Ảnh hưởng của phân bón lá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống đậu tương ĐT26 trong điều kiện vụ thu đông 2011 tại Cẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định một số giống và ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương vụ thu đông huyện cẩm xuyên, hà tĩnh (Trang 62 - 78)

Xuyên - Hà Tĩnh

4.2.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức sử dụng phân bón lá vụ thu đông 2011 tại Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh

Thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Trong cùng một giống, với chế độ chăm sóc khác nhau thì thời gian sinh trưởng cũng có sự thay đổi. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống đậu tương ĐT26 được trình bày tại bảng 4.12.

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh trưởng của giống ĐT26 ở vụ thu đông 2011

tại Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh Công thức

Tỷ lệ mọc mầm

(%)

Thời gian từ gieo –

mọc

Mọc - Ra hoa

Ra hoa - Chín

Tổng thời gian sinh trưởng

CT1 (Đ/c) 92,13c 6 35 51 92a

CT2 (K-H) 94,67a 6 34 49 89b

CT3 (K-Humat) 93,06b 7 33 50 90b

CT4 (Đầu Trầu 902) 94,33a 6 33 51 90b

LSD5% 1,42 1,25

CV% 4,6 5,0

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 54 Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.12 cho thấy:

* Tỷ lệ mọc mầm: qua bảng 4.12 cho thấy tỉ lệ mọc trung bình của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức khác nhau đều khá cao (trên 90%). Giống ĐT26 có tỷ lệ mọc cao ở công thức 2 (K - H) (94,67%) và công thức 4 (Đầu Trâu 902) (đạt 94,33%); tiếp đến là ở công thức 3 (K - Humat) (93,06%) và thấp nhất là ở công thức 1 (đ/c) đối chứng (92.13%).

* Thời gian từ gieo đến mọc mầm: chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu khi gieo cũng như chế độ chăm sóc. Thời gian từ gieo đến mọc mầm của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức sử dụng loại phan bón lá khác nhau biến động từ 6 đến 7 ngày, ở công thức đối chứng thời gian từ gieo đến mọc ngắn nhất (6 ngày), các công thức còn lại đều có thời gian từ gieo đến mọc là 7 ngày.

* Thời gian từ mọc đến ra hoa: kết quả thí nghiệm cho thấy thời gian sinh trưởng từ mọc đến ra hoa của giống đậu tương ở các công thức khác nhau chênh lệch từ 1 – 2 ngày.

* Thời gian ra hoa đến chín: thời gian ra hoa của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức khác nhau biến động từ 49 – 51 ngày. Ở công thức 2 (K - H), thời gian này là ngắn nhất (49 ngày). Công thức 1 (đ/c) và công thức 4 (Đầu Trâu 902) đều có thời gian ra hoa đến chín (51 ngày).

* Tổng thời gian sinh trưởng: công thức 1 (đ/c) có tổng thời gian sinh trưởng dài nhất là 92 ngày; các công thức 2 (K - H), 3, 4 có tổng thời gian sinh trưởng là 89 – 90 ngày (giữa các công thức này không có sự sai khác về mặt ý nghĩa thống kê).

4.2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống ĐT26 ở các công thức sử dụng phân bón lá vụ thu đông 2011 tại Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh

Sự tăng trưởng chiều cao cây còn ảnh hưởng đến tốc độ ra lá, khả năng phân cành, số đốt trên thân, số đốt hữu hiệu, hoa hữu hiệu trên cây.… Đặc điểm này chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, chế độ canh tác và đặc điểm di truyền của giống

Theo dừi sự ảnh hưởng của cỏc loại phõn bún lỏ khỏc nhau đến động thỏi

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 55 tăng trưởng chiều cao cây của giống đậu tương ĐT26, chúng tôi thu được kết quả và thể hiện qua bảng 4.13 và hình 4.3.

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của giống ĐT26 vụ thu đông

tại Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh (2011) Ngày sau gieo Công thức

20 27 34 41 48 55 62

CT1 (Đ/c) 13,55 17,21 21,56 30,33 38,89 46,76 50,26c CT2 (K-H) 14,05 17,71 22,06 30,83 39,39 47,26 50,76c CT3 (K-Humat) 14,19 17,85 24,5 33,27 41,83 49,7 53,2b CT4 (Đầu Trầu 902) 15,35 19,01 25,36 36,13 44,69 52,56 56,06a

LSD5% 2,12

CV% 5,4

0 10 20 30 40 50 60

20 27 34 41 48 55 62 Ngày sau gie o

Chiều cao cây (cm)

