Nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nƣớc trong thực hiện công bằng xã hộ

Một phần của tài liệu Công bằng xã hội và những yếu tố tác động đến thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 95 - 100)

b. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đến thực hiện công bằng xã hộ

2.2.2. Nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nƣớc trong thực hiện công bằng xã hộ

Thực tế phát triển kinh tế thị trƣờng ở các nƣớc và kinh nghiệm nƣớc ta trong những năm qua cho thấy, sự phân hóa, phân tầng là một tất yếu. Sự tăng trƣởng kinh tế không đồng thuận với những yêu cầu phát triển xã hội – nhân văn và CBXH. Ngƣời nghèo, vùng nghèo và cả những ngƣời có công với đất nƣớc luôn đứng trƣớc nguy cơ bị bần cùng hóa trƣớc sự bùng phát của KTTT,… Nếu để tự phát sẽ tạo nên phân hóa lớn, gây mất ổn định xã hội, đạo lý sẽ bị vi phạm, mô hình xã hội nhân văn tốt đẹp không đƣợc thực hiện. Giải quyết vấn đề này tất yếu cần đến bàn tay điều tiết của Nhà nƣớc. Chính vì vậy, để thực hiện tốt hơn CBXH trong điều kiện KTTT định hƣớng XHCN, cần phải tăng cƣờng vai trò của Nhà nƣớc theo các hƣớng cụ thể sau:

Thứ nhất, để đảm bảo mục tiêu CBXH, Nhà nƣớc với vai trò quản lý xã hội của mình cần có những chính sách điều chỉnh kinh tế vi mô bằng cách tạo ra môi trƣờng pháp lý phù hợp với cơ chế thị trƣờng có sự điều tiết, bằng cách tạo ra cơ sở hạ tầng, điều chỉnh nguồn vốn đầu tƣ, quy định chế độ thuế nhất quán, ổn định. Trong KTTT, việc xác lập và tăng cƣờng vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nƣớc là cần thiết, bởi nó là một tác nhân quan trọng trong quá trình giữ vững và thực hiện định hƣớng XHCN. Tuy nhiên, Nhà nƣớc, thông qua các chính sách và biện pháp tích cực, khuyến khích phát triển tất cả các thành phần kinh tế nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của đất nƣớc vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, thiết lập một môi trƣờng công bằng và bình đẳng đối với tất cả các thành phần kinh tế, thực hiện triệt để CBXH.

Trong điều kiện hiện nay với nền kinh tế mở, xu hƣớng hội nhập và toàn cầu hóa là tất yếu. Xu hƣớng đó có những mặt tích cực, nhƣng cũng không tránh khỏi mặt tiêu cực. Hàng hóa ngoại với chất lƣợng tốt, mẫu mã đẹp, đặc biệt là giá cả rẻ sẽ

có ƣu thế lớn trong cạnh tranh, giành thị phần trong nƣớc. Bởi vậy, Nhà nƣớc cần có chính sách bảo hộ hợp lý và đúng mức với đối với sản xuất nội địa, tránh tình trạng hàng ngoại nhập tràn lan dẫn tới nguy cơ bóp chết hàng nội, khiến sản xuất trong nƣớc bị giảm sút, đình trệ, ngƣời lao động bị mất việc làm và không có thu nhập thông qua các biện pháp hành chính, hàng rào thuế quan, đòn bẩy kinh tế... Dĩ nhiên, chính sách bảo hộ của Nhà nƣớc vừa phải quan tâm đến lợi ích của nhà sản xuất, vừa phải chú ý đến lợi ích của ngƣời tiêu dùng, kết hợp hài hòa với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng cần có những chính sách hợp lý phân phối công bằng tƣ liệu sản xuất và phân phối thu nhập theo lao động, theo đóng góp và chính sách phân phối lại thu nhập. Đa dạng hóa các hình thức phân phối và phân phối không chỉ theo nội dung kinh tế mà là toàn bộ các thành quả của sự phát triển mới có thể có đƣợc CBXH. Trong nền KTTT, việc Nhà nƣớc có cơ chế bảo đảm lợi ích công bằng cho các thành viên của xã hội trong phân phối cũng nhƣ trong tạo lập cơ hội phát triển ngang nhau là rất cần thiết. Nó vừa thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta, vừa tạo nên sự đồng thuận xã hội – yếu tố quan trọng của sự phát triển. Trong quá trình đổi mới.

