- Giống: Gồm 5 giống: ĐVN6, DT84, ĐT26, ĐT20, DT96
+ Giống ĐVN6: Chọn tạo từ tổ hợp lai Ak03/DT96 (2007). Giống có thời gian sinh trưởng 90-92 ngày ở vụ xuân, 84-86 ngày ở vụ hè và vụ đông. ĐVN6 thuộc dạng sinh trưởng hữu hạn, dạng cây đứng, lá hình dạng trứng nhọn, xanh đậm, hoa tím, vỏ quả chín nâu đậm, hạt vàng, rốn vàng, giống cây thấp (38-43,2 cm), phân cành mạnh. Khối lượng 1000 hạt là 170-190g; hàm lượng protein trong hạt đạt 41,69%. ĐVN6 là giống có khả năng chống bệnh tốt, chống đổ khá. Năng suất trung bình ở vụ xuân là 17,5 tạ/ha, cao nhất la 21 tạ/ha; vụ hè đạt 25-27 tạ/ha; vụ đông đạt 18-22 tạ/ha.
+ Giống DT96: lai tạo từ 2 giống đậu tương DT90 và DT84. DT96 có năng suất cao, chống chịu sâu bênh tốt, thích hợp cho các vùng đất khô hạn, có thể trồng được 3 vụ/năm. DT96 có đặc điểm: hoa tím, lá hình tim nhọn, màu xanh, sáng, lông nâu, cây cao 45-58 cm, thân có 12-15 đốt, phân cành vừa phải, cây gọn, hình dáng đẹp, phù hợp trồng thuần, quả chín màu vàng, số quả chắc trên cây cao 25-35 quả. Giống này có khả năng chống đổ khá, chống được các bệnh gỉ sắt, sương mai, đốm nâu vi khuẩn, lở cổ rễ. Thời gian sinh trưởng trung bình là 98 ngày (vụ xuân), 96 ngày (vụ hè thu) và 90 ngày (vụ đông). Theo đánh giá, năng suất thực tế của DT96 có khả năng đạt tối đa 3,5-4 tấn/ha, cao hơn 30% so với các giống khác và đặc biệt là chịu hạn cực kỳ tốt.
+ Giống DT84 (đối chứng): Do viện di truyền Nông nghiệp chọn tạo bằng phương pháp đột biến và được công nhận là giống quốc gia năm 1995. Đặc tính chủ yếu: Cây sinh trưởng khoẻ, cao trung bình 50-60 cm, ít phân cành. Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Hạt to, màu vàng, sáng, trọng lượng 1000 hạt từ 150-160g. Năng suất trung bình 18-25 tạ/ha.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 24 + Giống ĐT26 và ĐT20: Trung tâm nghiên cứu và phát triển đậu đỗ. Viện cây lương thực và cây thực phẩm lai tạo
Nguồn gốc và phương pháp: Giống đậu tương ĐT26 được chọn lọc từ tổ hợp lai giữa ĐT2000 x ĐT12. Được công nhận giống cho sản xuất thử năm 2008 theo Quyết định số 111/QĐ-TT-CCN ngày 03 tháng 06 năm 2008.
- Giống đậu tương ĐT26 có thời gian sinh trưởng trung bình 90-95 ngày.
- Chiều cao cây 45-60cm., hoa màu trắng, hạt vàng, rốn nâu đậm, quả chín có màu nâu, phân cành khá từ 2-3 cành/cây, có 30-55 quả chắc/cây, tỷ lệ quả 3 hạt 20-40%. Khối lượng 100 hạt (18-19 g).
- Năng suất 21-29 tạ/ha, tuỳ thuộc vào mùa vụ và điều kiện thâm canh.
- Giống thích hợp nhất trong vụ Xuân và vụ Đông. Giống ĐT26 nhiễm nhẹ bệnh gỉ sắt, chịu giũi đục thân, chống đổ.
- Vật tư khác:
+ Đạm Ure (46%) + Supe lân (16%) + Kaliclorua (60%) + Vôi bột
+ Thuốc BVTV (Thuốc trừ sâu, cỏ, bệnh…) + Phân bón lá:
* Phân bón lá K – Hmat
Thành phần: HC: 40% (K-humate 12%) N:3%, P2O5:5%, K2O:3%, Tổng vi lượng Cu, Fe, Zn, Bo, Mn ... >1.000ppm.
Công dụng:
K-humate là chế phẩm hữu cơ có chứa hàm lượng K-humate đậm đặc có tác dụng cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí. Kích thích hệ thống rễ và các lông tơ của rễ phát triển từ đó giúp cho quá trình hấp thụ nước và dưỡng chất của cây trồng tối đa.
Giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe, cứng cây, chống đổ ngã, vàng lá, nghẹn
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 25 đòng. Tăng tính đề kháng các bệnh hại như: đạo ôn, đốm vằn, vàng lá, lem lép hạt ...
Tăng khả năng chống chịu cho cây trông khi gặp thời tiết bất lợi, khô hạn, ngập úng
K-humate giúp cho quá trình hạ phèn, giải độc hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật
* Phân bón lá K – H
Thành phần có trong loại phân bón cao cấp này gồm có các chất khoáng đa, trung, vi lượng như N, P, K, Ca, Zn, Cu, Fe, Mn, Mg, Mo, Bo ….. các Enzim hoạt tính sinh học, các vi ta min và đạc biệt là 21 loại Axit amin (Hay còn gọi là Amino Acids ) là thành phần quan trọng tạo nên sự khác biệt so với các loại phân bón thông thường .
Tác dụng: cung cấp cho cây trồng những thành phần dinh dưỡng đặc biệt thiết yếu giúp cho cây trồng tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, trao đổi chất và chống chịu với thời tiết khắc nghiệt như nắng hạn, giá rét, ngập úng, chua, mặn đồng thời có khả năng đề kháng tôt với các loại sâu bệnh hại . Những tính năng vượt trội của loại phân bón cao cấp này giúp người nông dân tiết kiệm được 30 đến 50% lượng phân hóa học giảm 70 đến 95% lượng thuốc bảo vệ thực vật so với quy trình chăm sóc thông thường, và thu nhập của người nông dân tăng lên đáng kể khi sử dụng sản phẩm này vì nó sẽ làm cho các loại cây trồng tăng năng suất từ 20 đến 40% và chất lượng nông sản tăng lên tới 70%.
* Phân bón Đầu trâu 902 (Công ty phân bón Bình Điền)
Thành phần: N: 17%; P2O5: 21%; K2O: 21%; CaO: 0,03%; MgO: 0,03%;
Zn: 0,05%; Cu: 0,05%; B: 0,03%; Fe: 0,01%; Mn: 0,01%; Mo: 0,01%; Penac P, GA3, αNAA, βNOA: 0,002%.
Tác dụng: tăng sinh trưởng, cho bông to đều, ít bông kẹ, nhiều hạt chắc.
Giảm rụng quả non, quả mau lớn, thu hoạch sớm. Tăng sức chống chịu sâu bệnh, hạn và rét. Tăng năng suất, rau, hoa quả đẹp mã, tăng chất lượng nông sản và lợi nhuận.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 26 3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thời gian: Vụ thu đông 2011.
- Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại vùng đất đất chuyên màu của huyện Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh.
- Đất thí nghiệm: đất thịt nhẹ, chân vàn, pH= 5,5-6,5 3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và năng suất của 1 số giống đậu tương tại huyện Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá khác nhau với giống DT84 tại huyện Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh.