d. Quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công bằng xã hộ
1.2.2. Công bằng xã hội là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hộ
Động lực phát triển xã hội rất phong phú, đa dạng, phải đƣợc xem xét từ nhiều bình diện khác nhau: lực lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất, chế độ chính trị, văn hóa, khoa học, đạo đức…Tuy nhiên, dù xem xét từ bình diện nào thì động lực phát triển xã hội không thể nằm ngoài con ngƣời, mà ngƣợc lại, yếu tố con ngƣời luôn luôn có mặt trong tất cả các động lực, nhờ có yếu tố con ngƣời mà những yếu tố khác có thể phát huy sức mạnh của mình trong quá trình phát triển xã hội.
Trong khi đó, xã hội chỉ công bằng khi lợi ích riêng của mỗi cá nhân luôn đƣợc bảo vệ và đƣợc đảm bảo trong mối quan hệ hài hòa với lợi ích chung của xã hội; đó là điều kiện quan trọng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội. Đến lƣợt mình, xã hội có công bằng sẽ động viên, kích thích đƣợc nhiều hơn sự cống hiến của mỗi cá nhân, nghĩa là huy động đƣợc nhiều hơn nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, trí lực… cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, CBXH – là một trong những lợi ích quan trọng của cá nhân cũng nhƣ của xã hội, trở thành một động lực quan trọng của sự nghiệp xây dựng CNXH, biểu hiện cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, CBXH mang lại sự ổn định chính trị cho xã hội. Ổn định xã hội là ngƣời dân hài lòng với đảng cầm quyền, với chính phủ đang điều hành đất nƣớc.
Khi ngƣời dân hài lòng với hiện tại, họ cũng không bị kích động bởi kẻ xấu, không chống lại chế độ, vui vẻ với khách nƣớc ngoài…Đó chính là biểu hiện của ổn định.
Thứ hai, CBXH mang lại sự tăng trƣởng. Sự vận động và phát triển của xã hội chính là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những chủ thể có nhu cầu, lợi ích và mục đích riêng của mình, cho nên lợi ích của mỗi cá nhân luôn chịu sự quy định bởi nguyên tắc phân phối lợi ích giữa ngƣời và ngƣời trong hoạt động chung của xã hội. Nó là thƣớc đo để phân chia lợi ích. CBXH là cái đảm bảo cho mức hƣởng thụ (cũng có nghĩa là mức độ thỏa mãn nhu cầu) của ngƣời lao động, không những tƣơng xứng với lao động cống hiến của họ, mà còn ngày càng đƣợc nâng cao cùng với sự nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công việc của họ. Đó là điều mà mọi ngƣời lao động đều mong muốn. Hơn nữa, nguyên tắc phân phối lợi ích công bằng đƣợc thực hiện dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện của mọi cá nhân cùng tham gia vào một quan hệ lợi ích. Vì thế, nguyên tắc phân phối công bằng không tác động mang tính cƣỡng bức, mà tác động tích cực tới hoạt động của con ngƣời. Điều đó càng kích thích, thu hút đƣợc nhiều hơn sự cống hiến tự nguyện của mỗi cá nhân vào hoạt động chung của xã hội vì lợi ích của mình và vì lợi ích của cả cộng đồng.
Theo nghĩa đó, CBXH là một động lực tích cực của sự vận động và phát triển xã hội. Một nguyên tắc phân phối lợi ích không thể là công bằng nếu không căn cứ vào thực tế rằng sự cống hiến giữa các cá nhân bao giờ cũng có sự khác nhau, do bẩm sinh và do điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Do vậy, sự phân phối không công bằng tất yếu sẽ làm suy giảm lòng nhiệt tình cống hiến ở những ngƣời có nhiều cống hiến mà bị thiệt thòi do chỉ đƣợc “hƣởng thụ” nhƣ những ngƣời có cống hiến ít. Sự phân phối không công bằng cũng làm tăng sự lƣời biếng và lối sống dựa dẫm vào xã hội của những “kẻ không lao động”, nhƣng đƣợc hƣởng thụ nhƣ những ngƣời có nhiều cống hiến. Sự bất công xã hội ấy tất yếu sẽ làm suy giảm động lực phát triển kinh tế - xã hội.
CBXH đảm bảo quan hệ hợp lý giữa các vùng miền, giữa các dân tộc, giữa các tầng lớp trong quá trình phát triển. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, chúng ta
chƣa thể giải quyết triệt để vấn đề CBXH ngay trong một thời gian ngắn, mà phải chấp nhận ở mức độ nào đó sự phân hóa giàu nghèo, phân hóa xã hội giữa các giai tầng trong xã hội, giữa các vùng, miền… Nhƣng chúng ta không phó mặc cho KTTT mà phải chủ động điều tiết để chống tình trạng phân hóa quá mức, làm cho mức độ giàu nghèo, bất bình đẳng giảm xuống theo đà tăng trƣởng kinh tế ngày càng cao, từ đó tạo nên sự phát triển hợp lý giữa các vùng, miền, dân tộc, tầng lớp trong xã hội.
