Trong tiến trình đổi mới đất nƣớc theo hƣớng xây dựng nền KTTT định hƣớng XHCN, tiến hành CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nƣớc đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện CBXH thông qua chức năng tổ chức, quản lý xã hội.
Thứ nhất, Nhà nước điều tiết trước hết bằng hoạch định phát triển thông qua các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách, luật pháp; thông qua đó tạo ra điều kiện thuận lợi cho các khu vực, các ngành kinh tế có cơ hội phát triển và
sử dụng tốt năng lực của mình; trƣớc mắt là tạo ra một mặt bằng pháp lý chung làm cơ sở cho một môi trƣờng kinh doanh thật sự bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Trong thời gian qua, Nhà nƣớc đã dần dần tạo lập môi trƣờng thuận lợi cho kinh tế hàng hóa phát triển, tạo điều kiện kết hợp nội lực và các nguồn lực bên ngoài để phát triển. Về mặt quản lý nhà nƣớc, Nhà nƣớc đã có những chủ trƣơng, chính sách thích hợp để tổ chức thực hiện có hiệu quả quan điểm chính trị chỉ đạo của Đảng. Đặc biệt, để phát triển mạnh các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế tƣ nhân đƣợc coi là một bộ phận, một động lực của nền kinh tế nhƣ Nghị quyết Đại hội X (2006) đã khẳng định. Nhà nƣớc đã sửa đổi, bổ sung bộ Luật doanh nghiệp chung cho các thành phần kinh tế, Luật đầu tƣ chung cho đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, Luật Thuế áp dụng chung cho mọi cơ sở sản xuất kinh doanh, Luật Đất đai, Luật Thƣơng mại,… theo hƣớng thống nhất về mặt pháp luật, đảm bảo sự sự bình đẳng trƣớc pháp luật đối với các thành phần kinh tế. Cùng với luật, các văn bản dƣới luật trong các lĩnh vực hoạt động tạo môi trƣờng kinh doanh, môi trƣờng tâm lý xã hội ngày càng thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển.
Cơ chế kinh tế mới đặt ra yêu cầu khách quan đòi hỏi Nhà nƣớc phải đổi mới công tác kế hoạch, chính sách tài chính, tín dụng, ngân hàng. Nhà nƣớc điều tiết thông qua chính sách quản lý vĩ mô với kế hoạch định hƣớng có tính chiến lƣợc và các công cụ chủ yếu nhƣ tài chính, ngân hàng. Đồng thời, nhà nƣớc tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc, nhất là những doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả; chỉ thực hiện sự ƣu đãi hoặc hỗ trợ phát triển đối với một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm, một số mục tiêu nhƣ xuất khẩu, tạo ra việc làm, xóa đói iamr nghèo, khắc phục rủi ro, một số địa bàn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhà nƣớc điều định hƣớng, tạo môi trƣờng để phát triển có hiệu quả các doanh nghiệp theo cơ chế thị trƣờng; xóa bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nƣớc, xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu, đổi mới chính sách tài khóa, xóa bỏ bao cấp ngân sách, cải cách hệ thống thuế, ngân hàng, chính sách tiền tệ… Những bƣớc tiến của quản lý nhà nƣớc trong nền KTTT định hƣớng
XHCN ở nƣớc ta đã góp phần thúc đẩy cho nền kinh tế tăng trƣởng khá, cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch dần theo hƣớng CNH, HĐH.
Nếu chỉ để KTTT tự điều tiết thì các vùng, miền, các ngành, nghề có điều kiện thuận lợi sẽ tự động thu hút hết các nguồn lực phát triển và do vậy sẽ có tốc độ phát triển nhanh hơn. Những vùng, miền, ngành nghề khác ít có điều kiện và nguồn lực phát triển hơn sẽ ngày càng tụt hậu. Phân hóa giàu nghèo trên phạm vi vĩ mô một cách bất công sẽ ngày càng dãn rộng ra và đó sẽ là nguyên nhân dẫn đến mất ổn định xã hội, ngăn trở sự phát triển và tiến bộ xã hội. Để khắc phục tình trạng chênh lệch đó và tạo lập sự công bằng về cơ hội phát triển, trƣớc hết là cho phát triển sản xuất, sự tác động của Nhà nƣớc là vô cùng cần thiết và quan trọng. Bài học kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới nhƣ Braxin, Ấn Độ hay ở các nƣớc châu Phi cho thấy, do nhà nƣớc không chú ý điều tiết theo hƣớng hợp lý, công bằng các điều kiện, nguồn lực cần thiết cho sự phát triển, các quốc gia này đã xảy ra tình trạng phát triển không đồng đều, mất cân đối giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa công nghiệp và nông nghiệp. Do vậy, họ phải đối mặt với tình trạng căng thẳng, bất ổn xã hội nảy sinh từ sự đối lập về mọi phƣơng diện của đời sống xã hội [13,3]
Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, để đảm bảo vừa tăng trƣởng kinh tế nhanh, vừa có sự CBXH, Nhà nƣớc XHCN cần một mặt khuyến khích sự phát triển của các khu vực có điều kiện phát triển nhanh; mặt khác tạo điều kiện, cơ hội cho các vùng kém lợi thế bằng cách thực hiện điều phối các nguồn lực phát triển một cách hợp lý để các khu vực có ít điều kiện thuận lợi cho sự phát triển có thể có đƣợc sự phát triển tốt hơn, khắc phục tình trạng tụt hậu của các khu vực này, nhằm đảm bảo cho mọi khu vực đều đƣợc hƣởng thụ các thành quả của sự phát triển chung. Trong điều kiện nƣớc ta hiện nay, Nhà nƣớc cần phân phối hợp lý các nguồn đầu tƣ, ƣu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực… cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Việc phát triển kết cấu hạ tầng không chỉ mở ra các luồng thu hút vốn đầu tƣ đa dạng và tạo điều kiện phát triển, lan tỏa
ra các vùng kinh tế, thúc đẩy các quan hệ kinh tế gia tăng về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng, mà còn tác động đến sự giảm nghèo. Việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhƣ hệ thống giao thông vận tải, hệ thống điện, thông tin liên lạc… làm cho ngƣời dân có cơ hội tiếp cận nhiều hơn tới thông tin, khoa học công nghệ, giao tiếp với xã hội, nhờ đó trình độ kiến thức, khả năng tiếp cận thị trƣờng của ngƣời dân cũng đƣợc nâng lên. Trong những năm qua, Nhà nƣớc ta đã tăng cƣờng đầu tƣ theo hƣớng tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, và xây dựng một số doanh nghiệp nhà nƣớc quan trọng, chủ yếu hoạt động dịch vụ công ích; nhờ đó kết cấu hạ tầng đã đƣợc xây dựng và phát triển tƣơng đối đồng bộ theo hƣớng hiện đại [xem phụ lục 2]. Rõ ràng việc Nhà nƣớc tăng cƣờng điều tiết một cách hợp lý đầu tƣ kết cấu hạ tầng, đã và đang góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bền vững, giảm bớt những bất công, thực hiện CBXH.
Thứ hai, Nhà nước định hướng XHCN cho quá trình phát triển của KTTT. Nhà nƣớc không chỉ tác động vào các quá trình kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế tăng trƣởng và phát triển, mà còn đảm bảo cho tăng trƣởng kinh tế gắn với CBXH.
Trong những năm đổi mới, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần từng bƣớc đƣợc xác lập. Nhƣ chúng ta đã biết, đổi mới nói chung, đổi mới trên lĩnh vực kinh tế nói riêng không phải là từ bỏ mục tiêu XHCN đã lựa chọn, mà chỉ tìm ra phƣơng thức, con đƣờng đúng đắn hơn, có hiệu quả hơn để đi tới mục tiêu. Cùng với việc đổi mới trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trên lĩnh vực kinh tế chúng ta đẩy mạnh quá trình chuyển nền kinh tế theo cơ chế tập trung - bao cấp sang nền KTTT định hƣớng XHCN. Nhờ những thành tựu đạt đƣợc trong bƣớc chuyển đó, nền kinh tế đất nƣớc phát triển khá, đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện… ;và từ đó cũng tạo cơ sở cho việc thực hiện tốt hơn CBXH.