CT1 (Đ/c)

CT2 (K-H)

CT3 (K- Humat) CT4 (Đầu Trầu 902)

Hình 4.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của giống ĐT26 vụ thu đông

tại Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh (2011)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 56 Qua kết quả ở bảng 4.13 và hình 4.3 cho thấy

Chiều cao cây của giống đậu tương ở các công thức khác nhau đều có xu hướng tăng dần từ khi cây có 1 lá kép đến chín, tuy nhiên giữa các giống và giữa các thời kỳ lại có sự tăng trưởng khác nhau. Thời kỳ 1 - 5 lá kép tốc độ phát triển chiều cao cây ở các giống đậu tương chưa mạnh, bộ rễ chưa phát triển mạnh, số lá ít, lá bé. Thời kỳ cây có 5 lá kép đến ra hoa tốc độ phát triển mạnh nhất.

Sau 62 ngày gieo, tốc độ tăng trưởng chiều cao của giống đậu tương ở các công thức khác nhau biến động từ 50,26 đến 56,06 cm. Trong đó, giống đậu tương ĐT26 ở công thức 4 (Đầu Trâu 902) có chiều cao thân chính cao nhất (56,06 cm); ở công thức đối chứng (50,26cm) và công thức 2 (K - H) (50,76 cm) có chiều cao thân chính thấp hơn.

4.2.3. Thời gian ra hoa và tổng số hoa của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức sử dụng phân bón lá vụ thu đông 2011 tại Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh Thời gian ra hoa phụ thuộc vào đặc tính của từng giống và mùa vụ gieo trồng. Thời gian ra hoa là giai đoạn quan trọng nhất của cây đậu tương và được tính từ khi cây bắt đầu ra hoa đến khi kết thúc ra hoa.

Kết quả theo dừi số hoa và thời gian ra hoa của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức phân bón khác nhau được trình bày tại bảng 4.14.

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thời gian ra hoa và tổng số hoa của giống ĐT26

vụ thu đông tại Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh (2011)

Công thức Thời gian ra hoa (ngày) Tổng số hoa trên cây (hoa)

CT1 (Đ/c) 24 61,30c

CT2 (K-H) 25 65,16b

CT3 (K-Humat) 26 68,15a

CT4 (Đầu Trầu 902) 26 66,03b

LSD5% 1,62

CV% 4,3

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 57 Qua kết quả ở bảng 4.14 cho thấy, thời gian ra hoa của giống đậu tương ĐT26 biến động từ 24 đến 26 ngày. Thời gian ra hoa ở công thức đối chứng là ngắn nhất (24 ngày), tiếp đến là công thức 2 (K - H) (25 ngày) và các công thức còn lại đều là 26 ngày.

Tổng số hoa của giống đậu tương ở các công thức thí nghiệm khác nhau có sự khác nhau ở mức độ tin cậy 95%. Ở công thức 1 (đ/c) có tổng số hoa là ít nhất (61,30 hoa/cây); cao nhất là ở công thức 3 (K - Humat) đạt 68,15 hoa/cây.

Cả 3 công thức K-H, K-Humat, Đầu Trầu 902 đều có tổng số hoa cao hơn đối chứng ở mức sai khác đáng tin cậy.

4.2.4. Chỉ số diện tích lá của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức sử dụng phân bón lá vụ thu đông 2011 tại Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh

Lá là cơ quan quang hợp để tạo ra chất khô, là nơi khởi nguồn cho việc tạo năng suất, phẩm chất cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng. Kết quả theo dừi chỉ số diện tớch lỏ được trỡnh bày ở bảng 4.15.

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chỉ số diện tích lá của giống ĐT26 ở vụ thu đông 2011 tại Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh

Thời kỳ bắt đầu ra

hoa Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ quả mẩy Công thức

Diện tích lá (dm2/cây)

LAI (m2lá/

m2đất)

Diện tích lá (dm2/cây)

LAI (m2lá/

m2đất)

Diện tích lá (dm2/cây)

LAI (m2lá/

m2đất) CT1 (Đ/c) 7,88 2,49ab 11,56 4,25c 14,36 4,62ab CT2 (K-H) 8,02 2,62a 11,69 4,38b 14,49 4,75ab CT3 (K-Humat) 8,16 2,77a 11,84 4,53a 14,64 4,90a CT4 (Đầu Trầu 902) 8,10 2,71a 11,78 4,47a 14,58 4,84a

