THỰC TRẠNG TIẾP CẬN, SỬ DỤNG CÁC DỊCHVỤ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DNNQD Ở VIỆT NAM
2.1.2. Dịchvụ bảo hiểm
Thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam bắt đầu hình thành và phát triển từ năm 1965 với sự ra đời của Công ty Bảo hiểm Việt Nam (sau này là Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/1965). Tuy nhiên, cho đến trước 1993, trên thị trường chỉ có duy nhất Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam (sau đây gọi tắt là Bảo Việt) độc quyền kinh doanh bảo hiểm trong điều kiện bao cấp nên vai trò của dịch vụ bảo hiểm trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế.
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng VI (1986), ngày 18/12/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 100/CP tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển của thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam. Ngày 9/12/2000, Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm thay thế Nghị định số 100/CP đã nâng cao hiệu lực pháp lý của hệ thống pháp luật điều chỉnh thị trường dịch vụ bảo hiểm. Trên cơ sở hệ thống luật pháp này, thị trường dịch vụ bảo hiểm đã có bước phát triển khá mạnh trên các khía cạnh số lượng nhà cung cấp, số lượng và chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng; kết quả là doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng với tốc độ khá cao trong giai đoạn 1993-2004. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường đạt khoảng 30%/năm, đưa tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm so
58
GDP tăng từ 0,37% năm 1993 lên 1,86% năm 2004; số tuyệt đối năm 2004 đạt trên 12.000 tỷ đồng. Trong đó nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh tham gia bảo hiểm khá cao như: 75% các dự án công trình có vốn đầu tư nước ngoài; 79% các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; 90% các chủ xe ô tô đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Đối với dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, mặc dù mới chỉ phát triển từ năm 1996 với doanh thu phí bảo hiểm 0,95 tỷ đồng đã tăng lên 7.636 tỷ đồng vào năm 2004. Tính đến quý I/2008 doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt mức 2.363 tỷ đồng, tăng 13,73% so với cùng kỳ năm 2007. Cũng tính đến hết quý I/2008, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường đạt 2.738 tỷ đồng, tăng 51,2% so với cùng kỳ năm 2007
Đồng thời với việc tăng doanh thu phí bảo hiểm, số đóng góp cho NSNN, số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng tăng lên. Từ chỗ chỉ đầu tư khoảng 50 tỷ đồng năm 1993, tính đến cuối năm 2004, tổng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế của toàn thị trường bảo hiểm đã tăng khoảng 500 lần lên 23.002 tỷ đồng. Đến hết năm 2007, tổng vốn đầu tư trỏ lại nền kinh tế đạt mức 40.000 tỷ đồng (Biểu đồ 2.2 và bảng 2.2)
59
Biểu đồ 2.2