Ngày nay chúng ta sử dụng thuật ngữ “định hƣớng xã hội chủ nghĩa”, “giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa” là để xác định:
- Dứt khoát theo con đƣờng tiến lên CNXH, không chọn lựa con đƣờng phát triển TBCN hay con đƣờng thứ ba nào khác.
- Chúng ta không có điều kiện thực hiện kiểu quá độ trực tiếp. Trong điều kiện đó, chúng ta đã, đang và sẽ phải sử dụng một số nhân tố TBCN (trƣớc hết là nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng…), mà do bản chất khách quan của nó, khả năng phát triển theo hƣớng TBCN là có thật; bất cứ lúc nào cũng có thể chệch hƣớng, nếu Đảng và Nhà nƣớc nói riêng, hệ thống chính trị nƣớc ta nói chung không đủ mạnh. Trong giai đoạn này, chúng ta không thể thực hiện ngay đƣợc một lúc tất cả những đặc trƣng của CNXH, mà là thực hiện từng bƣớc các đặc trƣng đó.
- Giữ vững định hƣớng XHCN là vấn đề liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm chức năng giai cấp và chức năng xã hội của Nhà nƣớc trong quá trình xây dựng CNXH ở nƣớc ta. Vấn đề này liên quan mật thiết tới vấn đề sở hữu. Trong giai đoạn hiện nay, nền tảng kinh tế của nƣớc ta là nền kinh tế nhiều thành phần dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc XHCN, trong đó, thành phần kinh tế nhà nƣớc từng bƣớc vƣơn lên giữ vai trò chủ đạo. “Chủ đạo” nhƣng không phải là “tất cả”. Do vậy, ngay khi bƣớc vào đổi mới, chúng ta đã phê phán sự nóng vội muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi XHCN; khẳng định sự tồn tại tƣơng đối lâu dài của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, với thành phần kinh tế XHCN bao gồm kinh tế nhà nƣớc và kinh tế tập thể đóng vai trò chi phối trong nền kinh tế quốc dân.
Phát triển KTTT tức là chấp nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, trong đó có thành phần kinh tế TBCN, chấp nhận các hình thức sở hữu và kinh doanh có thuê mƣớn lao động và có bóc lột sức lao động. Một mặt, phát triển KTTT thì phải tuân thủ những quy luật nghiêm ngặt của KTTT, trong đó cạnh tranh, phá sản, thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội do mặt trái của KTTT là không thể tránh khỏi. Mặt khác, định hƣớng XHCN không cho phép sự bất bình đẳng phát triển thành sự phân cực xã hội, không cho phép đẩy những ngƣời lao động vào tình trạng thất nghiệp. Chính vì thế, chính sách kinh tế trong khi phải tuân thủ những quy luật của KTTT thì không thể không có mâu thuẫn với chính sách xã hội nhằm đạt tới công bằng và bình đẳng xã hội.
Với tƣ duy lý luận mới, Nhà nƣớc đã phân định rõ “sở hữu” với “quyền sở hữu”, “quyền sử dụng”; “sở hữu” và “hình thái sở hữu”. Do đó, Nhà nƣớc xác định tƣ liệu sản xuất cơ bản là ruộng đất, thuộc sở hữu của toàn dân dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc, đồng thời giao quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân. Các hộ sản xuất có quyền sử dụng lâu dài, đƣợc thừa kế, chuyển nhƣợng… ruộng đất, nhờ đó, đã tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc là trao quyền sở hữu cho tập thể ngƣời lao động, gắn lợi ích với tinh thần trách nhiệm, là chủ trƣơng khác căn bản với việc tƣ nhân hóa mà các nƣớc XHCN cũ ở Đông Âu và Liên Xô cũ đã thực hiện.
