Kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống đậu tương trong điều kiện vụ thu đông tại Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định một số giống và ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương vụ thu đông huyện cẩm xuyên, hà tĩnh (Trang 40 - 62)

4.1.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống đậu tương ở vụ thu đông

2011 tại Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh

Cây đậu tương cũng như các cây trồng khác, quá trình mọc mầm của hạt được xem là sự khởi đầu cho một chu kỳ sinh trưởng và phát triển. Quá trình mọc mầm của hạt là một yếu tố quan trọng trong cấu thành năng suất của cây đậu tương vì nó quyết định đến thời gian sinh trưởng, số lượng cây trên một đơn vị diện tích từ đó quyết định đến năng suất quần thể sau này. Giai đoạn này được tính từ khi gieo hạt xuống đất, hạt hút ẩm trương lên, rễ mọc ra, thân vươn lên đội hai lá mầm lên khỏi mặt đất, lá mầm xòe ra, thân mầm tiếp tục phát triển lên thành thân chính. Trong giai đoạn này cây con sống chủ yếu là dựa vào nguồn chất dự trữ ở trong hai lá mầm.

Sự mọc mầm của hạt phụ thuộc nhiều vào chất lượng hạt giống, điều kiện ngoại cảnh mà các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp là ẩm độ và nhiệt độ. Nếu trong cùng điều kiện sinh thái và mùa vụ như nhau thì yếu tố giống là yếu tố tác động chính đến sự mọc mầm của hạt.

Tỷ lệ mọc mầm là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của hạt giống, giống có tỷ lệ nảy mầm cao, khả năng mọc mầm khỏe là biểu hiện của một giống tốt bởi tỷ lệ mọc mầm có ảnh hưởng đến mật độ cây trên đơn vị diện tích về sau, vì vậy tỷ lệ nảy mầm cao sẽ là tiền đề cho năng suất cao. Qua kết quả theo dừi về tỷ lệ và thời gian mọc mầm cho thấy: cỏc giống khỏc nhau có tỷ lệ mọc mầm khác nhau. Ở điều kiện vụ thu đông 2011, các giống đậu tương thí nghiệm đều có tỷ lệ mọc mầm khá cao đều đạt trên 90%, giống đối chứng DT84 có tỷ lệ mọc mầm là 90,06%; các giống khác có tỷ lệ mọc tương đương với đối chứng; cao nhất là giống ĐT26 tỷ lệ mọc mầm đạt 93,03%.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 32 Bảng 4.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống đậu tương

vụ thu đông tại Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh (2011) Giống Tỷ lệ mọc

mầm (%)

Thời gian từ

gieo – mọc Mọc - Ra hoa Ra hoa - Chín

Tổng thời gian sinh trưởng

DT84 90,06b 6 35 53 94b

ĐVN6 90,67b 6 32 49 87d

ĐT26 93,03a 6 34 50 90c

DT96 91,16b 6 33 52 91c

ĐT20 90,33b 7 39 59 105a

LSD5% 1,02 2,67

CV% 5,1 4,7

Qua bảng 4.1 cho thấy, thời gian mọc mầm của các giống đậu tương thí nghiệm giao động từ 6 đến 7 ngày, giống ĐT20 có thời gian từ gieo đến mọc dài nhất (7 ngày), giống đối chứng DT84 có thời gian từ gieo đến mọc là 6 ngày.

* Thời gian từ mọc đến ra hoa của các giống đậu tương

Thời gian từ mọc đến ra hoa là giai đoạn sinh trưởng quan trọng của cây đậu tương. Thời kỳ đầu của giai đoạn cây con sinh trưởng chậm, nhưng bộ rễ lại phát triển nhanh cả về chiều ngang và chiều sâu, các nốt sần trên rễ được hình thành và phát triển; đến cuối thời kỳ xảy ra quá trình phân hóa mầm hoa, tốc độ sinh trưởng của cây tăng mạnh. Giai đoạn này sẽ quyết định đến số cây trên đơn vị diện tích, số cành, số đốt, số lá và tổng số hoa trên cây. Thời gian từ mọc đến ra hoa dài hay ngắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng tích lũy chất khô của cây đậu tương, sự dài hay ngắn của giai đoạn này phụ thuộc chặt chẽ vào bản chất di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh.

