Công bằng xã hội là một mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu Công bằng xã hội và những yếu tố tác động đến thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 37)

d. Quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công bằng xã hộ

1.2.1.Công bằng xã hội là một mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hộ

Lịch sử CNH, HĐH cho thấy, nhiều nƣớc đã coi tăng trƣởng kinh tế là cái đích trƣớc nhất, chủ yếu nhất, thậm chí là duy nhất của tiến trình CNH, HĐH. Và để đạt đƣợc mục đích đó, ngƣời ta sẵn sàng đánh đổi bằng mọi giá, kể cả bằng việc hy sinh những lợi ích thiết thân nhất của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là của nhân dân lao động. Chính sự sai lệch ấy đã đƣa đến những hậu quả nặng nề không

chỉ ở những nƣớc đang phát triển mà cả ở những nƣớc có trình độ công nghiệp phát triển cao. Trƣớc tình hình đó, nhiều nhà khoa học trên thế giới có đầu óc khách quan đã dự báo rằng, loài ngƣời đang phải đối mặt với những mô hình “phát triển xấu” mà thực chất là “nghịch lý” của sự phát triển. Trong đó, đáng chú ý là 5 mô hình sau:

- Thứ nhất, tăng trƣởng kinh tế nhƣng không có tiến bộ và CBXH.

- Thứ hai, tăng trƣởng kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, đô thị hóa nhƣng lại dẫn đến sự tàn lụi của nông nghiệp và nông thôn.

- Thứ ba, tăng trƣởng kinh tế nhƣng quần chúng lao động không có quyền làm chủ.

- Thứ tƣ, tăng trƣởng kinh tế nhƣng đạo đức, văn hóa suy đồi.

- Thứ năm, tăng trƣởng kinh tế nhƣng môi trƣờng suy thoái, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ [34].

Dĩ nhiên, khi nói tới những loại mô hình “phát triển xấu” kể trên, không ai lại phủ nhận tầm quan trọng sống còn của tăng trƣởng kinh tế. Tăng trƣởng kinh tế vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia. Song, tăng trƣởng kinh tế không có mục đích tự thân mà phải nhằm phục vụ cho sự phát triển xã hội, phát triển con ngƣời, với tƣ cách cá nhân và cả cộng đồng; trong đó mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với xã hội, con ngƣời với tự nhiên đƣợc thiết lập một cách hài hòa, lành mạnh và bền vững. Còn nếu chỉ chạy theo tăng trƣởng kinh tế đơn thuần vì quyền lợi ích kỷ của một thiểu số, thì sự tăng trƣởng ấy đối với đại đa số nhân dân lao động rốt cuộc là vô nghĩa, có hại và thực chất là phản phát triển. Chính từ “nghịch lý” của sự phát triển ấy, ngày càng có nhiều nhà khoa học tiến bộ và không ít những nhà hoạch định chính sách quốc gia sáng suốt trên thế giới, đã bắt đầu nhận thức đƣợc sự cần thiết cần phải thay đổi cả lý thuyết lẫn hành động thực tiễn đối với quá trình phát triển của mỗi nƣớc. Phải tiến hành sao cho tất cả các chiều cạnh của sự phát triển không mâu thuẫn và triệt tiêu nhau mà trở thành tiền đề và điều kiện cho nhau cùng vận động theo hƣớng tiến bộ.

Khác với các chế độ xã hội khác, quá trình xây dựng CNXH không chỉ nhằm phấn đấu có đƣợc sự tăng trƣởng kinh tế cao, liên tục, mà ngay trong từng bƣớc và trong suốt quá trình phát triển, còn kết hợp tăng trƣởng với giá trị nhân văn cao cả - đó là sự công bằng, dân chủ, văn minh trong quan hệ dân giàu, nƣớc mạnh.

