Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định một số giống và ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương vụ thu đông huyện cẩm xuyên, hà tĩnh (Trang 46 - 48)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.4.Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương

Lá là cơ quan quang hợp để tạo ra chất khô, là nơi khởi nguồn cho việc tạo năng suất, phẩm chất cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng. Chỉ số diện tích lá là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khả năng quang hợp của quần thể cây trồng, chỉ tiêu này biến động qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển, trong một phạm vi nhất định chỉ số diện tích lá tăng kéo theo khả năng quang hợp và năng suất cây trồng cũng tăng lên. Kết quả theo dõi chỉ số diện tích lá được trình bày ở bảng 4.4.

* Diện tích lá

Qua kết quả bảng 4.4 cho thấy, ở thời kỳ bắt đầu ra hoa diện tích lá của các giống dao động từ 5,85 – 7,90 dm2 lá/ cây, cao nhất là ĐT26 và thấp nhất là giống DT84. Sang đến thời kỳ hoa rộ diện tích lá của các giống tăng dần và cao nhất vẫn là giống ĐT26 đạt 11,66 dm2 lá/cây, thấp nhất là giống DT84 chỉ đạt 9,27 dm2 lá/ cây.

Khi cây bước vào giai đoạn quả mẩy diện tích lá của các giống đều đạt giá trị cực đại, giai đoạn này có ý nghĩa quyết định đến năng suất của cây vì nó tập trung nhiều vật chất để nuôi hạt. Giống có diện tích lá cao nhất là ĐT26 với 14,38 dm2 lá/cây, thấp nhất là DT84 chỉ đạt 12,20 dm2 lá/cây; các giống còn lại đều có chỉ số diện tích lá cao hơn giống đối chứng và biến động từ 13,17 – 13,69 dm2 lá/cây.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 38

Bảng 4.4. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương vụ thu đông tại Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh (2011)

Thời kỳ bắt đầu ra

hoa Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ quả mẩy

Giống Diện tích lá (dm2/ cây) LAI (m2lá/ m2 đất) Diện tích lá (dm2/ cây) LAI (m2lá/ m2 đất) Diện tích lá (dm2/ cây) LAI (m2lá/ m2 đất) DT84 5,85 1,83ab 9,27 2,94e 12,20 4,09d ĐVN6 5,86 1,87ab 10,26 3,32c 13,17 4,27c ĐT26 7,90 2,51a 11,66 4,27a 14,38 4,64a DT96 7,46 2,36a 11,58 3,62b 13,69 4,51a ĐT20 6,78 2,17a 11,56 3,06d 13,46 4,45ab LSD5% 0,39 0,21 0,17 CV% 5,7 4,9 5,5 * Chỉ số diện tích lá (LAI)

Thời kỳ bắt đầu ra hoa chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương còn thấp, giữa các giống chỉ số diện tích lá có sự khác biệt không nhiều. Chỉ số diện tích lá của các giống thời kỳ này biến động từ 1,83 đến 2,51 m2 lá/m2 đất, các giống ĐT26, DT96, ĐT20 có chỉ số diện tích lá tương đương nhau biến động từ 2,17 - 2,51 m2lá/m2đất, các giống còn lại có chỉ số diện tích lá thấp hơn và biến động từ 1,83 – 1,87 m2lá/m2đất.

Thời kỳ hoa rộ chỉ số diện tích lá của các giống đều tăng nhanh, biến động từ 2,94 đến 4,27 m2lá/m2đất. Giống ĐT26 có chỉ số diện tích lá cao nhất với 4,27 m2lá/m2đất và thấp nhất là giống DT84 với 2,94 m2lá/m2đất.

Thời kỳ quả mẩy chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm đều đạt cao nhất. Giống ĐT 26 và DT96 có chỉ số diện tích lá cao tương đương

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 39 nhau, từ 4,51 và 4,64 m2lá/m2đất, thấp nhất là giống DT84 chỉ đạt 4,09 m2lá/m-

2

đất; các giống còn lại đều có chỉ số diện tích lá cao hơn đối chứng, biến động từ 4,27 – 4,45 m2lá/m2đất.

Như vậy diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương trong thí nghiệm đạt cao nhất ở thời kỳ quả mẩy và cũng đạt chỉ số thích hợp tạo cơ sở cho cây sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định một số giống và ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương vụ thu đông huyện cẩm xuyên, hà tĩnh (Trang 46 - 48)