CBXH là đảm bảo sự thống nhất giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hƣởng thụ của các thành viên trong xã hội. Không thể để tình trạng những ngƣời lao động cùng trình độ, cùng công việc, công tác nhƣ nhau, song mức thu nhập lại chênh lệch nhau nhiều lần, do làm việc ở những ngành khác nhau. Cũng không thể để tình trạng những ngƣời có trách nhiệm, cống hiến khác nhau lại hƣởng thụ nhƣ nhau. Do vậy, việc thực hiện phân phối theo lao động là phƣơng thức phân phối căn bản nhất đảm bảo CBXH. Bên cạnh đó, CBXH còn đòi hỏi phƣơng thức phân phối phù hợp theo sự đóng góp cho xã hội của các cá nhân, nhóm xã hội. Đóng góp ở đây không chỉ là lao động, mà còn là vốn, trí tuệ, là mồ hôi, xƣơng máu trong chiến tranh giải phóng dân tộc, là những cống hiến khác cho đất nƣớc (cả trong quá khứ lẫn hiện tại). Nếu không tính đến những điều đó, trong xã hội sẽ có một bộ phận nhân dân vốn có nhiều đóng góp cho đất nƣớc, dân tộc, phải chịu nhiều hy sinh trƣớc đây, nay phải tiếp tục sống trong cảnh nghèo khó, bất công. Ngoài ra, CBXH không chỉ gắn với nội dung phát triển kinh tế, mà còn phải gắn với nội dung phát triển xã hội.
Phân phối lợi ích một cách công bằng là yếu tố kích thích trực tiếp các chủ thể tích cực tham gia vào những hoạt động cống hiến, đóng góp để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Nói cách khác, CBXH góp phần rất quan trọng vào việc huy động mọi nguồn lực cho quá trình phát triển, không chỉ cho phát triển kinh tế, mà còn cho cả sự phát triển xã hội, nếu tiêu chí của CBXH phù hợp với lợi ích chung của xã hội.
Thứ ba, CBXH tạo ra bầu không khí thân thiện, đồng thuận trong cộng đồng, một trong những tiêu chí hàng đầu của văn hóa, lối sống và văn minh xã hội. Tính cộng đồng tạo ra mối gắn kết bắt nguồn từ sự cộng hƣởng sự “hài lòng xã hội” do CBXH, bình đẳng xã hội mang lại; tạo ra sức mạnh xã hội đáng kể trong sản xuất và kinh doanh, đồng thời góp phần triệt tiêu những nhƣợc điểm trong các hoạt động đó (nhƣ xa lánh, hoài nghi, khép kín, rời rạc, manh mún…).
CBXH không những là mục tiêu mà còn là động lực của sự nghiệp xây dựng CNXH. CBXH là một trong những yêu cầu của sự phát triển xã hội, vì CBXH là cái đảm bảo cho mức hƣởng thụ của ngƣời lao động không những tƣơng xứng với cống hiến của họ, mà ngày càng đƣợc nâng cao cùng với sự nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công việc của họ. Đó là điều mà mọi ngƣời lao động mong muốn, nhƣ vậy, CBXH phù hợp với nhu cầu bên trong của ngƣời lao động, cho nên nó kích thích tính năng động, sáng tạo, thúc đẩy ngƣời lao động đem hết nhiệt tình, sức lực và trí tuệ để tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, nhờ đó mà xã hội và bản thân ngƣời lao động đều có lợi.
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, công bằng và bình đẳng là một mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới, nhằm trƣớc hết nâng cao mức sống của nhân dân theo nguyên tắc:
“Làm cho ngƣời nghèo thì đủ ăn Ngƣời đủ ăn thì khá giàu
Ngƣời khá giàu thì giàu thêm” [27,65].
Hơn nữa, từ quan điểm trên đây của Hồ Chí Minh, CBXH ngoài ý nghĩa là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng CNXH, còn mang ý nghĩa là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nƣớc. Việc thực hiện CBXH kích thích mọi ngƣời, tùy theo khả năng của mình, tham gia vào xây dựng một cuộc sống mới, từng bƣớc vƣơn tới xã hội cộng sản chủ nghĩa - một xã hội trong đó “Mọi ngƣời làm hết tài năng; ai cần dùng gì có nấy” [28,245].
Trong nền KTTT định hƣớng XHCN ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu đảm bảo CBXH càng cấp bách trên các lĩnh vực: phân phối, chính sách đối với các thành phần kinh tế; điều tiết thu nhập hợp lý; chống buôn lậu; chống độc quyền không đƣợc kiểm soát và chống cạnh tranh không lành mạnh; khuyến khích làm giàu hợp lý và chống thu nhập do vi phạm pháp luật; tạo cơ hội và điều kiện tiếp cận cơ hội cho con ngƣời một cách bình đẳng trong nền kinh tế… Giải quyết thỏa đáng những vấn đề nói trên chính là thực hiện CBXH với tính cách là một động lực quan trọng cho tăng trƣởng kinh tế.