Nền kinh tế Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Do
đó, xem xét thực trạng các dịch vụ tài chính của Trung Quốc sẽ rút ra được những bài học có ích đối với Việt Nam.
Trong lĩnh vực ngân hàng, Trung Quốc có 4 ngân hàng chuyên doanh và 11 NHTM. Các ngân hàng chuyên doanh được thành lập từ năm 1984 bao gồm:
- Lớn nhất là Ngân hàng Công thương Trung Quốc, chuyên cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp Nhà nước để đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.
- Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính ở nông thôn.
- Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc chuyên cung cấp vốn cho các dự án trung và dài hạn trong lĩnh vực xây dựng.
- Ngân hàng Trung Quốc chuyên thực hiện các nghiệp vụ về ngoại tệ. Trên thực tế, cho đến năm 1986 đây là ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ liên
30
quan đến ngoại tệ duy nhất của Trung Quốc, sau đó nghiệp vụ này được mở rộng cho tất cả các ngân hàng quốc doanh khác.
Những năm gần đây, 4 ngân hàng trên đã gần như nắm vị trí độc quyền trong ngành ngân hàng, đã hình thành được mạng lưới kinh doanh phủ khắp cả nước, xây dựng được mối quan hệ khách hàng ổn định (Theo thống kê có tới 85% tổng số khách hàng là của 4 ngân hàng này).
Cùng với việc đi sâu cải cách thể chế tiền tệ và việc đẩy nhanh mở cửa khu vực ngân hàng, các NHTM mọc lên như nấm, các tổ chức phi ngân hàng phát triển với tốc độ chóng mặt, một số các ngân hàng lớn của nước ngoài cũng ồ ạt tiến vào thị trường tiền tệ Trung Quốc. Điều này đã làm thay đổi cục diện cạnh tranh vốn có trước đây, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài đang chiếm thị phần tương đối lớn về các lĩnh vực như tiền gửi ngoại tệ và kết toán quốc tế. 11 NHTM của Trung Quốc bao gồm 5 ngân hàng cấp quốc gia và 6 ngân hàng cấp khu vực.
Không đủ tiêu chuẩn để được thực hiện nghiệp vụ tái cho vay với NHTW, các NHTM không bị ép phải cung cấp các khoản tín dụng chính thức cho các DNNN, do đó các ngân hàng này nắm giữ rất ít nợ của khu vực DNNN. Tuy nhiên, các ngân hàng này cũng phải chịu cơ chế lãi suất như của các ngân hàng chuyên doanh. Một mặt, các ngân hàng cấp khu vực chịu rào chắn từ hệ thống chi nhánh các ngân hàng cấp quốc gia và chịu sự giám sát quản lý của các chi nhánh của NHTW ở địa phương. Mặt khác, các ngân hàng cấp quốc gia phải chịu sự giám sát của NHTW và các chi nhánh của nó. Ngân hàng cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc là ngân hàng Giao thông - một tổ chức tài chính lớn ra đời trước năm 1949, được cấp giấy phép thành lập lại vào năm 1987 với trụ sở chính đặt tại Trung Hải.
31
Các HTX tín dụng ở thành phố và nông thôn được thành lập như những tổ chức có thể thay thế các ngân hàng . Tính đến năm 1990, số lượng các HTX tín dụng đã lên đến 60.000. Các ngân hàng hợp tác thành phố là những tổ chức nhỏ linh hoạt, được tổ chức theo hệ thống 2 cấp: cấp dưới gồm các ngân hàng có quy mô nhỏ thực hiện các nghiệp vụ về tiền gửi và cho vay, cấp trên gắn với thị trường vốn và hoạt động như một tổ cứhc giám sát quản lý của hệ thống. Các ngân hàng hợp tác nông nghiệp (hay các ngân hàng hợp tác nông thôn) hoạt động dưới sự hướng đạo của ngân hàng phát triển nông nghiệp có rất ít quyền tự chủ trong hoạt động quản lý và ra các quyết định cho vay. Khách hàng của các ngân hàng hợp tác nông nghiệp chủ yếu ở thị xã, thị trấn và các doanh nghiệp ở nông thôn.
Để giải phóng các NHTM quốc doanh ra khỏi các gánh nặng chính sách, việc cho vay theo chính sách trước kia do 3 ngân hàng chuyên doanh đảm nhận, nay đã được chuyển sang cho 3 ngân hàng chính sách mới được thành lập với mục đích đặc biệt. Ngân hàng phát triển Trung Quốc đảm nhận cho vay trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngân hàng phát triển nông thôn cung cấp các khoản mua sắm nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Ngân hàng Xuất nhập khẩu tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của các ngành then chốt.