Kết quả thí nghiệm cho thấy thời gian sinh trưởng từ mọc đến ra hoa của các giống đậu tương có sự khác biệt. Giống có thời gian từ mọc đến ra hoa ngắn

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 33 nhất là giống ĐVN6 (32 ngày), giống ĐT20 có thời gian từ mọc đến ra hoa dài nhất là 39 ngày.

* Thời gian từ ra hoa đến chín của các giống đậu tương

Đây là thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây đậu tương quyết định tổng số hoa hữu hiệu, số quả trên cây. Khác với một số cây trồng khác, cây đậu tương trong thời gian nở hoa thì thân, cành lá, rễ vẫn tiếp tục phát triển, vì vậy thời kỳ này cây tiêu thụ rất nhiều chất dinh dưỡng, cần chú ý đáp ứng đầy đủ phân bón và nước cho cây.

Từ kết quả ở bảng 4.1 cho thấy thời gian từ ra hoa đến chín của các giống trong vụ thu đông biến động trong khoảng từ 49 đến 59 ngày. Giống đối chứng ĐVN6 có thời gian từ ra hoa đến chín ngắn nhất với 49 ngày, giống ĐT20 có thời gian từ ra hoa đến chín dài nhất là 59 ngày.

* Tổng thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương

Tổng thời gian sinh trưởng của cây đậu tương được tính từ khi gieo đến khi chín sinh lý hoàn toàn. Tùy từng giống, điều kiện sinh thái mà thời gian sinh trưởng của các giống cũng khác nhau. Việc xác định được thời gian sinh trưởng của giống là cơ sở khoa học để sắp xếp bố trí cơ cấu cây trồng trong mùa vụ và trong công thức luân canh, xen canh hợp lý, đồng thời có những biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp.

Kết quả theo dừi thớ nghiệm cho thấy tổng thời gian sinh trưởng của cỏc giống đậu tương trong thí nghiệm biến động từ 87 đến 105 ngày. Giống ĐVN6 có tổng thời gian sinh trưởng ngắn nhất với 87 ngày, tổng thời gian sinh trưởng dài nhất là giống ĐT20 với 105 ngày.

Như vậy xét về thời gian sinh trưởng các giống đậu tương, trồng trong điều kiện tại Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh, đa số thể hiện là các giống chín trung bình ngoại trừ giống ĐT20 là giống chín trung bình hơi muộn. Nhìn chung các giống có thời gian sinh trưởng là phù hợp và không ảnh hưởng tới cơ cấu mùa vụ của huyện

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 34 4.1.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống đậu tương vụ thu

đông tại Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh 2011

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống đổ cũng như các chỉ tiêu liên quan đến năng suất của các giống đậu tương. Sự tăng trưởng chiều cao cây còn ảnh hưởng đến tốc độ ra lá, khả năng phân cành, số đốt trên thân, số đốt hữu hiệu, hoa hữu hiệu trên cây.

Chiều cao cây của các giống đậu tương được quyết định chủ yếu bởi bản chất di truyền: loại sinh trưởng hữu hạn và loại sinh trưởng vô hạn. Ngoài ra sự tăng trưởng chiều cao của cây đậu tương chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là chế độ ánh sáng và dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng quyết định phát triển tối đa khả năng chiều cao của cây.

Theo dừi sự tăng trưởng chiều cao cõy của cỏc giống đậu tương chỳng tụi thu được kết quả và thể hiện qua bảng 4.2 và hình 4.1.

Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương vụ thu đông tại Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh (2011)

Ngày sau gieo Giống

20 27 34 41 48 55 62

DT84 12,91 15,22 19,44 28,51 37,22 41,59 44,93d ĐVN6 12,28 14,37 17,02 26,11 31,72 36,97 39,38e ĐT26 13,03 16,69 21,04 29,81 38,37 46,24 49,74c DT96 14,05 20,23 24,31 33,06 44,26 52,98 58,97a ĐT20 13,21 17,52 23,99 32,23 40,05 48,75 53,77b

LSD5% 3,10

CV% 5,1

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 35

0 10 20 30 40 50 60 70

20 27 34 41 48 55 62

Ngày sau gieo

Chiều cao cây (cm) DT84

ĐVN6 ĐT26 DT96 ĐT20

Hình 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương vụ thu đông tại Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh (2011)

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy: Sau 62 ngày gieo, khả năng tăng trưởng chiều cao của các giống đậu tương có sự khác nhau đáng kể, biến động từ 39,38 đến 58,97 cm. Trong đó, giống đậu tương có chiều cao thân chính ngắn nhất là ĐVN6 đạt 39,38 cm; thấp hơn so với đối chứng là DT84 đạt 44,93 cm, các giống còn lại đều có chiều cao thân chính cao hơn giống đối chứng, giống có chiều cao thân chính cao nhất là giống DT96 với 58,97 cm.

Chiều cao cây của các giống đậu tương có xu hướng tăng dần từ khi cây có 1 lá kép đến chín, tuy nhiên giữa các giống và giữa các thời kỳ lại có sự tăng trưởng khác nhau. Thời kỳ 1 - 5 lá kép tốc độ phát triển chiều cao cây ở các giống đậu tương chưa mạnh, bộ rễ chưa phát triển mạnh, số lá ít, lá bé. Thời kỳ cây có 5 lá kép đến ra hoa tốc độ phát triển mạnh nhất. Từ thời kỳ hoa rộ trở đi hai giống đậu tương DT84 và ĐVN6 có tốc độ tăng trưởng chiều cao giảm hẳn và hầu như không tăng cho đến khi chín; tuy nhiên các giống khác chiều cao cây vẫn tiếp tục tăng, chỉ giảm dần và hầu như không tăng ở thời kỳ quả mẩy.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 36 4.1.3. Thời gian ra hoa và tổng số hoa của các giống đậu tương ở vụ thu đông

2011 tại Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh

Thời gian ra hoa dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính của giống, thời vụ gieo trồng, đồng thời là một chỉ tiêu xác định khả năng thích nghi của giống trong điều kiện thời tiết bất thuận. Giống có thời gian ra hoa ngắn, tập trung sẽ có khả năng đạt năng suất cao, nhưng lại cũng dễ gặp rủi ro nếu thời tiết bất thuận trong thời gian ra hoa. Đối với giống có thời gian ra hoa dài, ra hoa nhỉều đợt thường cho năng suất ổn định ít khi mất mùa, bởi nếu gặp thời tiết không thuận lợi khi ra hoa thì chỉ ảnh hưởng những hoa trong thời gian đó, những đợt hoa khác sẽ an toàn.

Hoa đậu tương tự thụ phấn là chủ yếu. Thời kỳ ra hoa cây đậu tương rất mẫn cảm với điều kiện khí hậu thời tiết bất thuận như mưa to, gió lớn, khô, nóng… do vậy mặc dù số hoa của mỗi cây có rất nhiều nhưng tỷ lệ rụng hoa cũng rất cao, trường hợp bất thuận có thể rụng tới 70 - 80% số hoa.

Kết quả theo dừi số hoa và thời gian ra hoa của cỏc giống đậu tương tham gia thí nghiệm được trình bày tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Thời gian ra hoa và tổng số hoa của các giống đậu tương ở vụ thu đông 2011 tại Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh

Giống Thời gian ra hoa (ngày) Tổng số hoa trên cây (hoa)

DT84 19 48,97c

ĐVN6 23 52,03b

ĐT26 23 64,23a

DT96 25 46,50c

ĐT20 26 42,63d

LSD5% 2,18

CV% 4,8

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 37 Qua kết quả ở bảng 4.3 cho thấy, thời gian ra hoa của các giống đậu tương biến động từ 19 đến 26 ngày. Giống đối chứng DT84 có thời gian ra hoa là 19 ngày, giống ĐT20 có thời gian ra hoa dài nhất là 26 ngày, các giống còn lại đều có thời gian ra hoa dài hơn so với giống đối chứng.

Tổng số hoa trên cây cao sẽ có nhiều khả năng hình thành quả trên cây.