Thứ hai, trong lĩnh vực xã hội, Nhà nƣớc cần tiếp tục áp dụng các chính sách xã hội nhằm hạn chế sự phân hóa giàu nghèo, sự phân tầng xã hội, tạo lập sự công bằng về cơ hội cho tất cả mọi ngƣời trong việc đóng góp và hƣởng thụ các thành tựu văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, đƣợc phục vụ và tiếp cận các thông tin, tri thức mới. Thực tế cho thấy, sự phân hóa giàu nghèo ở nƣớc ta trong thời gian qua chủ yếu không bắt nguồn từ chế độ sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất, cũng không bắt nguồn từ sự bóc lột lao động làm thuê. Những ngƣời giàu lên bằng con đƣờng chính đáng chủ yếu có nguồn thu nhập dựa vào lao động, trí tuệ, kinh nghiệm và vốn liếng, cũng nhƣ sự năng động của bản thân họ trong nền KTTT. Ngƣợc lại, những ngƣời nghèo đi không phải do bị bóc lột, mà chủ yếu là do họ không có sức lao động, kinh nghiệm, vốn liếng, năng lực sản xuất kinh doanh cần thiết. Ngoài ra, một bộ phận

trong đó là những ngƣời lƣời biếng, thiếu sự cần cù trong lao động, không tiết kiệm,… Bởi vậy, để thực hiện CBXH, đối với những ngƣời làm giàu chính đáng, Nhà nƣớc cần khuyến khích họ hơn nữa, không vì sợ phân hóa giàu - nghèo mà hạn chế sự phát triển của họ. Đồng thời, thông qua các công cụ nhƣ pháp luật, chính sách thuế và điều tiết ngân sách, Nhà nƣớc có nhiệm vụ ngăn chặn, loại trừ cách làm giàu và thu nhập bất hợp pháp, tạo nên sự trong sạch, công bằng trong đời sống kinh tế xã hội. Đối với nhóm ngƣời nghèo, Nhà nƣớc cần có sự giúp đỡ đặc biệt, điều tiết thu nhập giữa các nhóm dân cƣ khác nhau nhằm giảm thiểu chênh lệch về các điều kiện sống của mọi thành viên trong xã hội. Chính sách điều tiết của Nhà nƣớc nhằm giảm bớt khoảng cách giàu – nghèo phải thực hiện sao cho không bị biến dạng thành phƣơng tiện cào bằng, triệt tiêu động lực thúc đẩy mọi ngƣời sản xuất, đồng thời không làm xuất hiện tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ hay dựa dẫm vào Nhà nƣớc. Nhà nƣớc cần tập trung vào giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để họ tự vƣơn lên trong cuộc sống; phát triển cơ sở hạ tầng; phát triển ngành nghề; tiếp tục thực hiện chính sách vay vốn ƣu đãi cho nông dân.

Thứ ba, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và thực thi các chính sách xã hội nhằm đảm bảo thực hiện công bằng xã hội. Để thực hiện CBXH có hiệu quả, cần phải phát huy vai trò tích cực của Nhà nƣớc thông qua các chính sách xã hội. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và thực thi chính sách xã hội trong điều kiện hiện nay chính là tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và thực thi những chính sách nhằm phát huy có hiệu quả nhân tố con ngƣời – nhân tố trung tâm trong thực hiện mục tiêu kết hợp tăng trƣởng kinh tế và CBXH. Đó là tạo điều kiện cho các thành viên trong xã hội có những điều kiện bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực và cơ hội phát triển, xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, an toàn, tăng cƣờng các biện pháp hỗ trợ, bảo đảm xã hội… Nội dung của sự công bằng trong chính sách xã hội phải đƣợc thể hiện trên các lĩnh vực nhƣ: công bằng trong chính sách về gia đình, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, khắc phục tệ nạn xã hội, chính sách bảo vệ môi trƣờng,

chính sách về nhà ở, phát triển văn hóa… Đảm bảo cho nhân dân đƣợc hƣởng thụ văn hóa và giáo dục trên cơ sở bình đẳng, nhằm phát huy tối đa tài năng và trí tuệ, sức lực của nhân dân vào sự nghiệp chung của đất nƣớc, và đƣợc hƣởng thụ những thành quả xứng đáng với những đóng góp của mình.

Để đảm bảo thực thi chính sách xã hội theo mục tiêu gắn tăng trƣởng kinh tế với CBXH, chúng ta cần phải thực hiện theo những nguyên tắc nhƣ sau:

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và thực thi chính sách xã hội phải đi liền với hoàn thiện và thực thi chính sách về kinh tế, khi đƣa ra hệ thống chính sách tăng trƣởng kinh tế phải tính tới hiệu ứng với việc thực hiện CBXH và ngƣợc lại.

Chính sách xã hội có quan hệ chặt chẽ với và thống nhất với chính sách kinh tế. Trình độ phát triển của kinh tế là cơ sở vật chất cho việc thực hiện các chính sách xã hội, là điều kiện đủ để cho chính sách xã hội phát huy vai trò của mình trên thực tế. Và ngƣợc lại, thực hiện tốt chính sách xã hội sẽ tạo điều kiện thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững, gắn đƣợc tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ và CBXH, thực hiện CBXH không chỉ thông qua các chính sách xã hội mà còn thông qua các chính sách kinh tế, trong từng bƣớc của sự phát triển kinh tế.

