Xu hướng tác động tích cực của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến thực hiện công bằng xã hộ

Một phần của tài liệu Công bằng xã hội và những yếu tố tác động đến thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 58)

nghĩa đến thực hiện công bằng xã hội

Do đổi mới cơ cấu kinh tế cho phù hợp với trình độ phát triển thấp và không đều của lực lƣợng sản xuất, chuyển từ nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế “mở”, hội nhập với khu vực và trên thế giới, chúng ta đã khắc phục đƣợc sự trì trệ, tụt hậu của nền kinh tế nói chung. Về cơ bản, chúng ta đã thiết lập đƣợc những quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lƣợng sản xuất hiện có ở nƣớc ta. Nền kinh tế nƣớc ta trong hơn 20 năm qua không ngừng phát triển cả về mặt số lƣợng (tăng trƣởng GDP) lẫn chất lƣợng (thay đổi cơ cấu). Trong giai đoạn từ năm 1997 đến nay GDP tăng đều đặn, vững chắc và tƣơng đối bền vững, trung bình hàng năm là trên 7,5%, và cứ 10 năm tăng lên gấp đôi; (năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1990, năm 2005 tăng gấp đôi so với năm 1995 và chỉ tiêu phấn đấu đƣợc Đại hội X của Đảng đề ra là đến năm 2010 tăng gấp 2,1 lần so với năm 2000). Về chất lƣợng, trong cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam từ ngày đổi mới đến nay, đã và đang có những thay đổi rất căn bản theo chiều hƣớng tích cực, tiến bộ,

tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi của chất lƣợng nền kinh tế và có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc thực hiện CBXH. Đó là việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng CNH, HĐH, mở ra nhiều ngành nghề mới, thu hút nhiều lao động, đặc biệt là những ngành nghề mới cần nhiều lao động có chất lƣợng cao; cơ cấu thành phần kinh tế, phát triển theo hƣớng đa dạng. Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có bƣớc tiến mới quan trọng nhƣ xuất nhập khẩu và vốn đầu tƣ nƣớc ngoài liên tục tăng qua các năm, Việt Nam gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới (WTO) vào tháng 11/2006…

Những thay đổi cơ bản về số lƣợng và chất lƣợng của nền kinh tế theo chiều hƣớng tích cực, tiến bộ đó đã thực sự tạo nên những điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất - kỹ thuật để giải quyết các vấn đề xã hội nhân văn. Sự tác động tích cực của tăng trƣởng kinh tế trong điều kiện KTTT định hƣớng XHCN biểu hiện cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện vật chất để nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm nâng cao thu nhập bình quân tính theo đầu ngƣời; giáo dục; chăm sóc sức khỏe và nâng cao tuổi thọ:

- Thu nhập quốc dân (GDP) bình quân đầu ngƣời ở nƣớc ta trong những năm gần đây đang dần đƣợc cải thiện. Cụ thể là: năm 2000 đạt 5,7 triệu đồng/ngƣời/năm; năm 2005 đạt trên 10 triệu đồng/ngƣời/năm, tƣơng đƣơng với 640 USD; năm 2006 là 725 USD; năm 2007 đạt 820 USD. Kết quả này sẽ tạo khả năng để nƣớc ta thực hiện mục tiêu sớm thoát khỏi nƣớc phát triển có thu nhập thấp (vào năm 2009) [33,1-6].

- Về giáo dục và đào tạo: theo Báo cáo phát triển con ngƣời của UNDP, chỉ số phát triển giáo dục của Việt Nam trong các năm 2001, 2004, 2005 đều đạt 0,82. Đây là một chỉ số khá cao trong khu vực và đƣợc xếp vào khối các nƣớc phát triển cao về giáo dục. Năm 2000, cả nƣớc đã đạt đƣợc chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, và tiến tới thực hiện phổ cập giáo dục trung học

cơ sở. Tỉ lệ ngƣời từ 15 tuổi trở lên biết chữ đã tăng từ 88% vào cuối những năm 80 của thế kỷ trƣớc lên 94% trong năm 2006 [52,502].