Đối với dịch vụ chứng khoán, TTCK Trung Quốc được hình thành từ đời nhà Thanh nhưng đã bị đóng cửa vào cuối năm 1949, TTCK Trung Quốc mới chỉ được khôi phục lại và bắt đầu có dấu hiệu phát triển mạnh trong hơn một thập kỷ nay, trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (1981-1985): Đây là giai đoạn mở đầu của thời kỳ cải
cách và mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc. Đặc trưng của thời kỳ này là việc phát hành trái phiếu phát triển nhanh do Chính phủ tập trung vốn vào
32
việc thực hiện chính sách hiện đại hoá và cần nhiều tiền vốn để hỗ trợ giá mua nông sản. Chính phủ cho phát hành trái phiếu kho bạc dưới hình thức phân bổ chi tiêu (bắt buộc mua).
- Giai đoạn 2 (1986-1990): Thực hiện thí điểm việc mua bán chuyển
nhượng chứng khoán dưới hình thức thị trường phi tập trung trước khi thành lập Sở giao dịch chứng khoán và xúc tiến mạnh việc cổ phần hoá DNNN. Giai đoạn này cũng mở đầu cho sự ra đời của các công ty chứng khoán Trung Quốc.
- Giai đoạn 3 (Cuối năm 1990-1994): Hai sở giao dịch chứng khoán
Thượng Hải và Thâm Quyến của Trung Quốc được lần lượt thành lập vào năm 1990 và năm 1991. Giữa hai Sở giao dịch này không có sự niêm yết chung. Một đặc điểm nổi bật là trong giai đoạn này, tất cả các loại chứng khoán đều được phát hành không ghi tên và đều được phi vật chất hoá. Giai đoạn quốc tế hoá bắt đầu vào tháng 2/1991 bằng việc phát hành cổ phiếu B tại hai Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến.
- Giai đoạn 4 (1994 đến nay): Từ khi 2 sở giao dịch này được thành
lập, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã phát triển với tốc độ nhanh, tuy quy mô còn nhỏ. Các Trung tâm giao dịch chứng khoán đã được thành lập ở 18 thành phố. Các trung tâm này chỉ thực hiện giao dịch các trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty. Những trung tâm này được thành lập vào giữa những năm 80, khi các DNNN được phép bán trái phiếu cho người lao động, cho các công ty khác và ra ngoài xã hội. Những trung tâm này được nối với hai Sở Giao dịch chứng khoán bằng mạng lưới giao dịch điện tử.
1.3.2. Malaysia
Năm 1987, khi cuộc khủng hoảng tài chính đã đi vào giai đoạn cuối, chỉ có 70% các tài sản của khu vực tài chính là do hệ thống ngân hàng nắm
33
giữ, trong đó bao gồm cả NHTW và các tổ chức phi tiền tệ như các công ty tài chính, các ngân hàng bán buôn và các công ty chiết khấu. Các NHTM chỉ chiếm hơn 40% các tài sản của khu vực tài chính (Bảng 1.1)
Bảng 1.1 TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH MALAYSIA NĂM 1987 VÀ 1993
Các trung gian tài chính
Tỷ lệ nắm giữ (%) 1987 1993 Các NHTM (*) 42,3 39,4 NHTW 11,9 17,6 Các công ty tài chính 10,5 11,1 Các ngân hàng bán buôn 3,1 3,3
Các Công ty chiết khấu 1,5 1,2
Qũy tiết kiệm việc làm 15,9 12,7
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác 4,7 4,6 Các tổ chức tài chính phát triển (b)
2,3 1,6
Các tổ chức tiết kiệm (c) 3,6 2,4
Các tổ chức khác 4,2 6,1
Nguồn: Sheng (1995, 118); Bank Negara Malaysia. (a): Gồm cả ngân hàng Islamic
(b): Gồm tất cả các ngân hàng phát triển.
(c): Gồm Ngân hàng tiết kiệm quốc gia và các tổ chức nhận tiền gửi. Đặc trưng của hệ thống ngân hàng là sự tập trung thị trường ở mức cao. Điều này càng trở nên nghiêm trọng hơn vì suốt từ năm 1982, không có một
34
ngân hàng mới nào được cấp giấy phép hoạt động. Năm 1996, trong số 38 NHTM thì có tới 24 ngân hàng là ngân hàng trong nước và hầu hết trong số đó đều có sự tham gia của bên nước ngoài.
