4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.5. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương ở vụ thu đông 2011 tại Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh
2011 tại Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh
Đặc trưng của các cây họ đậu là bộ rễ của chúng hình thành nốt sần mà ở đó có sự cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium Japonicum có khả năng cố định nitơ phân tử trong không khí chuyển thành đạm cung cấp cho cây. Nốt sần của cây đậu tương bắt đầu xuất hiện khi cây có 2 - 3 lá kép, đạt tối đa khi cây ra hoa làm quả và giảm dần.
Số lượng và khối lượng nốt sần phản ánh khả năng cộng sinh cũng như khả năng cố định đạm sinh học của các giống đậu tương, sự phát triển của bộ rễ cùng với sự hình thành nốt sần ngoài phụ thuộc vào tính chất đất, độ ẩm, dinh dưỡng và biện pháp kỹ thuật tác động thì chúng còn phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống. Trong thí nghiệm này cho thấy yếu tố giống đã ảnh hưởng khá rõ đến sự hình thành nốt sần ở thời kỳ ra hoa, hoa rộ và quả mẩy.
Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đậu tương thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.5.
Qua kết quả ở bảng 4.5 cho thấy:
* Thời kỳ bắt đầu ra hoa: số lượng và khối lượng nốt sần của các giống vẫn còn thấp.
Số lượng nốt sần hữu hiệu giao động từ 19,5 đến 27,0 nốt/cây. Số lượng nốt sần ở các giống ĐT20, DT96 và giống ĐT26 là 27,0; 25,7 và 25,1 nốt/cây và không có sự sai khác; giống ĐVN6 có số lượng nốt sần thấp nhất với 16,4 nốt/cây.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 40 Khối lượng nốt sần biến động từ 0,45 đến 0,64 g/cây. Giống ĐT20 có khối lượng nốt sần cao nhất với 0,64 g/cây, đạt thấp nhất là giống ĐVN6 với 0,45 g/cây.
Bảng 4.5. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương vụ thu đông tại Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh (2011)
Thời kỳ bắt đầu ra hoa Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ quả mẩy
Giống SL nốt sần HH (nốt/ cây) Khối lượng (g/ cây) SL nốt sần HH (nốt/ cây) Khối lượng (g/ cây) SL nốt sần HH (nốt/ cây) Khối lượng (g/ cây) DT84 19,5b 0,50 29,0c 0,68 41,7c 0,82 ĐVN6 16,4c 0,45 28,7c 0,61 38,4d 0,76 ĐT26 25,1a 0,62 34,2b 0,73 45,7b 0,90 DT96 25,7a 0,61 35,2b 0,71 46,4b 0,92 ĐT20 27,0a 0,64 41,8a 0,79 52,2a 0,99 LSD5% 2,39 3,21 3,17 CV% 4,9 5,1 4,7
* Thời kỳ hoa rộ: số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đều tăng nhanh.
Số lượng nốt sần biến động từ 28,7 đến 41,8 nốt/cây. Số lượng nốt sần của giống ĐT20 đạt cao nhất (41,8 nốt/cây), giống ĐVN6 (28,7 nốt/cây) và giống DT84 (29,0 nốt/cây) là thấp hơn các giống khác (số lượng nốt sần ở hai giống này không có sự sai khác).
Khối lượng nốt sần biến động từ 0,61 đến 0,79 g/cây. Giống ĐT20 có khối lượng nốt sần cao nhất với 0,79 g/cây, đạt thấp nhất là giống ĐVN6 với
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 41 0,61 g/cây.
* Thời kỳ quả mẩy: số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đều đạt cao nhất ở các thời kỳ theo dõi.
Số lượng nốt sần biến động từ 38,4 đến 52,2 nốt/cây. Số lượng nốt sần của giống ĐVN6 đạt cao nhất (52,2 nốt/cây), thấp nhất là giống ĐVN6 (38,4 nốt/cây); các giống còn lại đều có số lượng nốt sần cao hơn giống đối chứng, DT84 (41,7 nốt/cây) biến động từ 45,7 – 46,4 nốt/cây, sai khác ở mức đáng tin cậy.
Khối lượng nốt sần biến động từ 0,76 đến 0,99 g/cây. Giống ĐT20 có khối lượng nốt sần cao nhất với 0,99 g/cây, đạt thấp nhất là giống ĐVN6 với 0,76 g/cây.