Khả năng chống chịu của các giống đậu tương vụ thu đông tại Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh (2011)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định một số giống và ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương vụ thu đông huyện cẩm xuyên, hà tĩnh (Trang 55 - 56)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.8. Khả năng chống chịu của các giống đậu tương vụ thu đông tại Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh (2011)

Xuyên – Hà Tĩnh (2011)

Trong công tác giống cũng như trong thực tế sản xuất đậu tương, một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất đậu tương là sâu bệnh hại. Sâu bệnh hại làm giảm năng suất một cách đáng kể vì nó làm giảm mật độ cây trên đồng ruộng, gây tổn thương đến tất cả các bộ phận của cây. Vì vậy đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại để đề xuất các biện pháp phòng trừ hợp lý là vấn đề được rất nhiều người dân quan tâm.

Điều kiện khí hậu thời tiết là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại. Điều kiện thời tiết khí hậu ở nước ta là điều kiện lý tưởng cho các loại sâu bệnh phát triển. Cũng giống như nhiều loại cây trồng khác, đậu tương là loại cây có khá nhiều loài sâu bệnh hại như sâu ăn lá, ăn mầm, đục quả, bệnh do nấm, vi khuẩn, virus hại rễ, hại lá…

Mức độ nhiễm sâu bệnh hại đậu tương trên đồng ruộng trong vụ thu đông 2011, được chúng tôi tổng hợp và trình bày tại bảng 4.8.

Bảng 4.8. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống đậu tương (Vụ thu đông - 2011)

Sâu hại Bệnh hại

Giống

Sâu cuốn lá (%) Sâu đục quả

(%) Bệnh lở cổ rễ (%) Bệnh đốm VK (cấp 0 -5) DT84 8,34 5,39 3,01 2 ĐVN6 7,46 4,64 2,68 2 ĐT26 8,53 5,24 2,76 1 DT96 8,42 5,86 2,61 1 ĐT20 7,62 6,97 2,59 1

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 47

* Sâu cuốn lá: chúng tôi theo dõi mức độ gây hại của sâu cuốn lá vào thời kỳ cây ra hoa. Kết quả cho thấy đây là thời kỳ sâu phá hoại mạnh nhất, làm hỏng bộ lá nên ảnh hưởng đến quang hợp và vận chuyển chất dinh dưỡng. Tỷ lệ sâu cuốn lá của các giống từ 7,46 – 8,53%, so với giống đối chứng DT84 thì giống có tỷ lệ sâu cuốn lá cao hơn là ĐT20 (8,53%) và DT96 (8,42%); các giống còn lại đều có xu thế thấp hơn so với giống đối chứng DT84.

* Sâu đục quả thời kỳ chín: chúng tôi theo dõi sự gây hại của sâu đục quả vào giai đoạn chín và thấy rằng sâu đục vào quả, nằm trong quả ăn hạt làm cho quả bị thủng hoặc mất mầm. Tỷ lệ sâu đục quả ở các giống tham gia thí nghiệm từ 4,64 – 6,97 %. Giống ĐVN6 có tỷ lệ sâu đục quả thấp nhất với 4,64%, cao nhất là ĐT26 (6,97%).

Bên cạnh các loài sâu hại thì đậu tương cũng bị nhiễm khá nhiều loại bệnh như lở cổ rễ, đốm vi khuẩn, gỉ sắt, sương mai, virus… Tại thí nghiệm nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các giống đậu tương trong vụ thu đông năm nay cho thấy các giống tham gia thí nghiệm bị nhiễm 2 loại bệnh chính là lở cổ rễ và đốm vi khuẩn.

* Bệnh lở cổ rễ: bệnh lở cổ rễ xuất hiện vào thời kỳ cây con làm cây héo rũ rồi chết. Do đó làm giảm số cây trên ruộng khi thu hoạch và làm giảm năng suất của đậu tương. Qua kết quả ở bảng 4.8 cho thấy giống DT84 bị hại nặng nhất (3,01%); thấp nhất là giống ĐT20 (2,59%).

* Bệnh đốm vi khuẩn: bệnh bắt đầu xuất hiện khi cây có 2-3 lá kép, nặng nhất là khi cây phát triển thân lá, chuẩn bị ra hoa. Tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều thấy xuất hiện bệnh đốm vi khuẩn nhưng không nặng, đa số các giống đều có mức độ nhiễm bệnh chỉ ở cấp 1, riêng giống đối chứng DT84 và giống ĐVN6 mức độ nhiễm ở cấp 2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định một số giống và ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương vụ thu đông huyện cẩm xuyên, hà tĩnh (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)