này, miễn làm sao lấy được dịch vụ bảo hiểm.
77
- Nguồn nhân lực của các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm vẫn còn hạn chế. Mặc dù công tác đào tạo nguồn nhân lực đã được chú trọng hơn, song vẫn chưa theo kịp với sự phát triển của thị trường. Đặc biệt, sau thời gian đầu phát triển theo bề rộng, khi chuyển sang phát triển theo chiều sâu, nguồn nhân lực có chuyên môn trong vấn đề định phí, phát triển sản phẩm mới… chưa đáp ứng yêu cầu. Hiện tại, chỉ có Bảo Việt đã thành lập được Trung tâm đào tạo của riêng mình, song mới đáp ứng phần nào yêu cầu của nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng đầu trên cả nước. Trong khi đó, các trường đại học, trung học… chỉ cung cấp kiến thức chung về bảo hiểm, các chuyên môn sâu đòi hỏi phải có chương trình đào tạo riêng. Quá trình chuyển giao công nghệ và nguồn nhân lực từ nước ngoài và thông qua hoạt động đào tạo của các tổ chức cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài rất chậm do tính chất cạnh tranh giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Thậm chí, các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài còn sử dụng lợi ích vật chất làm “chảy máu chất xám” từ các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm trong nước.
- Tình trạng “độc quyền vô hình” vẫn còn lớn. Sau khi “xóa bỏ” được tình trạng độc quyền của Bảo Việt, thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam lại xuất hiện tình trạng “độc quyền vô hình” ngành. Đó là việc xuất hiện các công ty bảo hiểm ngành như Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex thuộc ngành xăng dầu, Công ty bảo hiểm dầu khí thuộc ngành dầu khí, công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện thuộc ngành Bưu chính viễn thông… Một quy định bất thành văn đối với việc tham gia vào thị trường bảo hiểm của các doanh nghiệp thành viên của các ngành nói trên là “buộc” phải mua các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm của tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm của ngành. Bởi vì Tổng Công ty Xăng dầu, Tổng Công ty Dầu Khí và Tổng Công ty Bưu chính viễn thông là cổ đông chính của các doanh nghiệp bảo hiểm này. Tình trạng
78
này dẫn đến việc các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm khác sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho các khách hàng trong các ngành này.