Sự tác động của điều kiện kinh tế đến thực hiện công bằng xã hộ

Một phần của tài liệu Công bằng xã hội và những yếu tố tác động đến thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 44)

d. Quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công bằng xã hộ

1.3.1.Sự tác động của điều kiện kinh tế đến thực hiện công bằng xã hộ

Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, theo C.Mác, trình độ nhất định của lực lƣợng sản xuất xã hội giữ vai trò quyết định đối với cơ sở hạ tầng của xã hội, trên đó hình thành các quan hệ đạo đức, pháp lý, tôn giáo… với tính cách là kiến trúc thƣợng tầng của xã hội. Trình độ phát triển xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc biểu hiện tập

trung nhất ở mức sống, điều kiện sống, chất lƣợng sống của các tầng lớp dân cƣ và tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế của quốc gia đó. Từ đó có thể thấy, trình độ phát triển kinh tế luôn là điều kiện tiên quyết và căn bản để đánh giá trình độ phát triển của xã hội ở mọi quốc gia và trong mọi thời đại. Đó là quá trình phát triển từ thấp đến cao, với những biến đổi cả về lƣợng lẫn về chất, trong đó nhân tố biến đổi quan trọng là sự phát triển của lực lƣợng sản xuất và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hƣớng hiện đại. Vì vậy về lâu dài, chỉ có phát triển kinh tế một cách bền vững mới có tác động tích cực đến quá trình thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do lực lƣợng sản xuất xã hội còn thấp kém, bắt buộc và tất yếu phải duy trì sự tồn tại các quan hệ chung (cộng đồng) về tài sản, tổ chức và quản lý lao động, phân phối, để con ngƣời có thể tồn tại nhƣ con ong bám vào bầy và “hòa tan vào cộng đồng”. Vì thế, không có điều kiện xã hội để nảy sinh bất công bằng. Nghĩa là nghiễm nhiên đã có “công bằng xã hội” một cách tự nhiên, tự phát. Cái gọi là CBXH cũng không đƣợc đặt ra và cũng không đem lại ý nghĩa gì lớn lao. Khi sức sản xuất phát triển hơn, xuất hiện của cải dƣ thừa; từ đó, một mặt, hình thành óc tƣ hữu, dẫn đến hành vi gây bất công bằng; mặt khác, cũng tạo ra những yếu tố vật chất để thực hiện CBXH ở mức độ nào đó ở nơi này hay nơi khác, lĩnh vực này hay lĩnh vực khác.

Bên cạnh đó, có thể thấy khi kinh tế chƣa phát triển mạnh mẽ, của cải vật chất chƣa nhiều lại muốn có CBXH ngay, đầy đủ và tuyệt đối thì thƣờng dẫn đến bình quân chủ nghĩa. Xét về bản chất, sự bình quân đó không phải là công bằng, bởi mỗi con ngƣời, gia đình, cộng đồng… là những thực thể xã hội rất khác nhau, do vậy khi áp dụng một thƣớc đo, một tiêu chuẩn nhƣ nhau thì thƣờng nảy sinh bất công trong xã hội.

Trình độ của lực lƣợng sản xuất xã hội không tách rời các quan hệ sản xuất, mà trƣớc hết là quan hệ sở hữu. Theo quan điểm Mácxit, nguyên nhân xét đến cùng của bất công là sự chênh lệch về sở hữu do chế độ tƣ hữu sinh ra. Trong xã hội với các dạng và mức độ quan hệ sản xuất khác nhau sẽ quy định một cách

không giống nhau đến việc thực hiện CBXH. Cho nên, trong hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, ở giai đoạn thấp (chƣa phát triển cao về cả lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất tƣơng ứng) thì phải thực hiện phân phối theo lao động. Đến giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa, lực lƣợng sản xuất xã hội phát triển vƣợt bậc, khi “của cải tuôn ra dào dạt” thì mới có thể ghi trên lá cờ “Làm theo năng lực, hƣởng theo nhu cầu”.

