CBXH nói riêng và bình đẳng xã hội nói chung là ƣớc mơ lâu đời và đẹp đẽ, là lý tƣởng lớn lao và chính đáng của nhân loại. Khi loài ngƣời để lại phía sau xã hội cộng sản nguyên thủy với sự CBXH tự phát và bƣớc vào giai đoạn lịch sử có sự bất công, thì chính cũng là lúc bắt đầu “cuộc trƣờng chinh” mang tính phổ biến của mỗi con ngƣời trong quá trình bàn luận, hƣớng tới và đấu tranh cho CBXH. Do vậy, trong lịch sử tƣ tƣởng nhân loại, ngay từ thời cổ đại đến nay đã và đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về CBXH.
CBXH, hiểu theo nghĩa chung nhất, là sự ngang bằng nhau trong mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trên nguyên tắc thống nhất giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa đóng góp và hƣởng thụ, phù hợp với khả năng hiện thực của những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Trong đó, khái niệm cống hiến và hƣởng thụ ở đây đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả những cống hiến và hƣởng thụ tích cực (nhƣ công trạng, sự tôn vinh), cả những cống hiến và hƣởng thụ tiêu cực (nhƣ tội ác và sự trừng phạt). CBXH là một khái niệm mang tính khách quan, tính lịch sử. Trong xã hội có giai cấp, CBXH vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội sâu sắc. Nhƣ vậy, CBXH là một khái niệm đa diện và phức tạp. Trong điều kiện KTTT hiện nay, vấn đề CBXH phải đƣợc xem xét một cách toàn diện, phong phú trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không chỉ là vấn đề của một quốc gia, dân tộc, mà là vấn đề chung của toàn nhân loại.
Cùng với mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn khẳng định CBXH là một mục tiêu cơ bản để có đƣợc sự phát triển bền vững. Thực hiện CBXH gắn liền với tăng trƣởng kinh tế ngay trong từng bƣớc và trong suốt quá trình phát triển. Phát triển đất nƣớc theo định hƣớng XHCN đòi hỏi phải đặt mục tiêu CBXH lên trên hết, coi đó là mục tiêu của mọi chính sách kinh tế - xã hội, vì xét đến cùng, mọi sự phát triển đều nhằm hƣớng tới mục tiêu nhân văn là vì con ngƣời, phục vụ cho con ngƣời và phát triển toàn diện con ngƣời. Bên cạnh đó, chú ý thực hiện CBXH trong từng bƣớc phát triển, phù
hợp với khả năng hiện thực của nền kinh tế - xã hội nhằm góp phần to lớn vào sự tăng trƣởng kinh tế. CBXH đảm bảo sự thống nhất giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hƣởng thụ; nên việc thực hiện nó kích thích đƣợc các cá nhân, nhóm xã hội tích cực tham gia, đóng góp sức lực, khả năng trí tuệ và các nguồn đóng góp khác vào phát triển đất nƣớc. Với ý nghĩa này, thực hiện CBXH chính là một động lực trực tiếp và quan trọng của tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ sự nghiệp đổi mới đất nƣớc theo định hƣớng XHCN.
CBXH, với tính cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội, trở thành một nội dung quan trọng của phát triển bền vững. Thực hiện CBXH ngày nay chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, yếu tố trong nƣớc và ngoài nƣớc. Những yếu tố này không phải lúc nào cũng tác động riêng rẽ đến CBXH. Thông thƣờng, sự tác động của chúng diễn ra trong sự đan xen, giao thoa giữa kinh tế và chính trị; đặc biệt yếu tố thời đại - với đặc điểm nổi bật là xu thế toàn cầu hóa - phải tác động thông qua yếu tố kinh tế và chính trị. Tựu chung lại, có một số yếu tố cơ bản tác động đến thực hiện CBXH hiện nay là: điều kiện kinh tế; yếu tố chính trị và xu thế toàn cầu hóa. Việc xem xét sự tác động của những yếu tố này đối với thực hiện CBXH trong điều kiện cụ thể của từng nƣớc là vô cùng quan trọng, nhằm chủ động phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực để nâng cao hơn nữa CBXH.
CHƢƠNG 2. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN ĐẾN THỰCHIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.1. Sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đến thực hiện công bằng xã hội ở nƣớc ta thực hiện công bằng xã hội ở nƣớc ta
KTTT là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, trong đó quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng đều đƣợc thực hiện thông qua thị trƣờng, do đó nó có tính thích ứng rất mạnh. Về thực chất, KTTT là hệ quả của quá trình phát triển lực lƣợng sản xuất với tính chất xã hội hóa ngày càng cao, mà động lực và tiền đề của nó là sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Trong lịch sử phát triển nhân loại cho đến nay, KTTT là một trong những sáng tạo cơ bản của xã hội loài ngƣời, vì nó là cách thức tổ chức những mối liên hệ của đời sống kinh tế, xã hội một cách có hiệu quả nhất. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, KTTT trở thành quy luật phổ biến đối với tất cả các nƣớc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là một cách thức hội nhập phát triển để hạn chế tối đa nguy cơ tụt hậu, chủ động hạn chế những ảnh hƣởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới, nhằm giữ vững chủ quyền quốc gia, giữ vững bản sắc dân tộc.
Do động lực lợi nhuận và môi trƣờng tự do cạnh tranh nên KTTT có tác dụng tạo điều kiện cho các thành viên tự do sản xuất kinh doanh, tự do làm theo năng lực của mình và sử dụng các điều kiện khác nhằm mang lại thu nhập cho bản thân từ sự đóng góp đó. Cũng nhờ vậy, KTTT huy động đƣợc mọi nguồn lực trong xã hội một cách nhanh chóng, góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất và tạo cơ sở cho sự phát triển xã hội. Mặt khác, nền KTTT, do đặc điểm của thời đại ngày nay quy định, nên ngày càng có xu hƣớng buộc phải giải quyết các vấn đề xã hội, bởi nếu các vấn đề xã hội không đƣợc giải quyết ở một mức độ nào đó thì sớm muộn xã hội cũng sẽ không thể ổn định, gây cản trở cho sản xuất, lƣu thông và cho nền
kinh tế nói chung. Bản thân nền KTTT hiện nay cũng thể hiện sự chủ động hơn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội.
Xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tạo ra sự nhảy vọt về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là một sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp; phải trải qua những bƣớc trung gian, những nhịp cầu quá độ với nhiều hình thức tổ chức kinh tế - xã hội mang tính quá độ. Chính vì vậy, Đảng ta đã khẳng định: Đảng và Nhà nƣớc chủ trƣơng thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trƣờng, “sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã đƣợc xây dựng” [5,97]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cũng đã xác định mô hình kinh tế tổng quát của nƣớc ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH là nền KTTT có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN.
Thực hiện đƣờng lối đó, từ khi tiến hành đổi mới đến nay, Việt Nam đã bƣớc vào quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung sang nền KTTT định hƣớng XHCN. Đó cũng là quá trình đổi mới nền kinh tế một cách triệt để, sâu sắc, phù hợp với xu hƣớng phát triển của thời đại, làm cho kinh tế Việt Nam trở thành một thực thể năng động của kinh tế khu vực và thế giới. Bƣớc chuyển đó là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của sự phát triển tiến bộ và CBXH. Dựa trên những thành tựu của tăng trƣởng kinh tế, chúng ta đang từng bƣớc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, hƣớng tới mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
KTTT định hƣớng XHCN thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế - xã hội vừa dựa trên những quy luật và nguyên tắc chung của KTTT, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của CNXH. Bởi vậy, KTTT định hƣớng XHCN có hai nhóm nhân tố cơ bản cùng tồn tại, kết hợp và bổ sung cho nhau. Đó là, nhóm nhân tố của KTTT và nhóm nhân tố của xu hƣớng mới đang vận động, phát triển theo định hƣớng XHCN. Trong đó, nhóm thứ nhất đóng vai trò là “động lực” thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển nhanh, hiệu quả; nhóm thứ hai đóng vai trò “hƣớng
dẫn”, “chế định” sự vận động của nền KTTT theo những mục tiêu xác định, bổ sung những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của thị trƣờng, từng bƣớc hình thành mô hình CNXH. Nền KTTT định hƣớng XHCN ở nƣớc ta ngoài những đặc điểm của nền KTTT nói chung còn mang những đặc trƣng cơ bản sau:
Một là, nền kinh tế có nhiệm vụ trung tâm là xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, tạo điều kiện thực hiện thành công phƣơng thức phát triển rút ngắn trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, nhằm nhanh chóng đƣa nƣớc ta đạt đến mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Việc sử dụng cơ chế thị trƣờng, sử dụng các hình thức, phƣơng pháp quản lý của KTTT là để kích thích sản xuất phát triển, khuyến khích ngƣời lao động hăng say, sáng tạo trong lao động, sản xuất, giải phóng sức sản xuất, thực hiện CNH, HĐH theo định hƣớng XHCN.
Hai là, nền KTTT định hƣớng XHCN bao gồm nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu và phân phối cùng tồn tại, có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất chủ yếu; kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nƣớc và kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế quốc dân; lấy hình thức phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế làm hình thức phân phối chủ yếu, đồng thời sử dụng các hình thức phân phối khác, vừa khuyến khích lao động, vừa đảm bảo phúc lợi cơ bản cho toàn xã hội.
Ba là, nền KTTT định hƣớng XHCN đƣợc tổ chức dựa trên nguyên tắc và quy luật của KTTT và những nguyên tắc bản chất của CNXH; đƣợc xây dựng trên cơ sở lực lƣợng sản xuất phát triển ở trình độ cao, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế gắn liền với thực hiện CBXH.
Bốn là, nền KTTT định hƣớng XHCN là mô hình kinh tế “mở” để nhanh chóng tận dụng các cơ hội phát triển kinh tế và thực hiện CBXH. Tính chất “mở” của nền kinh tế thể hiện ở chiến lƣợc phát triển hƣớng về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm mà trong nƣớc sản xuất hiệu quả. Thực hiện kinh tế mở cũng có nghĩa đa dạng hóa, đa phƣơng hóa các quan hệ kinh tế đối
ngoại. Phát huy nội lực là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để tiến hành CNH, HĐH. Chủ động tham gia phân công lao động và hợp tác quốc tế, từng bƣớc hội nhập với khu vực và quốc tế, giữ vững độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa.
Năm là, việc xây dựng nền kinh tế đƣợc đặt dƣới sự quản lý và điều tiết của Nhà nƣớc XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân, dựa trên nền tảng lợi ích của nhân dân lao động. Đây là điểm khác biệt rất căn bản giữa nền KTTT của nƣớc ta và các nƣớc TBCN. Sự điều tiết của Nhà nƣớc XHCN, một mặt, là để loại bỏ những thu nhập bất hợp pháp, mặt khác, là để giảm bớt những chênh lệch “hợp pháp” do thị trƣờng mang lại nhờ lợi thế nghề nghiệp, độc quyền,… Đồng thời, quan trọng hơn, sự điều tiết ấy đảm bảo cho tất cả mọi ngƣời có cống hiến đều đƣợc hƣởng thụ đúng theo mức độ mà họ cống hiến cho xã hội - điều mà tự thị trƣờng không thể làm đƣợc.