Sự phát triển kinh tế tạo cơ sở vật chất để Nhà nƣớc tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục; nhờ đó, số ngƣời đƣợc đi học tăng lên không ngừng, và chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc nâng lên, các cơ hội có việc làm đƣợc mở rộng. Tính đến thời điểm năm 2006, nƣớc ta đã phát triển đƣợc một hệ thống đào tạo nguồn nhân lực bao gồm 322 trƣờng đại học, cao đẳng (với 47 trƣờng ngoài công lập); 269 trƣờng trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và nhiều cơ sở đào tạo khác, với rất nhiều ngành nghề đào tạo [58]. Đồng thời, trong nền KTTT định hƣớng XHCN, thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về xã hội hóa giáo dục, mô hình giáo dục ngoài công lập ở mọi cấp học cũng ngày càng tăng, có tác dụng đáng kể trong việc góp phần vào chiến lƣợc phát triển giáo dục, nhằm tạo ra đƣợc nhiều cơ hội học tập cho xã hội, cung ứng lao động cho phát triển nền kinh tế. Thực hiện đƣợc những nhiệm vụ to lớn đó chứng tỏ mục tiêu công bằng và bình đẳng trong sự nghiệp giáo dục toàn dân về cơ bản đã đƣợc đảm bảo.

- Về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và nâng cao tuổi thọ cho người dân: Đây là một trong những chỉ số quan trọng trong phát triển toàn diện con ngƣời, là một yếu tố tạo nên sự bình đẳng trong việc tiếp cận với các cơ hội phát triển, để tiến đến thực hiện CBXH.

Tăng trƣởng kinh tế ở nƣớc ta trong những năm qua cũng tạo ra cơ sở để phát triển công tác chăm sóc sức khỏe và nâng cao tuổi thọ, nhờ đó chúng ta đã đạt đƣợc những kết quả rất đáng khích lệ. Chúng ta đã xây dựng đƣợc hệ thống chăm sóc sức khỏe thƣờng xuyên; tiêm chủng mở rộng cho trẻ em ở tất cả các vùng miền; tỷ lệ phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ đứng đầu thế giới; thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dƣới 6 tuổi; mở ra nhiều phƣơng thức chăm sóc y tế cho ngƣời dân nhƣ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,… Năm 2007, lần đầu tiên trên thế giới có dƣới 10 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi bị tử vong, so với năm 1960 là 20 triệu trẻ

em; trong đó Việt Nam là một trong ba nƣớc trên thế giới đã giảm đƣợc đáng kể số trẻ em dƣới 5 tuổi bị tử vong [52,503].

Bên cạnh đó, chỉ số tuổi thọ của ngƣời Việt Nam cũng dần đƣợc cải thiện: năm 1997 là 0,71 - xếp thứ 106/174 nƣớc; năm 2002 là 0,73 xếp thứ 98/177 nƣớc; năm 2003 xếp thứ 97/177 nƣớc. Tuổi thọ trung bình của dân số cũng tăng dần: năm 2000 là 67,8 tuổi; năm 2005 là 71,5 tuổi và phấn đấu đến năm 2020 đạt 72 tuổi [52,503].

Từ các chỉ số phát triển đã nêu trên đây có thể thấy chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) ở Việt Nam có những bƣớc tiến đáng kể. Theo số liệu trong Báo cáo phát triển con ngƣời (HDR) của UNDP trong các năm 2001, 2004, 2005 từ việc cải thiện chỉ số phát triển con ngƣời, Việt Nam đƣợc chú ý nhƣ một ví dụ tiêu biểu cho nhóm các nƣớc đang phát triển đạt đƣợc sự cân bằng phát triển kinh tế và phát triển con ngƣời. Cụ thể: năm 2000 là 0,686; năm 2002 là 0,691; năm 2003 là 0,704. Năm 2005, Việt Nam xếp thứ 105/175 nƣớc xếp hạng, tăng 4 bậc so với năm 2004 [35,11]. Nếu so sánh với thứ bậc xếp hạng GDP trung bình tính theo đầu ngƣời thì thứ bậc xếp hạng HDI của Việt Nam thƣờng cao hơn so với các nƣớc có cùng thu nhập quốc dân theo đầu ngƣời. Thực tế này chứng tỏ, sự phát triển kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua đã luôn đi liền và tạo cơ sở cho việc giải quyết những vấn đề xã hội, nghĩa là đã đi theo hƣớng phục vụ sự phát triển con ngƣời.

Thứ hai, thực hiện tốt chiến lược xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân:

Nhờ những kết quả thu đƣợc từ tăng trƣởng kinh tế trong điều kiện KTTT định hƣớng XHCN, mỗi năm Việt Nam đã dành đƣợc từ 24,4% đến 28,4% ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ cho các lĩnh vực xã hội, trong đó có chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo.