Nhƣ vậy, trình độ phát triển xã hội bao hàm một nội dung quan trọng là CBXH, nghĩa là CBXH cũng là một trong những nhân tố của phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Bởi vì, nó liên quan và quy định trực tiếp quá trình giải phóng và phát huy lực lƣợng sản xuất xã hội, trong đó đặc biệt là lực lƣợng hay nguồn lực con ngƣời. Giữa phát triển kinh tế và thực hiện CBXH luôn luôn có mối quan hệ biện chứng, cái này làm tiền đề cho cái kia và cùng vận động thông qua mâu thuẫn. Xét về nguyên tắc, CBXH tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, song không phải sự phụ thuộc một chiều. Bởi lẽ, một mặt, CBXH là một trong những động lực thúc đẩy phát triển và nâng cao trình độ kinh tế; mặt khác, trong không ít trƣờng hợp, CBXH đã đƣợc chủ động và tích cực thực hiện mà không chờ sự phát triển tƣơng ứng của kinh tế. Vấn đề là “độ” đi trƣớc của CBXH so với trình độ kinh tế đến mức nào để CBXH không trở thành gánh nặng của phát triển kinh tế. Làm chủ đƣợc “độ” này, CBXH thực sự là động lực phát triển kinh tế. Nhƣng tất nhiên, suy cho cùng – chúng tôi nhấn mạnh - trong quan hệ ấy, tăng trƣởng kinh tế luôn là điều kiện tiên quyết. Năng lực giải quyết CBXH phụ thuộc rất lớn vào trình độ tăng trƣởng kinh tế của mỗi quốc gia, dân tộc. Mức độ tăng trƣởng kinh tế càng cao thì càng có điều kiện thuận lợi để giải quyết tốt hơn CBXH. Tuy nhiên, việc giải quyết CBXH còn phụ thuộc vào quan điểm, ý chí chính trị của đảng cầm quyền và chính phủ mỗi quốc gia, dân tộc, và rốt cuộc phụ thuộc vào mức độ kết hợp tăng trƣởng với CBXH đến mức nào, để tạo thành phát triển kinh tế năng động và bền vững. Vì vậy, có thể nói, việc kết hợp tăng trƣởng

với CBXH nhƣ thế nào để tạo đƣợc phát triển kinh tế năng động, bền vững là cách thức có tính quyết định thúc đẩy cả tăng trƣởng và thực hiện CBXH.

Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trƣờng, thừa nhận sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu và nhiều hình thức phân phối khác nhau. KTTT có tính chất hai mặt: tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực của nó đƣợc thể hiện trên nhiều phƣơng diện và ở nhiều điểm khác nhau. Nhƣng tựu trung lại, KTTT là thể chế kinh tế năng động nhất của nhân loại, nó thúc đẩy sự vận động của nền sản xuất, của đời sống kinh tế - xã hội một cách mạnh mẽ, trực tiếp và có hiệu quả. Mặt trái, tiêu cực của KTTT cũng đƣợc thể hiện trên nhiều phƣơng diện và ở những điểm khác nhau. Dƣới sự điều khiển của “bàn tay vô hình” nhiều hiện tƣợng, quá trình kinh tế, xã hội có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của con ngƣời và xã hội, nhƣ khủng hoảng, thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo, lạm phát, bất công xã hội… Trên thế giới đã và đang tồn tại nhiều loại mô hình KTTT khác nhau phù hợp với mục tiêu chiến lƣợc và đặc điểm lịch sử, xã hội cụ thể của từng nƣớc. Thực tế cho thấy, sự lựa chọn mô hình KTTT là một trong những nội dung quan trọng của quá trình đổi mới cách thức xây dựng CNXH. Riêng đối với nƣớc ta, quá trình đổi mới này có quan hệ chặt chẽ đến việc thực hiện mục tiêu tối cao của sự nghiệp đổi mới đất nƣớc; đó là công bằng và dân chủ, văn minh trong điều kiện dân giàu, nƣớc mạnh.

Trong điều kiện KTTT định hƣớng XHCN ở Việt Nam, nhiệm vụ trƣớc tiên là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế, giải phóng mọi tiềm năng lao động, phát huy các thế mạnh, đồng thời khắc phục những mặt trái của KTTT, từng bƣớc thiết lập các quan hệ sở hữu XHCN phù hợp nhằm xác lập tính tự chủ, sáng tạo của ngƣời lao động trong các quá trình kinh tế. Có nhƣ vậy mới tạo nền tảng thực hiện CBXH, thúc đẩy, xây dựng xã hội dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu Công bằng xã hội và những yếu tố tác động đến thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 44)