Ngân hàng đạo Hồi (Islamic) được thành lập năm 1993. Theo những điều khoản quy định của Luật đạo Hồi, cả ngân hàng và những người gửi tiền vào ngân hàng này đều không được phép tính lãi. Thay vào đó, ngân hàng sẽ chia cho những người gửi tiền một phần lợi nhuận của họ và nhận một phần lợi nhuận của những người vay tiền từ ngân hàng. Sự thành công của ngân hàng này tăng quá nhanh khiến Chính phủ năm 1993 phải khuyến khích các tổ chức tài chính khác đưa ra những dịch vụ tương tự như vậy. Cho đến cuối năm, có 20 NHTM, trong đó có một ngân hàng nước ngoài đã đi theo hướng này. Một năm sau đó, Chính phủ đã thành lập thị trường liên ngân hàng đạo hồi để thực hiện các công cụ và đầu tư tài chính, chuyển séc.
Sau cuộc cải cách tài chính năm 1989, các NHTM đã được phép tham gia vào lĩnh vực môi giới chứng khoán. Đồng thời họ cũng được phép nắm giữ cổ phiếu của một hãng môi giới chứng khoán cũng như một công ty bảo hiểm, song phải được Bộ Tài chính cho phép khi tham gia vào những lĩnh vực không truyền thống như vậy.
Bank Negara đã yêu cầu các NHTM phải cung cấp các khoản vay cho một số lĩnh vực quy định trong nền kinh tế. Cùng với những cố gắng về phân phối lại thu nhập trong thập kỷ 70, các NHTM buộc phải: Cung cấp 20% tổng dư nợ tín dụng cho Bumiputra (người Malay bản xứ); Tối thiểu 150 triệu ringgit phải cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và một nửa trong số này phải dành cho các doanh nghiệp Bumiputra. Các NHTM được phép tham gia vào các giao dịch ngoại hối, cả hoạt động cho vay bằng đồng ngoại tệ và cho phép
35
người không cư trú mở tài khoản bằng đồng ngoại tệ, nhưng chỉ được đi vay bằng đồng ringgit từ những người không cư trú nếu được NHTW cho phép.
Ở Malaysia có khoảng 40 công ty tài chính thì có 36 công ty trong nước và 7 công ty có sự tham gia của bên nước ngoài. Các công ty tài chính chủ yếu là thực hiện các khoản vay nhỏ cho người tiêu dùng và tài trợ cho vịêc mua nhà và nhất là trong ngành ô tô. Nhờ các công cuộc cải cách tài chính năm 1987, các công ty tài chính đã được tham gia trên thị trường liên ngân hàng. Để tăng thêm khả năng cho các công ty tài chính, Chính phủ đã khuyến khích việc hợp nhất trong lĩnh vực này, đồng thời theo quy định kể từ tháng 1/1999 chỉ các công ty tài chính có số vốn cổ phần trên 178 triệu USD trở lên thì mới được tham gia trên thị trường liên ngân hàng(1)
.
Malaysia có 12 ngân hàng bán buôn (trong đó có 9 ngân hàng trong nước) và 7 công ty chiết khấu. Theo quy định, các ngaâ hàng bán buôn phải có tối thiểu 30% thu nhập thu từ các hoạt động có thu phí. Kể từ sau cuộc cải cách năm 1989, các ngân hàng bán buôn đã được phép nắm giữ cổ phiếu của các công ty môi giới chứng khoán. Sau năm 1991, họ còn được phép nắm giữ cả các cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia. Bên cạnh việc bảo lãnh phát hành các chứng khoán nợ tư nhân, họ cũng có thể tham gia bảo lãnh phát hành các chứng khoán nợ nước ngoài nếu được Bank Negara cho phép.
Về dịch vụ chứng khoán, sự ra đời của TTCK Malaysia gắn liền với sự ra đời của TTCK Singapore. Khi Singapore là một phần của Malaysia, hoạt động buôn bán chứng khoán được thực hiện thông qua TTCK Malaysia. Khi Singapore độc lập vào năm 1965, đồng thời việc Chính phủ Malaysia quyết định chấm dứt khả năng chuyển đổi ngang giữa đồng ringgit của Malaysia và
(1)
36
đồng đôla của Singapore đã chính thức phân tách TTCK này thành TTCK Malaysia và TTCK Singapore. Tuy nhiên, ngay cả khi đã phân tách, hai thị trường này vẫn có quan hệ tốt và hoạt động như hệ thống ghi danh tương hỗ cho các công ty.