Xóa đói, giảm nghèo là mục tiêu đầu tiên và cũng là mục tiêu quan trọng nhất trong “Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ” do Liên hợp quốc đề ra từ những năm 90 của thế kỷ trƣớc và Việt Nam đã cam kết thực hiện. Thực tế cho thấy, đói nghèo là hệ quả của hàng loạt các nguyên nhân. Trong nền KTTT, một số hộ nghèo đói là do họ không có điều kiện tiếp cận với các cơ hội việc làm, không đƣợc hƣởng

điều kiện thuận lợi từ cơ sở, kết cấu hạ tầng xã hội mang lại, sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Một số hộ khó khăn do thiếu phƣơng pháp làm ăn kinh tế hay gặp các tai nạn, hoàn cảnh éo le; một số khác do sa đà vào các tệ nạn, lƣời biếng,…Họ thiếu vốn, lao động và cả sức khỏe, nhiều ngƣời không đƣợc đào tạo nghề, hoặc có nghề nhƣng cũng chỉ ở trình độ thấp. Từ đó, họ trở nên bất cập với những đòi hỏi của KTTT. Giảm tỷ lệ đói nghèo đƣợc coi là một trong những dấu hiệu quan trọng của CBXH. Trong lời tựa cuốn sách “Chiến lƣợc toàn diện về tăng trƣởng và xóa đói giảm nghèo” xuất bản tháng 5/2002, nguyên Thủ tƣớng Phan Văn Khải khẳng định: “Chính phủ Việt Nam coi vấn đề xóa đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc…Xóa đói, giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo CBXH và tăng trƣởng bền vững, ngƣợc lại chỉ có tăng trƣởng cao, bền vững mới có sức mạnh vật chất để hỗ trợ và tạo cơ hội cho ngƣời nghèo vƣơn lên thoát khỏi đói nghèo”.

Trong quá trình đổi mới, năm 1992 tỉ lệ hộ nghèo ở nƣớc ta còn chiếm tới 30% dân số cả nƣớc, đến cuối năm 2005 tỉ lệ này đã giảm xuống còn 7% (theo tiêu chuẩn của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005)[8,157]. Và mới đây, ngày 13/10/2008, theo công bố của Bộ lao động - thƣơng binh và xã hội, năm 2007 tỉ lệ hộ nghèo, đói ở Việt Nam chỉ còn 14,8%. Nhƣ vậy, những kết quả thu đƣợc từ tăng trƣởng kinh tế trong điều kiện KTTT định hƣớng XHCN đã tạo ra cơ sở vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chiến lƣợc xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy việc thực hiện rộng rãi CBXH ở nƣớc ta trong những năm qua.

Thứ ba, quá trình đổi mới, phát triển KTTT định hướng XHCN còn tạo ra nhiều điều kiện để thực hiện CBXH từ góc nhìn phân phối, thực hiện đa dạng hóa các loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế, tạo nhiều cơ hội để mỗi ngƣời có thể tham gia làm kinh tế theo điều kiện và khả năng có thể của mình.

KTTT nói chung và KTTT định hƣớng XHCN nhƣ ở nƣớc ta hiện nay, mặc dù còn có nhiều khiếm khuyết, nhƣng nó có khả năng khắc phục nhiều hạn chế từ hình thức phân phối bình quân chủ nghĩa trƣớc đây. Bởi lẽ, việc phân phối của cải xã hội

dựa trên nhiều tiêu chí, trƣớc hết căn cứ vào lao động và hiệu quả kinh tế. Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng (tháng 4/2006), khi bàn về CBXH, đã khẳng định: “Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội” [8,77–78]. Sự khẳng định nguyên tắc phân phối này là kết quả của sự kế thừa, bổ sung và phát triển nguyên tắc phân phối theo lao động trong CNXH mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã đƣa ra cách đây hơn 100 năm, đồng thời căn cứ vào thực tiễn thực hiện CBXH trong phân phối sao cho ngày càng phù hợp hơn với điều kiện cụ thể của nƣớc ta. Có thể thấy, phƣơng thức phân phối nhƣ vậy vừa đảm bảo sự công bằng cho ngƣời lao động, vừa đảm bảo cho kinh tế có sự phát triển bền vững. Trong cơ chế thị trƣờng, kết quả lao động và hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất, kinh doanh sẽ tác động một cách trực tiếp tới lợi ích của ngƣời lao động. Quan hệ này buộc ngƣời lao động phải làm việc trách nhiệm hơn, hiệu quả hơn. Hoạt động sản xuất, kinh doanh không phải chỉ cần có sức lao động, mà còn phải có vốn và những nguồn lực khác nhƣ đất đai, nhà xƣởng, công cụ, máy móc. Đặc biệt, trong điều kiện cách mạng khoa học – công nghệ ngày nay, vốn tri thức đóng góp rất lớn vào hiệu quả hoạt động kinh tế. Vì vậy, trong phân phối không chỉ cần chú ý đến sự đóng góp của lao động sống, mà còn phải chú ý đến mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh. Đây là một nét mới trong quá trình đổi mới. KTTT tạo ra môi trƣờng khách quan thực hiện phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế và mức độ đóng góp (vốn và các nguồn lực khác) một cách công bằng.

