xã hội
Bên cạnh mặt tích cực, KTTT cũng có nhiều tác động tiêu cực, vi phạm tới CBXH, đó là:
Thứ nhất, sự tác động của các quy luật kinh tế trong KTTT thúc đẩy sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Khi quan sát các số liệu về thu nhập và chi tiêu của dân cƣ cho thấy, khoảng cách chênh lệch giàu – nghèo ở nƣớc ta tiếp tục doãng ra. Thu nhập của 20% số hộ có thu nhập cao nhất so với thu nhập của 20% số hộ có thu nhập thấp nhất vào năm 1994 gấp 6,5 lần; năm 1997 gấp 7,0 lần; năm 1999 gấp 7,6 lần và năm 2002 gấp 8,1 lần; năm 2004 là 9,12 lần. Theo số liệu Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004, tỷ lệ ngƣời dân sống dƣới 1 USD/ ngày ở nƣớc ta là 13,4% [1,305]. Sự bất bình đẳng do chênh lệch về thu nhập còn đƣợc thể hiện qua hệ số Gini. Hệ số này ở nƣớc ta năm 1999 là 0,39; đến năm 2002 là 0,42, và năm 2004 là 0,45. Theo đó cho thấy, mức độ bất bình đẳng ở nƣớc ta có xu hƣớng tăng lên [41,414]. Nhƣ vậy, dƣờng nhƣ KTTT tạo điều kiện, cơ hội nhiều hơn cho ngƣời giàu trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, dịch vụ…, ngƣợc lại, ngƣời có thu nhập thấp càng gặp khó khăn hơn trƣớc sự bùng phát của vô số dịch vụ.
Cùng với sự phân hóa thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ, ở nƣớc ta hiện nay đang có sự chênh lệch khá lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng. Một số tỉnh, thành phố có lợi thế và điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng,
chất lƣợng nguồn nhân lực, vốn đầu tƣ, khoa học kỹ thuật và công nghệ,… nên cơ hội phát triển nhiều hơn, tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh hơn các khu vực khác. Theo kết quả điều tra về mức sống dân cƣ của Tổng cục thống kê, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị ngày càng rõ rệt: năm 1996 là 2,71 lần; năm 1999 là 3,7 lần; năm 2000 tăng lên 4,06 lần và đến 2001 là 4,45 lần. Mức tăng thu nhập ở nông thôn thấp hơn nhiều so với mức tăng thu nhập ở thành thị: 6,2%/ năm so với 17,8%/ năm [36,72]. Những con số này càng đáng suy nghĩ hơn khi ở nƣớc ta hiện nay, khoảng 70% dân số vẫn đang sống ở vùng nông thôn, và nông nghiệp – nông thôn đƣợc xác định là trọng tâm trong quá trình CNH, HĐH từ hàng chục năm nay.
Có tình trạng phân hóa giàu nghèo nhƣ trên chính là do trong nền KTTT định hƣớng XHCN của nƣớc ta đang có sự tồn tại nhiều loại hình quan hệ sở hữu (tức là có nhiều hình thức đóng góp khác nhau vào sản xuất), và tƣơng ứng với nó là nhiều loại hình quan hệ phân phối, do đó tất nhiên không thể thực hiện đƣợc một tỷ lệ hƣởng thụ nhƣ nhau cho nhiều mức độ cống hiến còn rất khác nhau hiện nay.
Chúng ta chủ trƣơng phát triển KTTT, cũng có nghĩa là chấp nhận có chênh lệch về thu nhập và mức sống. Song đó là sự chênh lệch trong mức độ nhất định, có thể chấp nhận đƣợc, chứ không phải để cho sự phân hóa giàu nghèo diễn ra tự phát. Trong thực tế những năm gần đây, khoảng cách giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo đang có xu hƣớng gia tăng; từ đó tác động trực tiếp đến tâm lý, tình cảm của ngƣời lao động đối với Đảng, với chế độ XHCN, và gây ảnh hƣởng tiêu cực đến khối đại đoàn kết dân tộc và tính ổn định chính trị.
