5) Tính đến thời điểm cuối tháng 7/2005, với việc cấp giấy phép cho 2 công ty bảo hiểm của Hoa Kỳ trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (05/2008)
Tổng giá trị (tỷ VND) Kết cấu (%)
Cổ phiếu 69.525 25,7
Trái phiếu 200.388 74
Chứng chỉ quỹ 714 0,3
Toàn thị trường 270.628 100
Nguồn: Thông tin tài chính số 10 tháng 05/2008
Cụ thể dịch vụ chứng khoán được xem xét như sau:
2.1.3.1.Số lượng các tổ chức cung cấp dịch vụ
Sau 7 năm TTCK chính thức – Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh khai trương hoạt động, tính đến hết tháng 04/2008 số lượng công ty chứng khoán được cấp phép chính thức ở Việt Nam là 98 công ty và hiện tại một số công ty đang trong quá trình thẩm định. Trong số này hơn 80 công ty đã hoạt động thực sự với vai trò là thành viên của hai sàn. Như vậy, số lượng công ty chứng khoán đã có sự gia tăng khá mạnh so với thời điểm năm 2001 khi thị trường mới thành lập, chỉ có 8 công ty.
Ngày 27/07/2005 Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký quyết định số 189/2005/QĐ-TTg thành lập Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Đây là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Uỷ bản Chứng khoán Nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc giao dịch mua, bán chứng khoán.
Ngay sau khi được cấp phép hoạt động, hầu hết các công ty chứng khoán đã cố gắng triển khai thực hiện cung cấp các dịch vụ được cấp phép.
84
Trước khi Luật chứng khoán có hiệu lực, các hoạt động chính của một công ty chứng khoán được quy định tại Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và TTCK, bao gồm 6 loại hình: Môi giới, tự doanh, tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư và lưu ký chứng khoán. Tuy nhiên từ 01/01/2007 khi Luật chứng khoán có hiệu lực thi hành, các công ty chứng khoán hoạt động trên 5 loại hình: Môi giới, tự doanh, tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành và lưu ký chứng khoán. Hoạt động quản lý danh mục đầu tư được chuyển sang cho các công ty quản lý quỹ đầu tư thực hiện.
Hiện nay trên thị trường có hơn 250.000 tài khoản nhà đầu tư cá nhân, trong đó có hơn 100.000 tài khoản nhà đầu tư tham gia từ đầu năm 2007 còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm trên thị trường. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, hiện tại có 5.568 tài khoản giao dịch, trong đó có 5.353 tài khoản cá nhân và 215 tài khoản tổ chức, tăng 121% so với đầu năm 2007 (97 tài khoản).
Tuy nhiên, do việc TTCK chính thức của Việt Nam hình thành chưa lâu nên số lượng các chủ thể cung cấp dịch vụ chứng khoán chưa nhiều. Tính đến hết tháng 04/2008 mới có 98 công ty chứng khoán được cấp phép thành lập và hoạt động. Cũng theo số liệu của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, đến hết ngày 31/12/2007, có hơn 86 thành viên lưu ký chứng khoán, trong đó có 78 tổ chức là công ty chứng khoán, 8 tổ chức là NHTM, bao gồm 2 NHTM trong nước (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ) và 6 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Deutch Bank, Standard Chartered, Hong kong Shanghai Bank, Citibank chi nhánh Hà Nội, ngân hàng Fareast National bank – chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, JP Morganchase – chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh).
85
Tuy vậy, do hầu hết các công ty chứng khoán là công ty con của các ngân hàng thương mại, nên có thể tận dụng một phần lợi thế về hệ thống mạng lưới của các ngân hàng để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Chẳng hạn như để cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành và niêm yết cho Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn (Trụ sở chính tại Thanh Hoá), Công ty chứng khoán Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phối hợp rất chặt chẽ với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá. Song mô hình tổ chức kinh doanh này còn mang nặng đặc điểm của ngành ngân hàng mà chưa chú trọng đến đặc điểm kinh doanh của lĩnh vực chứng khoán, chưa phù hợp, chưa tạo ra hiệu quả hoạt động của công ty.
