Khả năng hình thành nốt sần của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức sử dụng phân bón lá vụ thu đông 2011 tại Cẩm Xuyên Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định một số giống và ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương vụ thu đông huyện cẩm xuyên, hà tĩnh (Trang 67 - 69)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.5.Khả năng hình thành nốt sần của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức sử dụng phân bón lá vụ thu đông 2011 tại Cẩm Xuyên Hà Tĩnh

thức sử dụng phân bón lá vụ thu đông 2011 tại Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh

Sự hình thành nốt sần là một trong các yếu tố quyết định đến năng suất của giống vì nốt sần là nguồn cung cấp phần lớn nhu cầu đạm của cây đặc biệt là vào giai đoạn ra hoa rộ và quả mẩy. Kết quả theo dõi sự hình thành nốt sần của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức thí nghiệm cho thấy số lượng và khối lượng nốt sần tăng dần từ thời kỳ bắt đầu ra hoa đạt giá trị tối đa vào thời kỳ quả mẩy, khi cây

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 59 bước vào giai đoạn chín thì nốt sần dần trở nên vô hiệu.

Kết quả nghiên cứu khả năng hình thành của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức sử dụng phân bón lá khác nhau được trình bày ở bảng 4.16.

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng hình thành nốt sần của giống ĐT26 vụ thu đông

tại Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh (2011) Thời kỳ bắt đầu ra

hoa Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ quả mẩy

Công thức SL nốt sần HH (nốt/ cây) Khối lượng (g/ cây) SL nốt sần HH (nốt/ cây) Khối lượng (g/ cây) SL nốt sần HH (nốt/ cây) Khối lượng (g/ cây) CT1 (Đ/c) 27,4d 0,74 36,6c 0,82 47,3d 0,93 CT2 (K-H) 45,3a 0,82 51,7a 0,93 63,7a 1,10 CT3 (K-Humat) 41,3b 0,81 48,9a 0,92 59,6b 1,09 CT4 (Đầu Trầu 902) 37,4c 0,78 42,3b 0,89 55,3c 1,06 LSD5% 3,42 3,15 4,05 CV% 4,6 4,3 4,7

Qua kết quả ở bảng 4.16 cho thấy:

* Thời kỳ bắt đầu ra hoa: số lượng nốt sần của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức khác nhau biến động từ 27,4 – 45,3 nốt/cây. Giống ĐT26 ở công thức 2 (K - H) có số lượng nốt sần (45,3 nốt/cây) cao nhất; thấp nhất là ở công thức 1 (đ/c) đối chứng (đạt 27,4 nốt/cây). Cả 3 công thức phun(K-H, K-Humat, Đầu trâu 902) đều số lượng nốt sần thời kỳ ra hoa cao hơn Đ/c ở mức sai khác đáng tin cậy.

Khối lượng nốt sần biến động từ 0,74 – 0,82 g/cây. Giống đậu tương ĐT26 ở công thức 1 (đ/c) đối chứng có có khối lượng nốt sần thấp nhất với 0,74

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 60 g/cây, đạt cao nhất là ở công thức 2 (K - H) với 0,82 g/cây.

* Thời kỳ hoa rộ: số lượng nốt sần của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức khác nhau biến động từ 36,6 – 51,7 nốt/cây. Giống ĐT26 ở công thức 2 (K - H) có số lượng nốt sần (51,7 nốt/cây) và ở công thức 3 (K - Humat) (48,9 nốt/cây) là cao hơn so với các giống khác; thấp nhất là ở công thức 1 (đ/c) đối chứng (đạt 36,6 nốt/cây).

Khối lượng nốt sần biến động từ 0,82 đến 0,93 g/cây. Giống đậu tương ĐT26 ở công thức 1 (đ/c) đối chứng có có khối lượng nốt sần thấp nhất với 0,82 g/cây, đạt cao nhất là ở công thức 2 (K - H) với 0,93 g/cây.

* Thời kỳ quả mẩy: số lượng nốt sần của giống đậu tương ĐT26 ở các công thức khác nhau biến động từ 47,3 – 63,7 nốt/cây. Giống ĐT26 ở công thức 2 (K - H) có số lượng nốt sần cao nhất, đạt 63,7 nốt/cây; thấp nhất là ở công thức 1 (đ/c) đối chứng (đạt 47,3 nốt/cây), cao hơn chắc chắn so với đối chứng.

Khối lượng nốt sần biến động từ 0,93 đến 1,10 g/cây. Giống đậu tương ĐT26 ở công thức 1 (đ/c) đối chứng có có khối lượng nốt sần thấp nhất với 0,93 g/cây, đạt cao nhất là ở công thức 2 (K - H) với 1,10 g/cây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định một số giống và ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương vụ thu đông huyện cẩm xuyên, hà tĩnh (Trang 67 - 69)