- CBXH là nguyên tắc quan trọng và xuyên suốt trong xây dựng và thực hiện chính sách xã hội. Nguyên tắc này đảm bảo sự hài hòa giữa các quan hệ xã hội, trƣớc hết là quan hệ lợi ích. Có thể nói, vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển và ổn định xã hội của hệ thống chính sách xã hội có đƣợc phát huy hay không, hiệu quả đạt đƣợc nhƣ thế nào phụ thuộc rất lớn vào mức độ CBXH mà chính sách đó tạo ra. Xã hội hóa, thể chế hóa và dân chủ hóa các chính sách xã hội là những điều kiện cần thiết để nó đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng hƣớng đến mục tiêu thiết lập sự CBXH.

- Phải có quan điểm hệ thống và đồng bộ trong quá trình tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và thực thi chính sách kinh tế, chính sách xã hội để đảm bảo CBXH. Chính sách xã hội đƣợc xây dựng trên cơ sở nhận thức khoa học về thực trạng của cơ cấu xã hội, thực trạng mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa các nhóm

và cộng đồng xã hội. Chính sách xã hội phải dựa trên cơ sở nghiên cứu toàn diện tất cả những gì có liên quan trực tiếp đến con ngƣời, từ địa vị xã hội, điều kiện và nội dung hoạt động trong cuộc sống đến việc hình thành các nhu cầu tâm lý, lợi ích, nguyện vọng của mỗi cá nhân, mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và thực thi các chính sách xã hội phải là một quá trình giải quyết đồng loạt những vấn đề chính trị - xã hội, văn hóa – xã hội. Trên cơ sở đó mới rút ra các bài học kinh nghiệm, những chỗ cần bổ sung, hoàn thiện trong các chính sách xã hội đƣợc ban hành. Đồng thời, trong quá trình tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chính sách xã hội cũng cần đặt các chính sách này trong mối quan hệ qua lại với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm phục vụ cho mục tiêu chung.

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và thực thi chính sách xã hội phải có quan điểm lịch sử cụ thể. Trƣớc hết, phải thấy rằng mỗi chính sách xã hội đều ra đời trong bối cảnh lịch sử nhất định. Hơn thế nữa, việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và thực thi nó cũng phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử nhất định. Tuy nhiên, quan điểm lịch sử không đồng nhất với quan điểm tùy tiện, chủ quan duy y chí. Quan điểm lịch sử yêu cầu khi vận dụng và thực thi các chính sách xã hội cần phải tính đến những đặc điểm lịch sử cụ thể khi vận dụng trong thực tế cuộc sống.

Thứ tư, ngoài hệ thống chính sách điều tiết, Nhà nƣớc phải thiết lập một khuôn khổ pháp luật tổng thể, thống nhất nhằm tạo môi trƣờng vĩ mô ổn định. Nền KTTT dù có sự điều tiết của Nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN thì hoạt động của các chủ thể kinh tế vẫn chịu sự tác động của các quy luật khách quan, đặc biệt là quy luật giá trị. Mặt khác, nền KTTT bao gồm trong nó nhiều chủ thể với thực lực khác nhau. Họ chỉ có thể yên tâm và phát huy tối đa mọi năng lực vào sản xuất kinh doanh khi có sự công bằng và bình đẳng đƣợc đảm bảo bằng pháp luật.

Pháp luật với tƣ cách là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội có vai trò to lớn đối với yêu cầu đảm bảo sự công bằng, ổn định và phát triển xã hội. Nhà nƣớc sử dụng pháp luật nhƣ một công cụ quản lý nhằm một mặt xác định địa vị pháp lý bình đẳng giữa các chủ thể, các thành phần kinh tế; mặt khác tạo lập khung pháp lý bảo

đảm cho hoạt động của các chủ thể, thành phần kinh tế. Pháp luật của Nhà nƣớc phải đủ mạnh, rõ ràng, nhất quán và đƣợc thực hiện nghiêm minh, vừa khuyến khích các phƣơng thức làm giàu chính đáng, hợp pháp; vừa ngăn chặn những cách làm giàu bất chính, không hợp pháp. Đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, bên cạnh những ƣu đãi cần thiết để tạo nên sự hấp dẫn và thu hút họ, Nhà nƣớc cần phải thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát nhằm tránh những thiệt hại về môi trƣờng tự nhiên, xã hội và những vi phạm khác về pháp luật. Đồng thời, thông qua pháp luật, Nhà nƣớc bảo vệ quyền lợi và nhân phẩm của ngƣời tham gia lao động.

Một phần của tài liệu Công bằng xã hội và những yếu tố tác động đến thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)