LSD5% 0,22 0,15 0,13

CV% 6,0 4,7 5,2

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 58

* Diện tích lá

Qua kết quả bảng 4.15 cho thấy, ở thời kỳ bắt đầu ra hoa diện tích lá của giống đậu tương ĐT26 các công thức khác nhau biến động từ 7,88 – 8,16 dm2 lá/cây. Sang đến thời kỳ hoa rộ diện tích lá của giống tăng dần, biến động từ 11,56 – 11,84 dm2 lá/cây. Ở giai đoạn quả mẩy diện tích lá của giống ở các công thức khác nhau đều đạt giá trị cao nhất. Giống đậu tương ĐT26 có diện tích lá cao nhất ở công thức 3 (K - Humat) (đạt 14,64d m2 lá/cây); thấp nhất là ở công thức đối chứng (đạt 14,36 dm2 lá/cây).

* Chỉ số diện tích lá (LAI)

Thời kỳ bắt đầu ra hoa chỉ số diện tích lá của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức thí nghiệm khác nhau biến động từ 2,49 đến 2,77 m2lá/m2đất, ở công thức 2 (K - H), 3, 4 có chỉ số diện tích lá là 2,62; 2,77; 2,71 m2lá/m2đất; thấp nhất là ở công thức 1 (đ/c) (2,49 m2lá/m2đất)

Thời kỳ hoa rộ chỉ số diện tích lá của giống đều tăng nhanh, biến động từ 4,25 đến 4,53 m2lá/m2đất. Ở công thức 3 (K - Humat) và công thức 4 (Đầu Trâu 902) có chỉ số diện tích lá là 4,53 và 4,47 m2lá/m2đất; thấp nhất là ở công thức đối chứng 1 (4,25 m2lá/m2đất).

Thời kỳ quả mẩy chỉ số diện tích lá của giống đậu tương ở các công thức thí nghiệm đều đạt cao nhất. Ở công thức 3 (K - Humat) (4,90 m2lá/m2đất) và công thức 4 (Đầu Trâu 902) (4,84 m2lá/m2đất) có chỉ số LAI tương đương nhau, và cao hơn so với đối chứng ở mức sai khác đáng tin cậy.

4.2.5. Khả năng hình thành nốt sần của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức sử dụng phân bón lá vụ thu đông 2011 tại Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh Sự hình thành nốt sần là một trong các yếu tố quyết định đến năng suất của giống vì nốt sần là nguồn cung cấp phần lớn nhu cầu đạm của cây đặc biệt là vào giai đoạn ra hoa rộ và quả mẩy. Kết quả theo dừi sự hỡnh thành nốt sần của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức thí nghiệm cho thấy số lượng và khối lượng nốt sần tăng dần từ thời kỳ bắt đầu ra hoa đạt giá trị tối đa vào thời kỳ quả mẩy, khi cây

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 59 bước vào giai đoạn chín thì nốt sần dần trở nên vô hiệu.

Kết quả nghiên cứu khả năng hình thành của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức sử dụng phân bón lá khác nhau được trình bày ở bảng 4.16.

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng hình thành nốt sần của giống ĐT26 vụ thu đông

tại Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh (2011) Thời kỳ bắt đầu ra

hoa Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ quả mẩy Công thức SL nốt

sần HH (nốt/ cây)

Khối lượng (g/ cây)

SL nốt sần HH (nốt/ cây)

Khối lượng (g/ cây)

SL nốt sần HH (nốt/ cây)

Khối lượng (g/ cây) CT1 (Đ/c) 27,4d 0,74 36,6c 0,82 47,3d 0,93

CT2 (K-H) 45,3a 0,82 51,7a 0,93 63,7a 1,10

CT3 (K-Humat) 41,3b 0,81 48,9a 0,92 59,6b 1,09 CT4 (Đầu Trầu 902) 37,4c 0,78 42,3b 0,89 55,3c 1,06

LSD5% 3,42 3,15 4,05

CV% 4,6 4,3 4,7

Qua kết quả ở bảng 4.16 cho thấy:

* Thời kỳ bắt đầu ra hoa: số lượng nốt sần của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức khác nhau biến động từ 27,4 – 45,3 nốt/cây. Giống ĐT26 ở công thức 2 (K - H) có số lượng nốt sần (45,3 nốt/cây) cao nhất; thấp nhất là ở công thức 1 (đ/c) đối chứng (đạt 27,4 nốt/cây). Cả 3 công thức phun(K-H, K-Humat, Đầu trâu 902) đều số lượng nốt sần thời kỳ ra hoa cao hơn Đ/c ở mức sai khác đáng tin cậy.