CBXH đƣợc xác định nhƣ một trong những mục tiêu cơ bản của sự nghiệp xây dựng CNXH là do:

Thứ nhất, lý tƣởng, mục đích của CNXH là xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, không còn áp bức, bóc lột, không còn khác biệt về giai cấp trên cơ sở phát triển cao của lực lƣợng sản xuất. Trong xã hội đó, con ngƣời đƣợc đặt vào vị trí trung tâm, mọi sự phát triển đều vì con ngƣời, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của tất thảy quần chúng nhân dân. Sự phát triển của xã hội trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đều hƣớng đến nâng cao chất lƣợng cuộc sống của mỗi ngƣời, mỗi gia đình. Đó là CBXH lớn nhất, triệt để nhất mà sự nghiệp xây dựng CNXH luôn phấn đấu.

Thứ hai, mô hình phát triển nghiêng về ƣu tiên cho sự tăng trƣởng kinh tế đã không tạo đƣợc sự phát triển bền vững, công bằng và tiến bộ xã hội rộng khắp. Thực tiễn của quá trình phát triển ở nhiều nƣớc cho thấy, một mặt, sự tăng trƣởng kinh tế không tự nó dẫn đến CBXH, mặc dù nó là điều kiện tiên quyết, nền tảng để thực hiện CBXH. Việc xem nhẹ, thậm chí bỏ qua các mục tiêu xã hội trong quá trình phát triển dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, dẫn tới sự bất ổn định, thậm chí khủng hoảng trong đời sống xã hội. Mặt khác, hiện nay trên thế giới đã và đang xuất hiện một quan niệm mới về sự phát triển xã hội với những tiêu chí mới. Theo đó, để đánh giá trình độ phát triển của các quốc gia, ngƣời ta có xu hƣớng nghiêng về hệ thống các chỉ số xã hội và con ngƣời để đánh giá chất lƣợng cuộc sống nhƣ việc làm, tình trạng sức khỏe, mức thu nhập, tuổi thọ và giáo dục, môi trƣờng sống… chứ không thuần túy dựa vào những thông số kinh tế có tính định lƣợng nhƣ tốc độ tăng trƣởng hay tổng thu nhập quốc dân theo đầu ngƣời. Quan niệm đó phản ánh nhận thức mới: con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát

triển xã hội. Nhƣ vậy, việc phát triển xã hội theo nguyên tắc gắn với CBXH, dân chủ, văn minh thể hiện một đòi hỏi tất yếu của chính quá trình phát triển xã hội.

Thứ ba, tăng trƣởng kinh tế là điều kiện quan trọng để phát triển, song đó không phải là mục tiêu duy nhất của sự phát triển. Bởi vì, ngày nay ngƣời ta xem phát triển là nâng cao phúc lợi của nhân dân. Phát triển kinh tế bao gồm cả việc nâng cao tiêu chuẩn sống, cải tiến giáo dục, sức khỏe và bình đẳng về cơ hội cho ngƣời dân. Phát triển xã hội bao giờ cũng đƣợc thực hiện trên cơ sở nguồn lực con ngƣời, đƣợc coi là yếu tố nội sinh quan trọng nhất của phát triển bền vững. Theo đó, phát triển nguồn nhân lực, trƣớc hết là lực lƣợng lao động xã hội và tạo nên sự đồng thuận xã hội là một trong những điều kiện tiên quyết cho thắng lợi của công cuộc đổi mới. Những yếu tố đó lại chính là kết quả trực tiếp của việc phân phối đồng đều các điều kiện, cơ hội cho sự phát triển con ngƣời.

Với những ý nghĩa đó, có thể nói thực hiện CBXH không chỉ là mục tiêu tất yếu của sự nghiệp xây dựng CNXH, mà còn là một yêu cầu tự thân, bên trong của chính quá trình đó. Phát triển đất nƣớc theo định hƣớng XHCN đòi hỏi phải đặt mục tiêu công bằng, tiến bộ xã hội lên trên hết, coi đó là mục tiêu của mọi chính sách kinh tế - xã hội, tăng trƣởng kinh tế cũng vì mục tiêu bảo đảm CBXH, vì hạnh phúc cho con ngƣời. Hạnh phúc cho con ngƣời chính là mục tiêu của sự phát triển, hay nói cách khác ở đâu con ngƣời cảm thấy có hạnh phúc thì ở đấy có sự phát triển.