Bên cạnh đó, dƣới sự tác động của các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, chủ thể kinh tế đƣợc quyền nhƣ nhau trong việc đem hết khả năng, điều kiện của mình để sản xuất, kinh doanh và đƣợc quyền hƣởng thụ trở lại những kết quả đã đạt đƣợc từ sự đóng góp vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Và đó chính là cơ sở để thống nhất giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hƣởng thụ của các thành viên trong xã hội.

Cơ chế thị trƣờng có thể thực hiện đƣợc công bằng theo nguyên tắc cống hiến và hƣởng thụ, “giỏi thắng kém thua” đối với những thành viên tham gia vào hoạt động KTTT. Nhƣng thị trƣờng không phải là một cơ chế bảo đảm công bằng trong toàn xã hội, vì thế cùng với hai hình thức phân phối trên, KTTT định hƣớng XHCN còn đòi hỏi phải chú ý đến hình thức phân phối thông qua phúc lợi xã hội hay sự phân phối lại nhƣ: thực hiện chính sách đối với ngƣời có công với nƣớc, với dân; chính sách bảo trợ những ngƣời già, cô đơn không nơi nƣơng tựa; chính sách đối với trẻ em lang thang có hoàn cảnh khó khăn; chính sách bảo trợ, phát triển xã hội ở vùng sâu, vùng xa…Sự đa dạng hóa các hình thức phân phối này bao hàm trong đó sự tính toán quan hệ giữa cống hiến và hƣởng thụ một cách đa dạng; bao gồm trong đó không chỉ sƣ cống hiến về mặt lao động trong sản xuất xã hội, cống hiến về nguồn vốn mà ngƣời lao động bỏ ra để đầu tƣ sản xuất mà còn có cả những cống hiến về sức lực, hy sinh xƣơng máu trong quá khứ, cống hiến đặc biệt vì nền an ninh quốc phòng, vì sự phát triển bền vững của đất nƣớc trong hiện tại và tƣơng lai.

Cùng với sự đa dạng hóa các hình thức phân phối, KTTT định hƣớng XHCN thực hiện đa dạng hóa các loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế; từ đó tạo nhiều cơ hội cho mọi ngƣời có thể tham gia làm kinh tế tùy theo điều kiện và khả năng có thể của mình. Hiện nay, ở nƣớc ta không chỉ kinh tế nhà nƣớc và kinh tế tập thể, mà các thành phần kinh tế tƣ bản tƣ nhân, kinh tế tƣ bản nhà nƣớc, kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cùng đƣợc tồn tại và phát triển. Việc xác định sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế với tính cách là các bộ phận cấu thành của nền KTTT định hƣớng XHCN ở nƣớc ta đã tạo ra sự yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc hay liên doanh. Sự phát triển của kinh tế ngoài nhà nƣớc thể hiện ở chỗ các ngành nghề phát triển thêm nhiều, các hộ đăng ký sản xuất, kinh doanh tăng mạnh. Đến năm 2006, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc có bƣớc phát triển nhanh với khoảng 123.392 doanh nghiệp, trong đó có 37.323 doanh nghiệp tƣ nhân đƣợc đăng ký (chiếm 28,42% tổng số doanh nghiệp cả nƣớc) [xem phụ lục 3]; kinh tế nhà nƣớc đóng góp 40,6% GDP, kinh tế ngoài nhà nƣớc

đóng góp 41% GDP. Thực tế này cho thấy, cơ hội để mọi ngƣời tham gia vào việc

Một phần của tài liệu Công bằng xã hội và những yếu tố tác động đến thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 58)