Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa để giữ vững tăng trƣởng kinh tế trong bối cảnh suy thoá

Một phần của tài liệu Công bằng xã hội và những yếu tố tác động đến thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 100)

b. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đến thực hiện công bằng xã hộ

2.2.3.Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa để giữ vững tăng trƣởng kinh tế trong bối cảnh suy thoá

hội chủ nghĩa để giữ vững tăng trƣởng kinh tế trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới

Trong điều kiện lực lƣợng sản xuất chƣa phát triển, năng suất lao động chƣa cao, các nguồn lực xã hội chƣa nhiều, viêc duy trì nền kinh tế tập trung - bao cấp nhƣ trƣớc đổi mới không chỉ kìm hãm tăng trƣởng kinh tế mà còn tạo ra một chế độ phân phối bình quân, cào bằng, bất bình đẳng về mặt vật chất. Trong thời kỳ đổi mới, chúng ta sử dụng KTTT nhƣ là thành quả của nền văn minh nhân loại tạo động lực, kích thích sự năng động trong toàn xã hội, để đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, nhằm tăng cƣờng xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống của nhân dân. Nền KTTT định hƣớng XHCN ở nƣớc ta không rập khuôn mô hình KTTT tự do của CNTB. Bản thân KTTT tự do không tự động dẫn đến CBXH, trái lại còn để lại nhiều hậu quả xã hội khó giải quyết. Thực tế những năm qua cho thấy, nền KTTT định hƣớng XHCN đã tạo cơ hội cho các thành phần kinh tế cũng nhƣ các thành viên trong xã hội phát huy năng lực, sở trƣờng, vốn vào phát triển kinh tế, trên cơ sở đó tạo điều kiện để mọi ngƣời có thể hƣởng lợi từ các cơ hội kinh tế - xã hội do KTTT tạo ra. Hơn nữa, tăng trƣởng kinh tế trong điều kiện KTTT cũng đồng thời tạo ra những cơ sở vật chất để thực hiện CBXH, có điều kiện kinh tế để phát triển hệ thống an sinh xã hội, bảo đảm xã hội. Chính vì vậy, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hƣớng

XHCN là điều kiện cần thiết để có tăng trƣởng kinh tế, tạo cơ sở vật chất thực hiện CBXH, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới.

Thứ nhất, giải pháp về nhận thức, tƣ tƣởng. Cần có một bƣớc đột phá mới về tƣ duy kinh tế, xuất phát từ việc đẩy nhanh tiến độ thiết lập thị trƣờng đồng bộ, đầy đủ và thể chế KTTT định hƣớng XHCN, đoạn tuyệt với cơ chế cũ tập trung, quan liêu bao cấp. Quá trình đổi mới nói chung và đổi mới tƣ duy kinh tế nói riêng đã tạo ra sự bừng tỉnh mạnh mẽ tiềm năng của đất nƣớc, nhờ vậy mà nền kinh tế có bƣớc phát triển khá. Tuy nhiên, hiện nay đổi mới tƣ duy kinh tế vẫn còn đang gặp một số khó khăn nhƣ: tình trạng không minh bạch trong hoạt động tài chính của các cơ quan, doanh nghiệp; tình trạng đặc quyền đặc lợi trong phân phối thu nhập, nhất là những loại thu nhập liên quan đến các phƣơng tiện dịch vụ công của một số loại công chức; tình trạng doanh nghiệp nhà nƣớc dựa dẫm vào ngân sách Nhà nƣớc; tình trạng phân biệt đối xử trong đánh thuế,các chi phí đầu vào của sản xuất liên quan đến các tổ chức độc quyền,…Do vậy, xóa bỏ những tình trạng bất hợp lý đó cũng chính là tiến thêm một bƣớc trong việc thiết lập CBXH.

Thứ hai, Phải thực hiện tốt nguyên tắc phân phối mà Đại hội lần thứ IX của Đảng đã đề ra: “Kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa thực hiện nguyên tắc phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội” [7,88]. Bên cạnh đó, cần xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung - bao cấp và chế độ phân phối bình quân, cào bằng, xóa bỏ cơ chế xin – cho, đã từng kìm hãm sức sống của nền kinh tế, khiến cho sức cạnh tranh của nền kinh tế giảm đi, và là nguyên nhân của nhiều hiện tƣợng tiêu cực, bất công, phi lý cần phải loại bỏ.