2.1.3.2.Tiềm lực tài chính của các CTCK
Theo thống kê, cả nước có 55 công ty chứng khoán được Uỷ ban chứng khoán cấp giấy phép thành lập trước ngày 01/01/2007. Trong số này chỉ có khoảng 10 công ty chứng khoán có vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Số còn lại có vốn điều lệ khá thấp, thậm chí có nhiều công ty khi được cấp phép hoạt động có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng như công ty chứng khoán Việt Nam 9 tỷ đồng. Trong khi đó, theo quy định mới nhất hiện nay, đến tháng 03/2009, thời điểm cuối cùng một công ty chứng khoán muốn hoạt động đủ các nghiệp vụ phải tăng vốn điều lệ lên mức tối thiểu 300 tỷ đồng (theo quy định cũ là 43 tỷ đồng). Tuy nhiên, với sự suy giảm mạnh của TTCK thời gian qua thì việc tăng vốn của các công ty chứng khoán để đáp ứng điều kiện này là vấn đề không hề đơn giản…
Những công ty có tiềm lực mạnh, mà một trong những chỉ số cơ bản là nguồn vốn chủ sở hữu lớn, hiện không nhiều. Liệu có bao nhiêu công ty chứng khoán có vốn chủ sở hữu trên 1.000 tỉ đồng? Lớn nhất hiện nay là SSI với vốn chủ sở hữu 4.800 tỉ đồng, gấp sáu lần vốn điều lệ. Hai công ty khác đang niêm yết trên sàn Hà Nội là Bảo Việt, Chứng khoán Hải Phòng (HPC)
86
có vốn chủ sở hữu 608,5 tỉ và 113,7 tỉ. Với những công ty mới thành lập, vốn chủ sở hữu hầu hết chỉ bằng vốn điều lệ. Tiềm lực yếu ắt không thể chống chọi với những cơn bĩ cực của thị trường. Chính vì thế, mới có chuyện công ty chứng khoán đưa ra kế hoạch lợi nhuận cả năm kèm thêm câu “trong điều kiện thị trường tăng trưởng tốt”. Lẽ ra câu nói đi kèm của công ty chứng khoán có trách nhiệm với cổ đông phải là “chỉ tiêu lợi nhuận này được đảm bảo trong bất kỳ hoàn cảnh nào của thị trường”.
Việc tăng tiềm lực tài chính đối với các CTCK là điều rất cần thiết để nâng cao chất lượng nghiệp vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường hiện nay thì việc huy động vốn qua kênh phát hành, thậm chí huy động vốn vay từ ngân hàng… đều rất khó thực hiện. Rõ ràng, đây là thực tế mà lúc ban hành văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán đã chưa nhìn thấy hết.
2.1.3.3.Các yếu tố về môi trường pháp lý
A.Hệ thống khung pháp luật
Trước hết cần phải khẳng định, hệ thống khung pháp luật điều chỉnh thị trường dịch vụ chứng khoán gắn liền với hệ thống khung pháp lịât điều chỉnh thị trường chứng khoán. Trong hơn 10 năm quan, chúng ta đã xây dựng và ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khá lớn từ Lụât, Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn. Đồng thời, hệ thống khung pháp luật này cũng đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế - xã hội, của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Những văn bản quy phạm pháp luật chính đã được xây dựng và ban hành trong những năm vừa qua bao gồm:
- Luật doanh nghiệp năm 1999 nhằm thay thế Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân ngày 21/12/1990, bổ sung một số điều của Luật doanh nghiệp tư nhân ngày 22/6/1994;
87
- Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thay thế cho Nghị định 100/CP; - Pháp lệnh về công trái xây dựng tổ quốc và Nghị định 11/2003/NĐ- CP về phát hành trái phiếu Chính phủ;
- Văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhất điều chỉnh các hoạt động liên quan đến thị trường chứng khoán nói chung, thị trường dịch vụ chứng khoán nói riêng hiện nay là Nghị định số 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/11/2003 để thay thế cho nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998.