Thứ hai, trong nền KTTT, do động lực lợi nhuận nên thường diễn ra cạnh tranh gay gắt, quy luật đào thải làm cho nhiều doanh nghiệp phá sản và kéo theo tình trạng thất nghiệp, mất việc làm. Những ngƣời không có việc làm sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, họ khó tìm kiếm thu nhập hay thu nhập thấp. Đội quân này trở thành những ngƣời nghèo trong xã hội, làm cho số ngƣời nghèo và khoảng cách chênh lệch giàu nghèo tăng lên.
Ở nƣớc ta hiện nay, lao động, việc làm đang là một vấn đề nan giải. Tình trạng thiếu việc làm vẫn ở mức cao, tỷ lệ thời gian sử dụng lao động thấp, thu nhập của ngƣời lao động không cao, không đủ để tái sản xuất sức lao động… Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cả nƣớc qua các năm nhƣ sau: năm 2000 chiếm 6,42 % số ngƣời trong độ tuổi lao động; năm 2001 là 6,28 %; năm 2004 chiếm 5,60 %; năm 2006 là 4,82 %; năm 2007 tỷ lệ này là 4,64 %. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp cả nƣớc có giảm, song trong đó, tỷ lệ thất nghiệp ở một số thành phố lớn có xu hƣớng gia tăng nhƣ thành phố Hồ Chí Minh: năm 1996 tỷ lệ thất nghiệp chiếm 5,68%; năm 2000 là 6,48%, năm 2003 là 6,58% [xem phụ lục 1]. Theo số liệu thống kê năm 2006, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong khu vực nông thôn cao nhất ở vùng Đông Nam Bộ cũng chỉ đạt khoảng 83,46%. Nhƣ vậy tại vùng này vẫn còn gần 17% lao động chƣa có đủ việc làm. Vùng Bắc Trung Bộ có tỷ lệ thời gian nhàn rỗi cao nhất cả nƣớc, chiếm tới hơn 26% tổng quỹ thời gian lao động [58].
Thực tế đó tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội. Nhiều vấn đề xã hội mang tính hệ lụy cũng nổi lên gay gắt nhƣ: phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội…
Thứ ba, Những biểu hiện làm giàu bất chính như tham nhũng, buôn lậu, làm ăn phi pháp, có xu hướng gia tăng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế và thực hiện CBXH. Ở nƣớc ta, trong khi cơ chế thị trƣờng còn chƣa hoàn thiện, sự quản lý của Nhà nƣớc còn yếu kém, những tham vọng bất hợp pháp của một số ngƣời có điều kiện phát triển. Theo “Bảng xếp hạng mới về tham nhũng thế giới” do Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố vào ngày 26/9/2007 đối với 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, với số điểm về chỉ số minh bạch đạt 2,7 trong thang điểm 10, Việt Nam bị xếp thứ 123/180 nƣớc; nghĩa là có mức độ tham nhũng rất cao so với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á nhƣ: Malaysia xếp thứ 43/180; Thái Lan xếp thứ 84/180 [52,505-506]. Ngoài ra, việc đầu tƣ một cách tràn lan, không hiệu quả cũng là một biểu hiện bất công. Từ năm 2002 đến nay có
tới 23% các doanh nghiệp nhà nƣớc thua lỗ hoặc phá sản; bên cạnh đó, sự lãng phí ngân sách của một số cơ quan cũng đang ở mức báo động,…Hậu quả của những hiện tƣợng trên làm thâm thủng, thất thoát ngân sách nhà nƣớc và tài sản của nhân dân, làm giảm đáng kể vốn đầu tƣ cho tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ cơ hội cho ngƣời nghèo. Hơn nữa, nó tạo ra trong xã hội một số kẻ giàu vô lý, phá vỡ kỷ cƣơng, phép nƣớc, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nƣớc.