Thứ ba, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế KTTT. Nhà nƣớc thực hiện chƣơng trình xây dựng pháp luật trên cơ sở nhu cầu đã đƣợc đánh giá, đồng thời khẩn trƣơng thực hiện kế hoạch sửa đổi, bổ sung pháp lệnh phù hợp với cam kết quốc tế. Đồng thời, một trong những mục tiêu bắt buộc phải vƣơn tới của toàn bộ

quá trình xây dựng thể chế KTTT là hình thành phƣơng thức quản lý Nhà nƣớc hữu hiệu đối với thị trƣờng, tách bạch quản lý nhà nƣớc về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh, chống mọi sự can thiệp sâu và không cần thiết của quản lý nhà nƣớc vào sản xuất, kinh doanh. Phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng, tăng cƣờng cạnh tranh trên thị trƣờng tài chính, đa dạng hóa các hình thức thức huy động vốn dài hạn,…Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, sự điều tiết, quản lý có hiệu quả của Nhà nƣớc để nền KTTT ở nƣớc ta không đi chệch hƣớng XHCN. KTTT tự do tất yếu dẫn đến những hậu quả tiêu cực trái với bản chất XHCN nhƣ sự phân hóa giàu – nghèo quá mức giữa các nhóm, vùng, miền dân cƣ; sự sùng bái chạy theo lợi nhuận tối đa bất chấp những hậu quả về môi trƣờng, xã hội… Điều này cần đến sự định hƣớng của Đảng và sự điều tiết của Nhà nƣớc thông qua hệ thống chính sách và pháp luật. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu, đòi hỏi mới của đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân phải thể hiện là một Đảng, một Nhà nƣớc có trí tuệ xứng tầm, bản lĩnh vững vàng, trong sạch, giữ đƣợc niềm tin nơi quần chúng.

Thứ tư, đẩy mạnh việc chuyển dịch và hiện đại hóa cơ cấu kinh tế, sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực có sẵn, thu hút mạnh mẽ vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Để có sự phát triển nhanh, bền vững, đảm bảo CBXH, việc chuyển dịch và hiện đại hóa cơ cấu kinh tế cũng phải tính đến tính chất đồng đều giữa các vùng, miền và các nhóm dân cƣ để không tạo ra sự phân hóa sâu sắc, dẫn đến các xung đột về lợi ích và xung đột về xã hội.

Thứ năm, khắc phục cản trở và tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho phát triển sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn. Đây là một mảng lớn, liên quan đến gần 80% dân số, sinh sống và hoạt động trên một diện tích rộng của đất nƣớc. Thị trƣờng chƣa thể gọi là toàn diện nếu khu vực này đang còn lạc hậu, một bộ phận còn chƣa thoát khỏi tình trạng tự cung, tự cấp. Để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh ở nông thôn phát triển nhanh và đa dạng hơn, trong những năm tới, cần tiếp tục tháo gỡ những cản trở hiện tại, đồng thời bổ sung những thiếu hụt về các biện

pháp khuyến khích, từ đó tạo ra môi trƣờng mang tính hấp dẫn, cởi mở, thu hút các hộ và doanh nghiệp bỏ vốn đầu tƣ phát triển kinh doanh lâu dài với quy mô ngày một lớn. Phƣơng hƣớng chung về cải thiện môi trƣờng kinh tế là Nhà nƣớc tạo các cơ hội rộng rãi, bình đẳng, công bằng, cởi mở cho các loại hình hộ kinh doanh, doanh nghiệp đƣợc tiếp cận các nguồn lực vật chất và kỹ thuật, công nghệ do Nhà nƣớc tạo ra để cùng phát triển kinh doanh trên địa bàn nông thôn. Lấy tiêu chuẩn hiệu quả làm thƣớc đo và điều kiện để lựa chọn, ƣu tiên về mặt thời gian, quy mô nguồn lực có thể tiếp cận.

Một phần của tài liệu Công bằng xã hội và những yếu tố tác động đến thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 100)