Bất chấp cuộc khủng hoảng TTCK thế giới vào năm 1987, Sở giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur đã dần phát triển thành một trong những thị trường mới nổi lên hàng đầu của thế giới, với tỷ lệ phát triển kinh tế cao, khả năng sinh lãi của các công ty cao và khả năng thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn từ nước ngoài. Vào cuối năm 1982, thị trường này mới có 38 công ty thành viên và 261 công ty (với tổng số vốn góp danh nghĩa là 13,6 tỷ ringgit) niêm yết tại Sở giao dịch. Tới cuối năm 1991, tổng số công ty thành viên đã lên tới 54 và tổng số công ty ghi danh tại Sở giao dịch đã là 324 (với tổng số vốn góp danh nghĩa bằng 42,7 tỷ ringgit). Nếu như từ năm 1961 tới năm 1970, tổng số vốn huy động được bằng cách phát hành chứng khoán mới trên Sở giao dịch là 3,1 tỷ ringgit, tức là trung bình khoảng 0,3 tỷ/năm thì chỉ riêng năm 1991, tổng số vốn huy động được trên thị trường vốn đã lên tới 4,1 tỷ ringgit.
Sở giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur được hình thành vào năm 1973 sau khi được tách ra khỏi TTCK Singapore. Tháng 10/1989, sau khi Malaysia tuyên bố cấm các hãng hoạt động tại Malaysia niêm yết chéo ở Singapore, khối lượng giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur bắt đầu tăng lên nhanh chóng. Khối lượng giao dịch còn tăng ahơn nữa sau khi hệ thống giao dịch bằng máy tính chính thức đi vào hoạt động vào năm 1992, lại cộng thêm với chương trình tư nhân hoá trên quy mô lớn của Chính phủ.
Ngược lại với sự phát triển nhanh chóng trên TTCK, quy mô thị trường trái phiếu vẫn còn rất hạn chế. Các chứng khoán Chính phủ Malaysia vẫn
37
chiếm tỉ trọng lớn nhất trên thị trường trái phiếu mặc dù sau khi đã có thặng dư trên tài khoản mấy năm gần đây, khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành đã giảm đi nhiều. Mục tiêu chủ yếu của các tổ chức khi nắm giữ các trái phiếu này là để đạt được yêu cầu về dự trữ chứ không phải để giao dịch nên hoạt động trên thị trường trái phiếu thứ cấp nói chung là vẫn chưa phát triển.
Quy mô thị trường trái phiếu công ty cũng rất nhỏ mặc dù Chính phủ đã rất chủ động trong việc khuyến khích phát triển thị trường này bằng cách thành lập Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm Malaysia (Rating Agency of Malaysia – RAM) vào năm 1990. Việc phát hành các giấy nợ công ty phải được sự chấp thuận của 4 cơ quan Chính phủ và quá trình này thường phải mất từ 6 đến 9 tháng. Trên thị trường tiền tệ, các hối phiếu kho bạc ngắn hạn chiếm vị trí chủ đạo. Cũng tương tự như trái phiếu Chính phủ, sau khi đã có mức thặng dư ngân sách, việc phát hành các hối phiếu này giảm đi rất nhiều nên sau đó, NHTW đã sử dụng hối phiếu của Bank Negara như một phương tiện để điều tiết tiền tệ.
Quỹ trợ cấp việc làm mà theo quy định cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng góp, năm 1993 đã chiếm 13% tổng số tài sản của khu vực tài chính Malaysia. Theo quy định thì 70% tài sản của quỹ này phải đầu tư vào trái phiếu chính phủ nhưng đến năm 1992 con số thực đã lên tới 90%.
Trên thị trường ngoại hối, sự phát triển của các giao dịch swap tiền tệ từ năm 1989 vẫn còn bị hạn chế bởi các mức giới hạn hàng ngày đối với các giao dịch swap phi thương mại. Thị trường này đã có thị trường giao dịch kỳ hạn (Sở giao dịch tiền tệ Malaysia – MME) để phòng ngừa rủi ro.
38
1.3.3.Thái Lan
Trong những năm qua, bảo hiểm đang ngày càng khẳng định vai trò to lớn trong nền kinh tế thế giới. Năm 1998, tổng số chi phí bảo hiểm thu được