KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình ở Việt Nam (Trang 39 - 42)

Bất bình đẳng giới, nói rõ hơn là địa vị thấp kém của phụ nữ so với nam giới là một trong những bất bình đẳng xã hội, đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người. Do đó, cũng đã từ rất lâu, cuộc đấu tranh của phụ nữ giành quyền bình đẳng đối với nam giới, phong trào vận động ủng hộ phụ nữ trong cuộc đấu tranh đó đã xuất hiện và phát triển. Thực tiễn đó làm nảy sinh các lý thuyết nữ quyền và lý thuyết giới. Các lý thuyết đó đã phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.

Chủ nghĩa Mác – Lênin đã nghiên cứu vấn đề bất bình đẳng giới và chỉ ra nguyên nhân của nó từ rất sớm trong các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin. Bất bình đẳng nam nữ được xem như một phạm trù lịch sử, nó ra đời, tồn tại, phát triển cùng với xã hội có giai cấp và sẽ mất đi khi xã hội không còn giai cấp. Con đường giải phóng phụ nữ, thiết lập bình đẳng nam nữ phải gắn với cuộc cách mạng xã hội, với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng của xã hội.

Hồ Chí Minh, một trong những học trò xuất sắc của các nhà kinh điển mácxit đã vận dụng lý luận Mác – Lênin vào giải quyết những vấn đề cách mạng ở Việt Nam, trong đó có vấn đề bình đẳng giới. Hồ Chí Minh coi việc giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu đấu tranh cơ bản của sự nghiệp cách mạng. Tư tưởng của Người về giải phóng phụ nữ và giành quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ là triệt để, cương quyết, nhất quán.

Những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận, phương pháp luận quan trọng để Đảng và Nhà nước Việt Nam đưa ra những chủ trương, chính sách, Hiến pháp nhằm thực hiện bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Đó là những việc làm thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên trong cuộc sống.

Bên cạnh việc nghiên cứu các quan điểm về phụ nữ và bình đẳng nam – nữ trong gia đình thì cũng cần tìm hiểu về các khái niệm liên quan như: gia đình, giới, bình đẳng giới, bình đẳng giới trong gia đình. Các khái niệm này giúp cho chúng ta phần nào định hướng đúng và tiếp cận tốt hơn ở những phần nội dung tiếp theo.

Chương này chủ yếu tiếp cận ở khía cạnh lý luận những vấn đề liên quan tới bình đẳng giới trong gia đình. Đó là cơ sở vững chắc cho việc vận dụng nghiên cứu và đưa ra giải pháp cho thực tiễn bình đẳng giới trong gia đình ở Việt Nam.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình ở Việt Nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)