- Luật chứng khoán có hiệu lực từ 01/01/2007 là đạo luật căn bản điều chỉnh hoạt động chứng khoán. Luật đầu tư có hiệu lực từ 01/07/2007 cũng nhấn mạnh về việc mở rộng đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam.
- Bộ Tài Chính đã ban hành quyết định số 898/QĐ-BTC ngày 20/02/2006 ban hành kế hoạch phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, trong đó nhấn mạnh việc chương trình hội nhập vốn ASEAN. Mục tiêu đưa ra phấn đấu TTCK sẽ đóng góp 10 – 15% GDP, về dài hạn, phấn đấu có doanh nghiệp tham gia danh sách 100 công ty niêm yết chứng khoán hàng đầu của các nước ASEAN.
Đánh giá một cách khái quát nhất, hệ thống khung pháp luật trong những năm qua đã có tác dụng nhất định đối với việc nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng các loại dịch vụ chứng khoán, bao gồm:
- Tạo hành lang và cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán chính thức, tập trung của Việt Nam – Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và mới đây nhất là Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đồng thời cũng từ hệ thống cơ sở pháp lý này, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán như công ty chứng khoán đã được hình
88
thành và phát triển. Sự ra đời và phát triển của các trung tâm giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán… là nguồn cung ứng các dịch vụ chứng khoán để các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ chứng khoán.
- Hệ thống khung pháp lý, trong đó quan trọng nhất là Nghị định số 48/1998/NĐ-CP được ban hành trong điều kiện Việt Nam chưa có thị trường chứng khoán, do vậy khi triển khai có những hạn chế nhất định. Ngày 28/11/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày để thay thế cho Nghị định 48/1998/NĐ-CP. Nghị định mới đã góp phần tiếp tục thúc đẩy nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ chứng khoán của các DNNQD:
+ Hạ thấp điều kiện được phép niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán (vốn điều lệ hạ từ 10 tỷ xuống còn 5 tỷ; chỉ cần 1 năm kinh doanh có lãi liên trước so với quy định 2 năm có lãi liên tiếp liền trước trước đây…) đã cho phép các doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp hơn, bắt đầu kinh doanh có lãi có điều kiện sử dụng dịch vụ bảo lãnh phát hành để huy động vốn và niêm yết qua thị trường chứng khoán tập trung;
+ Riêng đối với các doanh nghiệp được thành lập với mục đích hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ cao thậm chí không phải áp dụng hai quy định về vốn điều lệ và kinh doanh có lãi kể trên. Quy định này đã nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ chứng khoán của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc huy động vốn để tham gia vào hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ cao.
89
B.Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nƣớc
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và phát triển vào cuối những năm 1990, khi nền kinh tế - xã hội nước ta về cơ bản đã chuyển sang quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, về cơ bản đã phân định rõ chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như hệ thống luật pháp và các công cụ quản lý vĩ mô khác. Hình thành hệ thống cơ quan quản lý (Uỷ ban chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ tài chính) là cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp, không can thiệp sâu và công việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Tách bạch một cách tương đối rõ ràng với chức năng cung cấp các loại dịch vụ chứng khoán thuộc về các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán trong nền kinh tế như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư… Bên cạnh đó, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán đã được thành lập nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động của các nhà kinh doanh chứng khoán, trong đó chủ yếu là các công ty chứng khoán.
Tóm lại, về cơ bản chúng ta đã xây dựng được hệ thống cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, thị trường dịch vụ chứng khoán phù hợp cơ chế thị trường, đồng thời thực thi cơ chế quản lý thị trường, tách bạch chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh dịch vụ chứng khoán. Tuy nhiên, do tính đặc thù của thị trường chứng khoán Việt Nam là mới hình thành và phát triển, Nhà nước còn can thiệp khá sâu trên một số khía cạnh, chẳng hạn như việc thành lập hai trung tâm giao dịch chứng khoán là các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Đồng thời Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán cũng mới được thành lập nên vai trò quản lý
90
còn rất hạn chế, chưa phát huy được vai trò là trung gian giữa Nhà nước và các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán.