Tác động tích cực của toàn cầu hóa đến thực hiện công bằng xã hộ

Một phần của tài liệu Công bằng xã hội và những yếu tố tác động đến thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 87)

Một là, toàn cầu hóa tạo điều kiện để các nước đang phát triển như Việt Nam có thể rút ngắn được khoảng cách với các quốc gia phát triển thông qua quá trình chuyển giao công nghệ và liên kết kinh tế. Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, các nƣớc đang phát triển có thời cơ để tiến hành CNH, HĐH theo hƣớng “đi tắt”, “đón đầu”, nhờ tiếp thu, ứng dụng ngay những thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến nhất của thế giới mà không phải mất nhiều thời gian nghiên cứu, thí nghiệm. Cơ hội của các nƣớc đang phát triển nhƣ nƣớc ta trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới thể hiện rõ rệt nhất là tăng cƣờng quan hệ kinh tế đối ngoại, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh.

Thông qua hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài, nƣớc ta đã có thêm nguồn vốn quan trọng cho quá trình CNH, HĐH. Sau 18 năm thực hiện Luật đầu tƣ nƣớc ngoài, đến cuối năm 2005, cả nƣớc đã có 6.900 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng vốn đăng ký là 64,3 tỷ USD; tạo việc làm cho trên 80 vạn ngƣời; đóng góp ngày càng cao vào tăng trƣởng GDP của đất nƣớc (từ 3,6% năm 1993 lên 13,3% năm 2000 và 15,9% năm 2005) [8, 153]. Nhờ có hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài, cơ cấu kinh tế nƣớc ta đã chuyển dịch mạnh theo hƣớng CNH, HĐH, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm mạnh, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh. Trƣớc sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp nƣớc ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp nhà nƣớc vốn thụ động, trì trệ đã buộc phải đổi mới căn bản cách thức kinh doanh để có thể đạt đƣợc hiệu quả cao hơn.

Thông qua hội nhập và mở cửa, Việt Nam đồng thời mở rộng trao đổi thông tin, nắm bắt nhanh chóng các cơ hội phát triển bên ngoài, nhanh chóng có đƣợc nguồn vốn khoa học - kỹ thuật quý báu, tranh thủ đƣợc những công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý sản xuất có hiệu quả. Và trong quá trình hợp tác quốc tế, một lợi thế so sánh lớn của chúng ta đƣợc tích cực phát huy, đó là nguồn xuất khẩu dồi dào các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (gốm, sứ, lụa tơ tằm,…), sản phẩm thô (cà phê, cao su, dầu khí,…), xuất khẩu lao động,…

Những thành tựu về tăng trƣởng kinh tế ở nƣớc ta thông qua việc chủ động tham dự vào xu thế toàn cầu hóa đã tạo cơ sở vật chất thuận lợi cho việc thực hiện CBXH ngày một sâu rộng hơn.

Hai là, toàn cầu hóa góp phần giữ gìn hòa bình và ổn định chính trị trên thế giới để cùng phát triển. Do buộc phải liên kết phụ thuộc lẫn nhau để giải quyết các vấn đề toàn cầu nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, đói nghèo, bệnh tật, tệ nạn xã hội,… toàn cầu hóa không chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, mà còn mở rộng trong mọi lĩnh vực: chính trị, văn hóa, xã hội; từ đó làm cho các quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau, thúc đẩy quan hệ giữa các nƣớc tiến triển tốt đẹp hơn. Trong xu thế chung đó, tích cực hội nhập quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại giao thân thiện với các nƣớc tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam có đƣợc môi trƣờng hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế. Đồng thời, xu thế “hòa bình, hợp tác phát triển” cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi rất lớn cho thực hiện CBXH.

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 167 nƣớc, lần đầu tiên quan hệ bình thƣờng với tất cả các nƣớc và các trung tâm kinh tế - chính trị lớn trên thế giới, trong đó có 5 nƣớc Ủy viên thƣờng trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và các tổ chức tiền tệ quốc tế nhƣ Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế. Việt Nam có quan hệ kinh tế chính thức với hơn 120 nƣớc, thị trƣờng đƣợc mở rộng, đối tác ngày càng nhiều. Với những hoạt động tích cực của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế về mọi mặt, năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), tổ chức thành công Hội nghị APEC thứ 14; và đến tháng 10/2007, Việt Nam trở thành thành viên không thƣờng trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Vị thế vốn có của Đảng và đất nƣớc ta, từ đó, chẳng những đƣợc khôi phục, mà còn đƣợc nâng cao. Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [6,42]. Đại hội X của Đảng tiếp tục đề ra nhiệm vụ đối ngoại của nƣớc ta trong thời gian tới là: “giữ gìn môi trƣờng hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công

cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, CNH, HĐH đất nƣớc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” [8,112]. Con đƣờng đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các quan hệ và mối liên hệ khu vực, quốc tế, nhƣ thực tế chứng minh, là cách thức tốt nhất học tập kinh nghiệm của các nƣớc, rút ngắn con đƣờng CNH, HĐH đối với một nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Và đây cũng chính là cách thức giữ gìn độc lập, tự do, cách thức gắn độc lập dân tộc với CNXH một cách tích cực nhằm giảm khả năng “chấn thƣơng” đến mức thấp nhất đối với nền kinh tế và văn hóa Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa. Thông qua hội nhập, Việt Nam có thể đoàn kết với những lực lƣợng tiến bộ, nhất là các Đảng Cộng sản và công nhân các nƣớc trên thế giới, đấu tranh cho một trật tự thế giới công bằng và bình đẳng.

Ba là, trong xu thế toàn cầu hóa, văn hóa trở thành một lĩnh vực có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển.

Khái niệm phát triển bây giờ mang tính chất nhiều chiều cạnh. Phát triển không chỉ về phƣơng diện kinh tế mà cả phƣơng diện văn hóa và văn minh nữa. Khái niệm phát triển không đồng nhất với tăng trƣởng kinh tế nhƣ trƣớc kia quan niệm. Phát triển gắn với chất lƣợng cuộc sống, với chỉ số phát triển con ngƣời (HDI), với việc thực hiện bình đẳng, CBXH và lấy nó làm tiêu chí cho sự phát triển bền vững. Nhƣ vậy, phát triển bền vững là phát triển trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, giữa tăng trƣởng kinh tế và thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội. Kinh tế cũng không tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng văn hóa và văn hóa không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Văn hóa là nền tảng của đời sống tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu của sự phát triển. Phát triển bền vững đề cập đến mối quan hệ giữa phát triển hiện nay với phát triển trong tƣơng lai.

Ngày nay, trƣớc sự phát triển của xu thế mới, quốc gia nào muốn tiến lên một cách nhịp nhàng thì phải nghĩ cách phát triển theo đúng nghĩa của nó - tức là phải dựa trên nền tảng văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, luôn kết hợp kinh tế

với văn hóa, xã hội. Xây dựng và phát triển văn hóa là một bộ phận quan trọng của cách mạng XHCN ở nƣớc ta, mà trọng tâm là phát triển con ngƣời. Đảng ta chủ trƣơng thực hiện “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”; “tăng trƣởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con ngƣời, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực” [6,88]. Trên tình thần đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách phát triển văn hóa, thực hiện CBXH trên lĩnh vực văn hóa, đầu tƣ ngày càng nhiều cho giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ, nâng cao công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân; hoạt động văn hóa, thông tin, báo chí, thể dục thể thao… có tiến bộ trên một số mặt; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc ngƣời có công, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thƣơng binh, gia đình liệt sĩ, các hoạt động nhân đạo, từ thiện… thu hút đƣợc sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.

Toàn cầu hóa cũng tạo ra cơ hội cho Việt Nam giao lƣu văn hóa với các nƣớc, truyền bá ở trong nƣớc các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại của các quốc gia, dân tộc trên thế giới; đồng thời giới thiệu lịch sử, đạo đức, văn hóa, con ngƣời Việt Nam với thế giới. Từ đó, toàn cầu hóa gián tiếp làm giàu thêm vốn văn hóa truyền thống của quốc gia, dân tộc.

Xu thế coi trọng yếu tố văn hóa, con ngƣời trong sự phát triển sẽ điều tiết tăng trƣởng kinh tế theo hƣớng nhân văn, tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện CBXH gắn với tăng trƣởng kinh tế. Đồng thời, phát triển nhằm mục tiêu phát triển văn hóa và xây dựng con ngƣời mới XHCN thúc đẩy việc thực hiện CBXH sẽ ngày một tốt hơn.

Một phần của tài liệu Công bằng xã hội và những yếu tố tác động đến thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 87)