Các rào cản đối với DNNQD trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính

Một phần của tài liệu Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 109 - 113)

5) Tính đến thời điểm cuối tháng 7/2005, với việc cấp giấy phép cho 2 công ty bảo hiểm của Hoa Kỳ trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm

2.2.3.Các rào cản đối với DNNQD trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính

Kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực (1/1/2000), số lượng các doanh nghiệp đăng ký thành lập đã tăng lên nhanh chóng. Từ năm 2000 đến năm 2004, đã có gần 121 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, đưa tổng số DNNQD trên cả nước đến nay lên khoảng 170.000 doanh nghiệp. Chỉ riêng trong năm 2007 cả nước có 54.000 doanh nghiệp mới được thành lập, nâng tổng số doanh nghiệp trong cả nước lên con số hơn 300.000. Theo báo cáo tại hội thảo “Giải pháp phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh” diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 28/05/2008, cả nước hiện có khoảng 260.000 DNNQD với tổng số vốn khoảng 600.000 tỷ đồng.

Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm gần 47% số DNNQD, doanh nghiệp tư nhân chiếm 36,4% và công ty cổ phần chiếm 15%.

Sự phát triển của DNNQD trên các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt ở khu vực chế biến, bán lẻ và dịch vụ thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong GDP của cả nước. DNNQD hiện đang chiếm 50% giá trị công nghiệp chế biến thuỷ sản, 30% giá trị ngành công nghiệp dệt may. Khu vực này cũng là nơi thu hút hơn 90% số lao động mới hàng năm. Vốn đầu tư khu vực kinh tế ngoài quốc

109

doanh năm 2007 đạt 187.8000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 40,7% trong tổng vốn đầu tư của nền kinh tế (Phụ lục 6)

Để đạt mục tiêu đến năm 2010, cả nước có 500.000 DNNQD, nhiều doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để giảm phiền hà cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng đề nghị Nhà nước hỗ trợ mạnh về đào tạo nguồn nhân lực, cung ứng lao động và hỗ trợ thông tin kinh tế, pháp lý cho doanh nghiệp.

Mặc dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn nhiều yếu kém trên một số mặt, cụ thể:

 Năng lực cạnh tranh còn yếu: hầu hết các doanh nghiệp đều có qui mô nhỏ, vốn thấp, số lượng lao động ít, hoạt động phân tán, rải rác khắp cả nước…

 Thiếu thông tin về thị trường đầu vào như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường nguyên vật liệu, thị trường thiết bị công nghệ, thông tin về luật pháp, chế độ chính sách…

 Khả năng tiếp thị sản phẩm ra thị trường còn hạn chế, khối lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ sản xuất ra còn manh mún, chủ yếu là phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu đã mở rộng nhưng còn nhiều hạn chế, chủ yếu là hợp đồng ngắn hạn, theo thời vụ, thiếu ổn định.

 Trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu, mức tiêu hao nguyên nhiên liệu cao, tay nghề công nhân thấp.

 Quản trị doanh nghiệp nhìn chung còn rất yếu kém, chưa theo thông lệ quốc tế. Trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân. Chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của

110

doanh nghiệp và tài sản của chủ doanh nghiệp. Do đó, chưa có sự phân biệt rõ ràng về mặt pháp lý quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động. Phần lớn các doanh nghiệp chưa có chiến lược và kế hoạch kinh doanh dài hạn. Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ phần lớn chưa được qua đào tạo.

 Quản lý tài chính trong các DNNQD thường thiếu tính minh bạch, số liệu báo cáo chưa phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, thiếu độ tin cậy. Việc đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác ở một số doanh nghiệp còn lúng túng, không chủ động trong việc kê khai, thiếu trung thực, chưa đầy đủ và còn chậm chễ. Sự thiếu công khai minh bạch về tài chính là yếu tố cản trở khi doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Những tồn tại nêu trên là rào cản đối với sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính nói riêng của các DNNQD.

Một dịch vụ được coi là nhạy cảm nhất đối với các DNNQD, đó là dịch vụ ngân hàng. Hiện nay, các DNNQD chưa sử dụng hoặc sử dụng rất hạn chế các dịch vụ ngân hàng trong các giao dịch mua bán, thanh toán do thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Các DNNQD ít có cơ hội và điều kiện vay vốn từ hệ thống NHTM quốc doanh. Bên cạnh đó, tồn tại sự bất bình đẳng giữa các DNNQD so với các DNNN trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là các nguồn vốn dài hạn của ngân hàng, cụ thể:

- Các DNNN có thể vay vốn không cần thế chấp, trong khi, các DNNQD buộc phải có thế chấp khi vay vốn ngân hàng. Mặc dù thời gian qua, Nhà nước đã cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận tín dụng cho các DNNQD bằng cách mở rộng các loại tài sản dùng để thế chấp, tuy nhiên, điều này cũng chưa giải quyết được cơ bản tình trạng thiếu vốn của các doanh nghiệp.

111

- Về khung khổ pháp lý, trong khi luật pháp quy định khá chi tiết chính sách tín dụng dành cho các DNNN, hợp tác xã… riêng đối với các DNNQD còn bỏ ngỏ.

- Thiếu cập nhật thông tin về các cơ chế chính sách mới ban hành là vấn đề khá phổ biến với các DNNQD. Các DNNQD rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước, của cơ quan ban hành cơ chế chính sách trong việc cung cấp thông tin thông qua hình thức mở các lớp tập huấn, đào tạo, các trung tâm thông tin, phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng để các doanh nghiệp cập nhật kịp thời.

- Hiện tồn tại thành kiến của các NHTM đối với các DNNQD. Nhiều DNNQD đã thẳng thắn bày tỏ những bức xúc trong quá trình áp dụng các cơ chế chính sách tài chính, các thủ tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo giám đốc Công ty thương mại và hàng hải quốc tế: công ty có ngôi nhà 250m2 khang trang, hiện đại, ngay mặt đường lớn, thuận tiện cho hoạt động kinh doanh, khi ngân hàng định giá tài sản thế chấp chỉ được có 1,8 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với giá thị trường.

- Các DNNQD khó có thể được Nhà nước bảo lãnh vay vốn.

- Các DNNQD chưa quan tâm đúng mức đến nguồn vốn dài hạn trên TTCK, do đó, họ buộc phải vay vốn ngắn hạn ngân hàng để đầu tư dài hạn, vi phạm nguyên tắc sử dụng vốn. Bình thường các DNNQD chỉ được vay khoảng 20% giá trị tài sản thế chấp, còn doanh nghiệp nào thực sự có uy tín mới được vay đến 50%.

- Do các DNNQD chưa chú trọng nhiều đến việc thực hiện chế độ thống kê, kế toán nên việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và các nguồn vốn trên thị trường tài chính còn gặp nhiều khó khăn.

112

CHƢƠNG 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN, SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DNNQD

Một phần của tài liệu Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 109 - 113)