Khối lượng nốt sần biến động từ 0,74 – 0,82 g/cây. Giống đậu tương ĐT26 ở công thức 1 (đ/c) đối chứng có có khối lượng nốt sần thấp nhất với 0,74

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 60 g/cây, đạt cao nhất là ở công thức 2 (K - H) với 0,82 g/cây.

* Thời kỳ hoa rộ: số lượng nốt sần của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức khác nhau biến động từ 36,6 – 51,7 nốt/cây. Giống ĐT26 ở công thức 2 (K - H) có số lượng nốt sần (51,7 nốt/cây) và ở công thức 3 (K - Humat) (48,9 nốt/cây) là cao hơn so với các giống khác; thấp nhất là ở công thức 1 (đ/c) đối chứng (đạt 36,6 nốt/cây).

Khối lượng nốt sần biến động từ 0,82 đến 0,93 g/cây. Giống đậu tương ĐT26 ở công thức 1 (đ/c) đối chứng có có khối lượng nốt sần thấp nhất với 0,82 g/cây, đạt cao nhất là ở công thức 2 (K - H) với 0,93 g/cây.

* Thời kỳ quả mẩy: số lượng nốt sần của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức khác nhau biến động từ 47,3 – 63,7 nốt/cây. Giống ĐT26 ở công thức 2 (K - H) có số lượng nốt sần cao nhất, đạt 63,7 nốt/cây; thấp nhất là ở công thức 1 (đ/c) đối chứng (đạt 47,3 nốt/cây), cao hơn chắc chắn so với đối chứng.

Khối lượng nốt sần biến động từ 0,93 đến 1,10 g/cây. Giống đậu tương ĐT26 ở công thức 1 (đ/c) đối chứng có có khối lượng nốt sần thấp nhất với 0,93 g/cây, đạt cao nhất là ở công thức 2 (K - H) với 1,10 g/cây.

4.2.6. Khả năng tích luỹ chất khô của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức sử dụng phân bón lá vụ thu đông 2011 tại Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh

Khả năng tích lũy chất khô của cây thể hiện hiệu quả của quá trình quang hợp và nó là cơ sở tạo ra năng suất của cây. Quang hợp tốt và thuận lợi thì khả năng tích lũy chất khô của cây cao và ngược lại. Khả năng tích lũy chất khô tốt và thuận lợi sẽ là cơ sở cho quá trình hình thành năng suất sau này.

Kết quả theo dừi khả năng tớch lũy chất khụ của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức sử dụng phân bón lá khác nhau được trình bày tại bảng 4.17.

Qua số liệu ở bảng 4.17 cho thấy:

* Thời kỳ bắt đầu ra hoa

Lượng chất khô tích luỹ được ở giống ĐT26 ở công thức 3 (K - Humat) (4,04 g/cây) và ở công thức 2 (K - H) đạt (3,42 g/cây) cao hơn so với các công

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 61 thức còn lại; tiếp đến là ở công thức 4 (Đầu Trâu 902) (đạt 2,99 g/cây) và ở công thức 1 (đ/c) đạt 2,44 g/cây.

* Thời kỳ hoa rộ

Sang thời kỳ hoa rộ, khả năng tớch luỹ chất khụ tăng lờn rừ rệt. Giống đậu tương ĐT26 ở công thức 3 (K - Humat) có khả năng tích luỹ chất khô khá cao đạt 9,92 g/cây, công thức đối chứng đạt 6,48 g/cây. Cả 3 công thức trên đều cao hơn đối chứng ở mức sai khác đáng tin cậy

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng tích lũy chất khô của giống ĐT26 vụ thu đông

tại Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh (2011) Công thức Thời kỳ bắt đầu

ra hoa

Thời kỳ hoa rộ

Thời kỳ quả mẩy

CT1 (Đ/c) 2,44ab 6,48ab 10,28d

CT2 (K-H) 3,42a 8,67a 16,33b

CT3 (K-Humat) 4,04a 9,92a 18,61a

CT4 (Đầu Trầu 902) 2,99ab 7,89ab 14,03c

LSD5% 1,12 1,25 2,21

CV% 6,6 4,6 4,9

* Thời kỳ quả mẩy

Ở thời kỳ này khả năng tích luỹ chất khô của cây đạt cao nhất vì đây là giai đoạn lượng vật chất tạo ra chỉ để vận chuyển về hạt mà không bị tiêu hao vào hình thành các cơ quan sinh dưỡng. Khả năng tích lũy chất khô giai đoạn quả mẩy thể hiện tiềm năng năng suất của giống. Giống đậu tương ĐT26 ở các công thức thí nghiệm đều có khả năng tích luỹ chất khô khá cao, trong đó công thức 3 (K - Humat) có khả năng tích lũy chất khô cao nhất đạt 18,61 g/cây, thấp nhất là công thức 1 (đ/c) đối chứng chỉ đạt 10,28 g/cây, cả 3 công thức phun đều có tích luỹ chất khô cao hơn đối chứng ở mức sai khác đáng tin cậy