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy tổng số hoa giữa các giống đậu tương có sự khác nhau, giống có tổng số hoa trên cây cao nhất là ĐT26 với 64,23 hoa và thấp nhất là giống ĐT20 với 42,63 hoa; số lượng hoa của giống DT96 không có sự sai khác so với số lượng hoa của giống đối chứng DT84; các giống còn lại đều có tổng số hoa trên cây cao hơn so với giống đối chứng.

4.1.4. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương

Lá là cơ quan quang hợp để tạo ra chất khô, là nơi khởi nguồn cho việc tạo năng suất, phẩm chất cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng. Chỉ số diện tích lá là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khả năng quang hợp của quần thể cây trồng, chỉ tiêu này biến động qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển, trong một phạm vi nhất định chỉ số diện tích lá tăng kéo theo khả năng quang hợp và năng suất cõy trồng cũng tăng lờn. Kết quả theo dừi chỉ số diện tớch lỏ được trỡnh bày ở bảng 4.4.

* Diện tích lá

Qua kết quả bảng 4.4 cho thấy, ở thời kỳ bắt đầu ra hoa diện tích lá của các giống dao động từ 5,85 – 7,90 dm2 lá/ cây, cao nhất là ĐT26 và thấp nhất là giống DT84.

Sang đến thời kỳ hoa rộ diện tích lá của các giống tăng dần và cao nhất vẫn là giống ĐT26 đạt 11,66 dm2 lá/cây, thấp nhất là giống DT84 chỉ đạt 9,27 dm2 lá/ cây.

Khi cây bước vào giai đoạn quả mẩy diện tích lá của các giống đều đạt giá trị cực đại, giai đoạn này có ý nghĩa quyết định đến năng suất của cây vì nó tập trung nhiều vật chất để nuôi hạt. Giống có diện tích lá cao nhất là ĐT26 với 14,38 dm2 lá/cây, thấp nhất là DT84 chỉ đạt 12,20 dm2 lá/cây; các giống còn lại đều có chỉ số diện tích lá cao hơn giống đối chứng và biến động từ 13,17 – 13,69 dm2 lá/cây.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 38 Bảng 4.4. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương vụ thu đông

tại Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh (2011) Thời kỳ bắt đầu ra

hoa Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ quả mẩy

Giống

Diện tích lá (dm2/ cây)

LAI (m2lá/

m2 đất)

Diện tích lá (dm2/ cây)

LAI (m2lá/

m2 đất)

Diện tích lá (dm2/ cây)

LAI (m2lá/

m2 đất)

DT84 5,85 1,83ab 9,27 2,94e 12,20 4,09d

ĐVN6 5,86 1,87ab 10,26 3,32c 13,17 4,27c

ĐT26 7,90 2,51a 11,66 4,27a 14,38 4,64a

DT96 7,46 2,36a 11,58 3,62b 13,69 4,51a

ĐT20 6,78 2,17a 11,56 3,06d 13,46 4,45ab

LSD5% 0,39 0,21 0,17

CV% 5,7 4,9 5,5

* Chỉ số diện tích lá (LAI)

Thời kỳ bắt đầu ra hoa chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương còn thấp, giữa các giống chỉ số diện tích lá có sự khác biệt không nhiều. Chỉ số diện tích lá của các giống thời kỳ này biến động từ 1,83 đến 2,51 m2 lá/m2 đất, các giống ĐT26, DT96, ĐT20 có chỉ số diện tích lá tương đương nhau biến động từ 2,17 - 2,51 m2lá/m2đất, các giống còn lại có chỉ số diện tích lá thấp hơn và biến động từ 1,83 – 1,87 m2lá/m2đất.

Thời kỳ hoa rộ chỉ số diện tích lá của các giống đều tăng nhanh, biến động từ 2,94 đến 4,27 m2lá/m2đất. Giống ĐT26 có chỉ số diện tích lá cao nhất với 4,27 m2lá/m2đất và thấp nhất là giống DT84 với 2,94 m2lá/m2đất.

