Mối quan hệ giữa công bằng xã hội và bình đẳng xã hộ

Một phần của tài liệu Công bằng xã hội và những yếu tố tác động đến thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 29)

d. Quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công bằng xã hộ

1.1.2.Mối quan hệ giữa công bằng xã hội và bình đẳng xã hộ

Khái niệm CBXH không tách rời khái niệm bình đẳng xã hội, do đó cần phải nghiên cứu hai khái niệm này trong mối quan hệ với nhau. Trên thực tế, bình đẳng và công bằng là những khái niệm chỉ đƣợc dùng trong mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời về mặt xã hội. Do đó, khi nói đến bình đẳng và công bằng thì cũng có nghĩa là bình đẳng xã hội và CBXH.

Bình đẳng xã hội với tính cách là khái niệm chính trị - xã hội, có nghĩa là

bằng nhau, sự ngang nhau giữa các cá nhân hay các nhóm xã hội về một hay một số phƣơng diện xã hội nhất định. Chẳng hạn, sự ngang bằng nhau giữa các cá nhân hay các nhóm xã hội về những quyền và nghĩa vụ công dân, về địa vị xã hội, về cơ hội xã hội, về mức độ thỏa mãn những nhu cầu nhất định trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội,…Và nói tới bình đẳng hoàn toàn là nói tới sự ngang bằng nhau giữa các cá nhân hay các nhóm xã hội về mọi phƣơng diện.

Trong thời gian gần đây, các nhà xã hội học thƣờng nói đến hai loại bình đẳng: bình đẳng về cơ hội và bình đẳng về hƣởng thụ. Bình đẳng về cơ hội thể hiện quyền của các cá nhân, nhóm xã hội đƣợc tiếp cận ngang nhau với những điều kiện do xã hội tạo ra (nhƣ bình đẳng về những điều kiện tham dự vào quá trình giáo dục, đào tạo để có đƣợc một trình độ văn hóa, nghề nghiệp nhất định, bình đẳng trong quan hệ với tƣ liệu sản xuất…) để mọi ngƣời có thể tham gia một cách tốt nhất vào lao động sản xuất, thực hiện nghĩa vụ xã hội và vào các hoạt động phong phú khác của xã hội. Bình đẳng về hưởng thụ là sự ngang bằng nhau giữa các cá nhân hay nhóm xã hội trong việc hƣởng thụ những của cải vật chất và tinh thần đã đƣợc xã hội tạo ra. Bình đẳng về cơ hội là điều kiện để có bình đẳng về hưởng thụ.

Trong khi đó, nói tới công bằng xã hội là nói tới sự ngang bằng nhau giữa ngƣời với ngƣời không phải về một phƣơng diện bất kỳ, mà về một phƣơng diện hoàn toàn xác định: giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hƣởng thụ theo nguyên tắc cống hiến (thực hiện nghĩa vụ) ngang nhau thì hƣởng thụ (đƣợc hƣởng quyền lợi) ngang nhau [45, 27–28]. Điều đáng lƣu ý ở đây là không đƣợc hiểu CBXH theo nghĩa rằng nếu anh đóng góp một lƣợng A nào đó thì anh sẽ nhận lại cũng lƣợng A đó dƣới hình thức khác. Công bằng không phải là sự ngang bằng nhau về lƣợng hay chất giữa cái bỏ ra và cái thu về. Vấn đề cốt yếu ở đây là sự so sánh tỷ lệ. Công bằng là đạt đƣợc sự tƣơng đƣơng giữa phần mà cá nhân hay nhóm xã hội nào đó đóng góp và phần mà họ nhận đƣợc với tỷ lệ ấy ở những cá nhân hay nhóm xã hội khác. Không công bằng là các tỷ lệ đó không có sự tƣơng đƣơng.

Nhƣ vậy, bình đẳng có thể hiểu là công bằng chung; còn công bằng là bình đẳng đƣợc nhận thức, đƣợc đáp ứng, đƣợc thỏa mãn một cách thực tế trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Thực hiện công bằng chính là thực hiện một phần của bình đẳng xã hội. Bình đẳng nhằm thực hiện nhu cầu; còn công bằng nhằm thực hiện lợi ích; công bằng chính là cái thỏa mãn bình đẳng trong một phƣơng diện lịch sử cụ thể. Trong thực tế, cùng một sự vật, một hiện tƣợng, đối với chủ thể này có ý

nghĩa công bằng, nhƣng đối với chủ thể khác lại không phải là công bằng. Nhƣng bình đẳng lại có giá trị phổ biến đối với các chủ thể. Công bằng là khâu quyết định chuyển hóa các điều kiện khách quan thành động cơ tƣ tƣởng bên trong, trực tiếp thúc đẩy con ngƣời hoạt động, để thực hiện hàng loạt các quan hệ xã hội với tính cách là khâu trung gian tất yếu trong quá trình thỏa mãn nhu cầu bình đẳng.

Do công bằng vừa là biểu hiện lịch sử cụ thể vừa là “phƣơng tiện” để thực hiện bình đẳng, nên không chỉ có công bằng trong phân phối, mà công bằng còn hiện diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bình đẳng chỉ đƣợc khẳng định bằng tƣ tƣởng, bằng pháp luật; còn việc thực hiện nó trong thực tế phải thông qua công bằng, qua các quan hệ lợi ích cụ thể của các chủ thể. CBXH là khái niệm có tính định lƣợng, hoặc ít nhất nó gần với sự định lƣợng. Nó thƣờng đƣợc “cân đong” qua hƣởng thụ, “tiêu dùng” của cá nhân ở mỗi một thể chế (từng dân tộc, quốc gia) và tƣơng quan giữa các quốc gia, khu vực và nền văn hóa. Còn bình đẳng xã hội lại nghiêng về định tính (nghiêng về đánh giá, nhận định…). Vì vậy, ngƣời ta có thể nhận thấy các tiêu chí của CBXH, từ đó mà nhận thức về bình đẳng xã hội.Trong quá trình phát triển của CNXH từng bƣớc một, CBXH có thể và phải đóng vai trò điều hòa đƣợc các quan hệ thị trƣờng, điều hòa đƣợc các lợi ích cá nhân, cộng đồng và xã hội để tạo điều kiện và môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển tự do của mỗi ngƣời và của mọi ngƣời. Nghĩa là cùng với sự phát triển của CNXH, CBXH từng bƣớc tiếp cận với bình đẳng xã hội.

Một phần của tài liệu Công bằng xã hội và những yếu tố tác động đến thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 29)