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 62 4.2.7. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của

giống đậu tương ĐT26 vụ thu đông 2011 tại Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh Các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống đậu tương có sự khác nhau và phụ thuộc vào bản chất di truyền của từng giống. Bên cạnh đó việc nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng cho chúng ta biết khả năng chống chịu của giống, đặc biệt là tớnh chống đổ. Kết quả theo dừi ảnh hưởng của một số loại phõn bún cỏc chỉ tiờu sinh trưởng của giống đậu tương ĐT26 được thể hiện ở bảng 4.18.

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống ĐT26 vụ thu đông

tại Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh (2011)

Công thức

Chiều cao thân chính

(cm)

Chiều cao đóng quả

(cm)

Số cành cấp 1 (cành/cây)

Đường kính thân

(mm)

Số đốt hữu hiệu (đốt/thân)

CT1 (Đ/c) 52,29 6,9 2,1ab 5,29 8,3c

CT2 (K-H) 53,79 7,0 2,4a 5,30 8,7b

CT3 (K-Humat) 55,23 7,2 2,4a 5,32 9,0a

CT4 (Đầu Trầu 902) 58,09 7,3 2,3a 5,39 8,4c

LSD5% 0,18 0,27 0,25

CV% 5,3 4,4 6,5

Qua bảng 4.18 cho thấy:

* Chiều cao thân chính:

Chiều cao thân chính của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức phân bón khác nhau biến động từ 52,29 – 58,09 cm, cao hơn là ở công thức 4 (Đầu Trâu 902) (đạt 58,09 cm); thấp hơn là ở công thức 1 (đ/c) (52,29 cm). Các công thức còn lại biến động từ 53,79 – 55, 23 cm.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 63

* Chiều cao đóng quả:

Chiều cao đóng quả của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức phân bón khác nhau biến động từ 6,9 – 7,3 cm; cao nhất là ở công thức 3 (K - Humat) (đạt 7,3 cm); thấp nhất là ở công thức 1 (đ/c) (6,9 cm).

* Số cành cấp 1: là chỉ tiêu quan trọng được đặc biệt quan tâm trong công tác chọn giống, đồng thời là chỉ tiêu có liên quan mật thiết với năng suất.

Số cành cấp 1 của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức phân bón khác nhau biến động từ 2,1 – 2,4 cành/cây. Trong đó, ở công thức đối chứng 1 (2,1 cành/cây); ở các công thức thí nghiệm biến động từ 2,3 – 2,4 cành/cây.

* Đường kính thân: là chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây, đặc biệt là khả năng chống đổ.

Kết quả ở bảng cho thấy đường kính thân của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức phân bón khác nhau biến động từ 5,29 – 5,39mm. Ở các công thức khác nhau, đường kính thân của giống đậu tương ĐT26 không nhận thấy sự sai khác.

* Số đốt hữu hiệu trên thân chính: đây là một trong những chỉ tiêu có ý nghĩa tới các yếu tố cấu thành năng suất đậu tương. Số đốt hữu hiệu càng nhiều thì khả năng mang quả trên cây càng lớn.

Số đốt hữu hiệu trên thân chính của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức phân bón khác nhau biến động từ 8,3 – 9,0 đốt/thân. Ở công thức 3 (K - Humat) có số đốt hữu hiệu đạt cao là 9,0 đốt/thân; ở công thức 1 (đ/c) và công thức 4 (Đầu Trâu 902) có số đốt hữu hiệu thấp hơn so với các công thức khác ở mức sai khác chắc chắn (đạt 8,3 và 8,4 đốt/thân)

4.2.8. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức sử dụng phân bón lá vụ thu đông 2011 tại Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh Sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân gậy hại làm giảm năng suất đậu tương một cỏch đỏng kể. Kết quả theo dừi mức độ nhiễm sõu bệnh hại giống đậu tương ĐT26 ở các công thức thí nghiệm được trình bày tại bảng 4.19

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định một số giống và ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương vụ thu đông huyện cẩm xuyên, hà tĩnh (Trang 62 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)