Thời kỳ quả mẩy chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm đều đạt cao nhất. Giống ĐT 26 và DT96 có chỉ số diện tích lá cao tương đương

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 39 nhau, từ 4,51 và 4,64 m2lá/m2đất, thấp nhất là giống DT84 chỉ đạt 4,09 m2lá/m-

2đất; các giống còn lại đều có chỉ số diện tích lá cao hơn đối chứng, biến động từ 4,27 – 4,45 m2lá/m2đất.

Như vậy diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương trong thí nghiệm đạt cao nhất ở thời kỳ quả mẩy và cũng đạt chỉ số thích hợp tạo cơ sở cho cây sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao.

4.1.5. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương ở vụ thu đông 2011 tại Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh

Đặc trưng của các cây họ đậu là bộ rễ của chúng hình thành nốt sần mà ở đó có sự cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium Japonicum có khả năng cố định nitơ phân tử trong không khí chuyển thành đạm cung cấp cho cây. Nốt sần của cây đậu tương bắt đầu xuất hiện khi cây có 2 - 3 lá kép, đạt tối đa khi cây ra hoa làm quả và giảm dần.

Số lượng và khối lượng nốt sần phản ánh khả năng cộng sinh cũng như khả năng cố định đạm sinh học của các giống đậu tương, sự phát triển của bộ rễ cùng với sự hình thành nốt sần ngoài phụ thuộc vào tính chất đất, độ ẩm, dinh dưỡng và biện pháp kỹ thuật tác động thì chúng còn phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống. Trong thí nghiệm này cho thấy yếu tố giống đã ảnh hưởng khá rừ đến sự hỡnh thành nốt sần ở thời kỳ ra hoa, hoa rộ và quả mẩy.

Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đậu tương thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.5.

Qua kết quả ở bảng 4.5 cho thấy:

* Thời kỳ bắt đầu ra hoa: số lượng và khối lượng nốt sần của các giống vẫn còn thấp.

Số lượng nốt sần hữu hiệu giao động từ 19,5 đến 27,0 nốt/cây. Số lượng nốt sần ở các giống ĐT20, DT96 và giống ĐT26 là 27,0; 25,7 và 25,1 nốt/cây và không có sự sai khác; giống ĐVN6 có số lượng nốt sần thấp nhất với 16,4 nốt/cây.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 40 Khối lượng nốt sần biến động từ 0,45 đến 0,64 g/cây. Giống ĐT20 có khối lượng nốt sần cao nhất với 0,64 g/cây, đạt thấp nhất là giống ĐVN6 với 0,45 g/cây.

Bảng 4.5. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương vụ thu đông tại Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh (2011)

Thời kỳ bắt đầu ra hoa Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ quả mẩy Giống SL nốt sần

HH (nốt/ cây)

Khối lượng (g/ cây)

SL nốt sần HH (nốt/

cây)

Khối lượng (g/ cây)

SL nốt sần HH (nốt/ cây)

Khối lượng (g/ cây)

DT84 19,5b 0,50 29,0c 0,68 41,7c 0,82

ĐVN6 16,4c 0,45 28,7c 0,61 38,4d 0,76

ĐT26 25,1a 0,62 34,2b 0,73 45,7b 0,90

DT96 25,7a 0,61 35,2b 0,71 46,4b 0,92

ĐT20 27,0a 0,64 41,8a 0,79 52,2a 0,99

LSD5% 2,39 3,21 3,17

CV% 4,9 5,1 4,7

* Thời kỳ hoa rộ: số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đều tăng nhanh.

Số lượng nốt sần biến động từ 28,7 đến 41,8 nốt/cây. Số lượng nốt sần của giống ĐT20 đạt cao nhất (41,8 nốt/cây), giống ĐVN6 (28,7 nốt/cây) và giống DT84 (29,0 nốt/cây) là thấp hơn các giống khác (số lượng nốt sần ở hai giống này không có sự sai khác).

Khối lượng nốt sần biến động từ 0,61 đến 0,79 g/cây. Giống ĐT20 có khối lượng nốt sần cao nhất với 0,79 g/cây, đạt thấp nhất là giống ĐVN6 với

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định một số giống và ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương vụ thu đông huyện cẩm xuyên, hà tĩnh (Trang 40 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)