Cùng với việc nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nƣớc, Nhà nƣớc cũng dần hoàn thiện sự can thiệp vào kinh tế, chủ yếu thông qua chiến lƣợc phát triển; thông qua quy hoạch, kế hoạch mang tính hƣớng dẫn, thông qua chính sách tài chính, chính sách đầu tƣ, chính sách tiền tệ đƣợc thực hiện qua hệ thống ngân hàng trung ƣơng, chính sách điều tiết thu nhập… Bằng sự can thiệp đó và thông qua nhiều cơ chế, chính sách khác, Nhà nƣớc có biện pháp hữu hiệu để giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển KTTT với thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội. Tức là, tạo ra những điều kiện cần thiết để mọi ngƣời đều có cơ hội tham gia, giành thắng lợi và đƣợc lựa chọn ngang nhau trong việc cạnh tranh trên thị trƣờng và trong các trƣờng hợp khác; mọi ngành nghề phải mở ra cho tất cả mọi ngƣời một cách bình đẳng; pháp luật phải triệt để ngăn chặn bất kỳ cá nhân hay tập đoàn nào có ý đồ hạn chế điều đó, cũng không có sự can thiệp bằng những biện pháp hành chính tƣơng tự. Nhiệm vụ của Nhà nƣớc là sáng tạo và vận dụng phƣơng tiện lập pháp và hành pháp cùng hệ thống chính sách mang tính định hƣớng XHCN để tạo điều kiện tự do cạnh tranh một cách lành mạnh thông qua luật pháp.
Thứ ba, Nhà nước chế định, thực hiện hệ thống chính sách xã hội. Chính sách xã hội có vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ tổ chức, điều hành và quản lý xã hội. Ở bất kỳ một chế độ xã hội nào, một chính sách xã hội đúng chẳng những sẽ
đóng vai trò là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, mà còn củng cố vai trò thống trị của giai cấp cầm quyền.
Nhận thức rõ điều này, ngay khi khởi xƣớng công cuộc đổi mới, Đảng ta đã xác định: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc của con ngƣời là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [3,13]. Thực hiện tƣ tƣởng chỉ đạo đó, Nhà nƣớc đã triển khai nhiều chính sách tiến bộ, phù hợp với nhu cầu của quảng đại quần chúng nhân dân. Trong đó, có thể kể đến một số chính sách cơ bản, tác động tích cực đến việc thực hiện CBXH ở nƣớc ta hiện nay:
- Chính sách giải quyết công ăn việc làm: Chuyển sang KTTT định hƣớng XHCN, do quy luật của thị trƣờng chi phối, nhiều doanh nghiệp tinh giản biên chế, làm cho tình trạng thất nghiệp gia tăng. Bởi vậy, vấn đề việc làm trở thành điều quan tâm hàng đầu của một bộ phận không nhỏ dân cƣ thuộc các giai tầng khác nhau. Sớm nhận thức đƣợc điều đó, Đảng và Chính phủ đã tích cực chỉ đạo triển khai quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp với cơ cấu kinh tế; đảm bảo việc làm cho phần lớn lao động; nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Mục tiêu cụ thể của Chƣơng trình giải quyết việc làm quốc gia là hằng năm tạo việc làm cho 1,5 đến 1,6 triệu lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dƣới 6% vào năm 2005 và dƣới 5% vào năm 2010; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30% năm 2005 và 40% năm 2010. Nhà nƣớc chủ trƣơng giải quyết việc làm theo ba hƣớng chủ yếu:
Thứ nhất, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, mở rộng sản xuất kinh doanh để tăng nhanh việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động.
Thứ hai, thành lập Quỹ quốc gia giải quyết việc làm nhằm hỗ trợ ngƣời lao động tạo việc làm. Tính đến năm 2007, tổng số nguồn vốn cho vay ƣu đãi lên đến 2.900 tỷ đồng để các cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình tạo việc làm [47,41].
Thứ ba, xuất khẩu lao động hƣớng tới mục tiêu đến năm 2010 đƣa 10 vạn lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. Hiện nay, nƣớc ta đang có tổng số trên 420.000
lao động đi làm việc có thời hạn ở 40 nƣớc và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề. Hoạt động xuất khẩu lao động góp phần giảm sức ép việc làm trong nƣớc, giảm nghèo cho một bộ phận nhân dân [47,41].
Nhìn trên tổng thể xã hội, số ngƣời đƣợc giải quyết việc làm trong giai đoạn từ năm 2000 – 2007 luôn tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 2% (tƣơng đƣơng khoảng 1 triệu ngƣời) [xem phụ lục 4]. Đổi mới chính sách lao động, việc làm đã góp phần thúc đẩy tích cực lao động sáng tạo của toàn dân và làm cho nền kinh tế vận động năng động hơn, tăng trƣởng cao liên tục trong nhiều năm, đời