Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống đậu tương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định một số giống và ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương vụ thu đông huyện cẩm xuyên, hà tĩnh (Trang 52 - 55)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.7. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống đậu tương

Trong công tác nghiên cứu chọn tạo giống, các chỉ tiêu sinh trưởng của đậu tương cũng được chú ý. Các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống đậu tương có sự klhác nhau và phụ thuộc vào bản chất di truyền của từng giống. Bên cạnh đó việc nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng cho chúng ta biết khả năng chống chịu của giống, đặc biệt là tính chống đổ.

Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng của 5 giống đậu tương được chúng tôi trình bày ở bảng 4.7.

* Chiều cao thân chính: được xác định khi thu hoạch, đây là giá trị cuối cùng đánh giá khả năng sinh trưởng của cây. Chiều cao thân chính được tạo nên bởi số đốt trên thân chính, chiều dài của lóng. Chiều cao có liên quan rất nhiều đến khả năng chống đổ của cây.

Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống đậu tương vụ thu đông tại Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh (2011) Giống Chiều cao thân chính (cm) Chiều cao đóng quả (cm) Số cành cấp 1 (cành/cây) Đường kính thân (mm) Số đốt hữu hiệu (đốt/thân) Khả năng chống đổ (điểm 1-5) DT84 48,23 6,0 2,0d 5,65b 7,3e 1 ĐVN6 42,68 5,8 2,4c 5,93a 8,1d 1 ĐT26 53,04 6,9 2,3c 5,32c 8,7c 1 DT96 62,27 7,3 3,7a 6,02a 10,1a 2 ĐT20 57,07 7,1 3,3b 5,02d 9,2b 1 LSD5% 0,3 0,20 0,16 CV% 5,7 4,6 5,2

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 44 Kết quả bảng 4.7 cho thấy: Chiều cao thân chính của các giống biến động từ 42,68 – 62,27 cm, cao nhất là giống DT96 (đạt 62,27 cm), thấp nhất là giống ĐVN6 (đạt 42,68 cm). Giống đối chứng DT84 đạt chiều cao 48,23 cm, các giống còn lại có chiều cao thân chính có xu thế cao hơn so với đối chứng, biến động từ 53,04 – 57,07 cm.

* Chiều cao đóng quả: là chỉ tiêu cần quan tâm trong công tác chọn tạo giống vì là chỉ tiêu có ý nghĩa trong việc cơ giới hóa khi thu hoạch đậu tương. Chiều cao đóng quả cao sẽ thuận lợi cho thu hoạch bằng máy móc, giảm công lao động cho người nông dân. Tuy nhiên, chiều cao đóng quả quá cao thì cây dễ bị đổ, nếu quá thấp dễ làm cho quả dễ bị thối.

Chiều cao đóng quả của các giống từ 5,8 - 7,3 cm; giống DT96 có chiều cao đóng quả cao nhất (đạt 7,3 cm), thấp nhất là giống ĐVN6 (đạt 5,8 cm). Giống đối chứng DT84 có chiều cao đóng quả đạt 6,0 cm; các giống còn lại có chiều cao đóng quả cao hơn so với giống đối chứng.

* Số cành cấp 1: là chỉ tiêu quan trọng được đặc biệt quan tâm trong công tác chọn giống, đồng thời là chỉ tiêu có liên quan mật thiết với năng suất. Những giống có số cành cấp 1 cao thì số quả trên cây thường nhiều, do đó năng suất cao. Các giống trong thí nghiệm có số cành cấp 1 biến động từ 2,0- 3,7 cành/cây. Trong đó giống đối chứng DT84 có số cành cấp l thấp nhất (2,0 cành/cây), cao nhất ở giống DT96 (3,7 cành/cây), các giống còn lại đều số cành cấp 1 có xu thế cao hơn so đối chứng, biến động từ 2,4 – 3,3 cành/cây.

* Đường kính thân: là chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây, đặc biệt là khả năng chống đổ. Đường kính thân phát triển phù hợp với chiều cao cây, tán lá thì khả năng chống đổ và vận chuyển chất hữu cơ của cây sẽ tốt. Các giống có đường kính thân to thì có thể nâng đỡ tốt khối lượng thân, lá, hoa quả nên khả năng chống đổ sẽ cao.

Kết quả ở bảng cho thấy đường kính thân của các giống đậu tương biến động trong khoảng từ 6,02 – 5,02 mm. Các giống DT96 và ĐVN6 có đường

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 45 kính thân là 6,02mm và 5,93 mm (không có sự sai khác về ý nghĩa thống kê); thấp nhất là giống ĐT20 (5,02 mm), giống đối chứng DT84 có đường kính thân 5,93 mm.

* Số đốt hữu hiệu trên thân chính: đây là một trong những chỉ tiêu có ý nghĩa với các yếu tố cấu thành năng suất đậu tương. Số đốt hữu hiệu càng nhiều thì khả năng mang quả trên cây càng lớn. Qua bảng trên cho ta thấy số đốt hữu hiệu của các giống biến động từ 7,3 – 10,1 đốt/ thân. Giống DT96 có số đốt hữu hiệu cao nhất là 10,1 đốt/thân, giống DT84 có số đốt hữu hiệu thấp nhất là 7,3 đốt/thân, các giống nghiên cứu đều có số đốt hữu hiệu cao hơn giống đối chứng, ở mức sai khác đáng tin cậy, biến động từ 8,1 – 9,2 đốt/thân.

* Khả năng chống đổ là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và chọn giống đậu tương. Giống chống đổ tốt thì khả năng quang hợp tốt, ít bị sâu bệnh hại, có tiềm năng năng suất cao. Ngược lại, cây bị đổ thì quang hợp kém, dễ bị nhiễm sâu bệnh, tỉ lệ đậu quả thấp, tỷ lệ quả lép tăng, năng suất giảm.

Khả năng chống đổ của đậu tương phụ thuộc vào chiều cao thân chính và đường kính thân. Chiều cao thân chính và đường kính thân chịu sự chi phối của giống, mùa vụ, điều kiện ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc. Đường kính thân lớn ứng với chiều cao cây thích hợp thì khả năng chống đổ tốt cho năng suất sinh vật học cao và ngược lại. Bên cạnh đó, khả năng chống đổ còn chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh như ẩm độ, ánh sáng, gió bão và chế độ dinh dưỡng.

Kết quả theo dõi khả năng chống đổ của các giống đậu tương chúng tôi nhận thấy hầu hết các giống có khả năng chống đổ tốt và ít biến động (điểm đổ từ 1 – 2). Các giống có đường kính thân lớn, thường khả năng chống đổ tốt hơn tuy nhiên giống DT96 có đường kính thân lớn (6,02 mm) nhưng lại đổ ở điểm đổ 2 do giống này cao cây (62,27 cm). Các giống còn lại đều bị đổ ở điểm 1 và tương đương với giống đối chứng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 46

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định một số giống và ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương vụ thu đông huyện cẩm xuyên, hà tĩnh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)