3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.2. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu:
- Sâu hại: được đánh giá theo TCN10 – 2005 của Bộ NN&PTNT + Sâu đục quả: đếm số quả bị hại/ tổng số quả theo dõi (%) + Sâu cuốn lá: đếm số lá bị sâu cuốn/ tổng số lá trên cây (%) + Sâu ăn lá: theo dõi như đối với sâu cuốn lá.
- Bệnh hại:
+ Bệnh gỉ sắt: được đánh giá theo cấp bệnh từ 0-5; Cấp 0: không bị bệnh Cấp 1: 1-5% diện tích lá bị bệnh Cấp 2: 6-10% diện tích lá bị bệnh Cấp 3: 11-25% diện tích lá bị bệnh Cấp 4: 26-50% diện tích lá bị bệnh Cấp 5: >50% diện tích lá bị bệnh
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 30 + Bệnh sương mai: đánh giá theo cấp bệnh gỉ sắt.
- Khă năng chống đổ: đếm số cây đổ, tính tỷ lệ % đánh giá theo thang điểm từ 1-5 như sau:
+ Điểm 1: Hầu hết các cây đều thẳng đứng + Điểm 2: <25% số cây bị đổ hẳn
+ Điểm 3: 26-50% số cây bị đổ hẳn + Điểm 4: 51-75% số cây bị đổ hẳn + Điểm 5: >75% số cây bị đổ hẳn.
* Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:
- Trước khi thu hoạch lấy ngẫu nhiên 10 cây trên mỗi ô thí nghiệm, sau đó tiến hành thu thập các số liệu sau:
- Đếm tổng số cành cấp 1 trên cây.
- Đếm số đốt hữu hiệu (đốt mang quả) trên thân chính.
- Xác định chiều cao đóng quả (đo từ đốt hai lá mầm đến đốt ra quả đầu tiên).
- Đêm số quả/cây, tính tỷ lệ quả chắc (%)
- Tính tỷ lệ quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt (tính theo % số quả chắc) - Xác định khối lượng 1000 hạt (g)
- Năng suất cá thể (g/cây): Khối lượng hạt trung bình của 10 cây mẫu. - Năng suất lý thuyết (tạ/ha)=(Năng suất cá thể/100.000)*Mật độ*10.000 - Năng suất thực thu: Tính trên cơ sở ô thí nghiệm.
- Năng suất thực thu (tạ/ha)= (Năng suất ô thí nghiệm/10*10.000) - Hiệu quả kinh tế (lãi thuần) = Tổng thu – Tổng chi