Tuy nhiên, việc xem xét CBXH với tính cách là mục tiêu tất yếu của sự nghiệp xây dựng CNXH cũng nhƣ phát triển xã hội nói chung đòi hỏi phải đặt nó trong điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, trƣớc hết cần khẳng định rằng không thể đạt đƣợc CBXH tuyệt đối, lý tƣởng, chừng nào chƣa giải quyết đƣợc mâu thuẫn giữa nhu cầu của con ngƣời và khả năng đáp ứng của xã hội. Ngay cả khi đã trực tiếp xây dựng CNXH - một xã hội mới, cao hơn xã hội TBCN về mọi phƣơng diện của đời sống xã hội, cũng chƣa cho phép thực hiện CBXH tuyệt đối. Tại trình độ phát triển đó, việc thƣc hiện CBXH trong lĩnh vực phân phối, theo C.Mác,

cũng vẫn còn phải tuân theo nguyên tắc: “làm theo năng lực, hƣởng theo lao động” mà chƣa thể phân phối theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hƣởng theo nhu cầu”. Công bằng tuyệt đối, hoàn hảo chỉ có thể là kết quả của một quá trình lâu dài, đƣợc thực hiện dần dần, từng bƣớc trên cơ sở phù hợp với trình độ phát triển của xã hội, trƣớc hết là sự phát triển trong lĩnh vực kinh tế. Do vậy, không thể nôn nóng, duy ý chí khi xác định phƣơng hƣớng và đƣa ra các giải pháp với hy vọng có thể thiết lập trong xã hội một sự công bằng lý tƣởng, hoàn hảo nhất.

Cần phải khẳng định rằng, phấn đấu để thực hiện CBXH, tiến tới thực hiện bình đẳng hoàn toàn luôn là nhiệm vụ thƣờng xuyên, liên tục và lâu dài trong quá trình xây dựng CNXH. Cũng có nghĩa là, trên con đƣờng đạt tới sự CBXH hoàn toàn, buộc phải chấp nhận một số sự không công bằng nhất định. Nhƣng nhƣ vậy không có nghĩa là chúng ta phải thụ động chờ đợi đến khi nền kinh tế đạt mức độ tăng trƣởng cao, đất nƣớc đã giàu có mới thực hiện CBXH. Trái lại, nhƣ trên đã nói, do CBXH đƣợc xác định trƣớc hết và chủ yếu là sự ngang bằng trong quan hệ giữa cống hiến và hƣởng thụ, giữa nghĩa vụ và quyền lợi, nên trong điều kiện nền kinh tế còn khó khăn, chúng ta vẫn có thể thiết lập CBXH phù hợp với trình độ phát triển hiện tại.

CBXH trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển KTTT tất nhiên không chỉ đơn thuần là đảm bảo phúc lợi xã hội, điều tiết phân phối thu nhập, điều hòa lợi ích cá nhân, nhóm xã hội mà hơn thế còn phải xác lập từng bƣớc sự bình đẳng xã hội. Mục đích của công bằng không phải là “bao cấp”, phân phối lại, mà hỗ trợ để con ngƣời có khả năng phát triển bình đẳng trong xã hội. Nói cách khác, CBXH theo định hƣớng XHCN, một mặt, là sự đáp ứng và bảo đảm của xã hội sự thụ hƣởng của từng cá nhân, nhóm xã hội tƣơng ứng với sự đóng góp, cống hiến của họ; mặt khác, đáp ứng và bảo đảm các quyền và nghĩa vụ bình đẳng xã hội, trong đó có quyền dân chủ và tự do. Có thể hiểu phƣơng diện thứ nhất là nội dung hẹp của khái niệm CBXH, và mặt thứ hai là nội dung rộng của khái niệm này. Hai mặt này có mối quan hệ nội tại và đều đƣợc thể chế hóa bằng pháp luật, chính

sách của Đảng và nhà nƣớc, bằng các quy chế, quy ƣớc của các tổ chức xã hội, để mỗi ngƣời và mọi ngƣời, có quyền và nghĩa vụ, điều kiện và môi trƣờng xã hội ngang nhau trong phát triển.

Để đảm bảo thực hiện từng bƣớc mục tiêu CBXH trong quá trình xây dựng CNXH, đòi hỏi phải có sự phân biệt, nhận diện rõ ràng những bất công đang tồn tại, để trên cơ sở đó, định hƣớng khả năng và phƣơng thức giải quyết chúng một cách có hiệu quả, tích cực. Các bất công đang tồn tại trong xã hội ta hiện nay đƣợc phân chia thành ba loại, gồm: bất công tự nhiên, bất công tạm thời và bất công phi lý.

- Bất công tự nhiên: nảy sinh do khả năng, năng lực khác nhau về sức khỏe, trí tuệ của mỗi ngƣời cũng nhƣ do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển không giống nhau của các vùng, miền. Điều đó cho thấy, loại bất công tự nhiên tồn tại khách quan trong mọi xã hội. Hƣớng lâu dài là thu hẹp dần sự bất công tự nhiên trên cơ sở phát triển ngày càng cao của xã hội, mà trƣớc mắt cần cố gắng bù đắp nhiều nhất những thiệt thòi do sự bất công này gây ra, không để chúng trở thành những vấn đề “nóng” và ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển chung.

- Bất công tạm thời: là loại bất công khó tránh khỏi và phải chấp nhận trong quá trình phát triển. Các bất công này, một phần do những khiếm khuyết của cơ chế tổ chức và quản lý cũ để lại, phần khác do chúng ta chƣa có đủ điều kiện để khắc phục, loại trừ. Chẳng hạn, trong quá trình thực hiện cơ chế thị trƣờng, chấp nhận những quy luật giá trị, chấp nhận cạnh tranh, phân loại trong nền KTTT theo nguyên tắc “giỏi thắng, kém thua” dẫn đến phân hóa giàu nghèo càng tăng. Vấn đề đặt ra là phải có những chính sách đúng đắn tác động vào sự phân tầng xã hội, nhằm giúp cho tầng lớp trung lƣu có khả năng không ngừng phát triển; đồng thời, giúp đỡ tích cực cho ngƣời nghèo vƣơn lên bằng sự nỗ lực của bản thân họ, làm cho sự cách biệt giàu – nghèo ngày càng giảm.

- Bất công phi lý: bao gồm những bất công đi ngƣợc lại với lợi ích chung của xã hội và cộng đồng, do những kẻ tham nhũng, buôn lậu, lợi dụng chức quyền, lợi dụng những sơ hở trong quá trình quản lý để làm giàu phi pháp, gây mất ổn định

xã hội, tác động xấu tới sự phát triển của đất nƣớc. Đối với loại bất công này, nhà nƣớc cần phải xóa bỏ nhanh chóng và triệt để, nhằm bảo đảm cho xã hội phát triển lành mạnh, công bằng.

CBXH là một trong những mục tiêu trọng yếu, thấm đƣợm tinh thần nhân văn của sự nghiệp xây dựng CNXH. Mục tiêu đó phải đƣợc nhận thức thống nhất, phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, ngay từ đầu và trong suốt tiến trình cách mạng XHCN, thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong mỗi giai đoạn cụ thể, CBXH có những sắc thái riêng, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, cần phải thấy rằng, tính hiện thực và mức độ tăng lên của CBXH còn là kết quả từ sự nỗ lực với tinh thần đầy trách nhiệm của hệ thống chính trị, của toàn xã hội, cộng đồng và mỗi cá nhân.

Một phần của tài liệu Công bằng xã hội và những yếu tố tác động đến thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 37)