Định hƣớng XHCN đối với nền KTTT nhằm phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt tiêu cực, tự phát của KTTT cũng là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản của việc thực hiện CBXH. Thông qua đó, CBXH ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc điều tiết và thúc đẩy KTTT phát triển theo hƣớng bền vững, nhân văn.
2.1.2. Sự tác động của quản lý nhà nƣớc đến thực hiện công bằng xã hội ở nƣớc ta nƣớc ta
Tăng trƣởng kinh tế là điều kiện cần để thực hiện và phát triển bình đẳng, CBXH, nhƣng chƣa phải điều kiện đủ. Tăng trƣởng kinh tế tạo ra nhiều của cải vật chất, làm tăng thêm phúc lợi xã hội; đó chính là cơ sở để xã hội thực hiện công bằng và bình đẳng tốt hơn. Tuy vậy, nếu không có những điều kiện khác nữa thì cũng có thể xảy ra trƣờng hợp ngƣợc lại: sự tăng thêm của cải, phúc lợi xã hội chỉ đem lại sự giàu có cho một thiểu số ngƣời. Nhƣ vậy, nếu tăng trƣởng kinh tế không đƣợc quan niệm và thực hiện một cách đúng đắn, hoặc nếu xã hội không có những biện pháp để bảo đảm việc phân phối, sử dụng một cách hợp lý những kết quả của tăng trƣởng kinh tế, thì xã hội sẽ không có công bằng. Sự bất công tích tụ dần và trƣớc sau cũng sẽ tác động trở lại, kìm hãm sự tăng trƣởng kinh tế. CBXH liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa… Về phƣơng diện thực hiện CBXH, hệ thống chính trị - với tƣ cách là chủ thể chủ yếu thực hiện CBXH - đóng vai trò quan trọng và là nhân tố quyết định đến thực hiện CBXH.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, tại các nƣớc TBCN phát triển, sự giàu có về của cải vật chất không đi liền với sự gia tăng về CBXH. Điều đó chỉ ra rằng, cơ chế thị trƣờng có thể thúc đẩy nền kinh tế đạt tốc độ tăng trƣởng cao, nhƣng tự bản thân nó không trực tiếp tạo ra sự phát triển xã hội một cách cân đối, hài hòa. Tại các nƣớc đó, mặc dù nhà nƣớc cũng thực hiện chức năng điều tiết, nhƣng bản chất của nhà nƣớc tƣ sản là cơ quan bảo vệ cho lợi ích của giai cấp tƣ sản, nên sự điều tiết đó vẫn không tạo đƣợc công bằng một cách phổ biến cho mọi ngƣời. Do vậy, tình trạng bất bình đẳng về thu nhập, mức sống và các phƣơng tiện khác của đời sống xã hội giữa các tầng lớp dân cƣ, giữa các khu vực trên lãnh thổ vẫn không thu hẹp đƣợc bao nhiêu, thậm chí ở một số nƣớc còn có xu hƣớng gia tăng. Ví dụ điển hình là ở Mỹ, 10% số ngƣời giàu nhất chiếm 71% tổng tài sản nƣớc Mỹ (Báo cáo của OECD năm 2008).
Ngƣợc lại, trong nền KTTT định hƣớng XHCN, hệ thống chính trị XHCN, bao gồm Đảng Cộng sản, nhà nƣớc XHCN, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng, vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính nhân dân sâu sắc, sử dụng các chức năng quản lý, điều tiết của mình để chủ động thực hiện rộng rãi sự công bằng trong toàn xã hội. Trong hệ thống đó, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân chính là chủ thể quan trọng trong thực hiện CBXH. Trong phạm vi Luận văn, chúng tôi đi tập trung vào phân tích tác động của Nhà nƣớc trong thực hiện CBXH ở Việt Nam hiện nay.