- Chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh
4. PHƯƠNG THỨC THANH TRA TẠI CHỖ MỘT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ
MẠI
4.1. Một số vấn đề chung:
Thanh tra tại chỗ một Ngân hàng thương mại là việc một đồn thanh tra tiến hành thanh tra trực tiếp tại trụ sở hoạt động của đối tượng thanh tra trên cơ sở xem xét các chứng cứ, tài liệu về nội dung cần thanh tra, do đối tượng thanh tra ghi chép và từ các nguồn thơng tin khác nhằm xác định tính trung thực của vấn đề, từ đĩ đề ra các biện pháp chấn chỉnh phù hợp.
4.1.1. Vị trí của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế:
- Ngân hàng thương mại là loại tổ chức tín dụng thực hiện tồn bộ hoạt động Ngân hàng, tức là được thường xuyên nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh tốn.
- Hoạt động của Ngân hàng thương mại gắn chặt với hoạt động của nền kinh tế, và liên quan đến quyền lợi của hàng triệu khách hàng gửi tiền, khách hàng nhận dịch vụ,…
- Ngân hàng thương mại được tổ chức thành các pháp nhân riêng nhưng tính chất hoạt động đặc biệt buộc các Ngân hàng riêng lẻ phải liên kết với nhau thành hệ thống dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng mẹ (NHTW).
- Một Ngân hàng đổ vỡ cĩ thể kéo theo phản ứng dây chuyền ở các Ngân hàng khác gây thiệt hại quyền lợi của hàng triệu người gửi tiền, dẫn đến mất ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Do vậy, vấn đề an tồn trong kinh doanh Ngân hàng được đặt lên hàng đầu và việc tăng cường kiểm tốn nội bộ, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý đối với Ngân hàng thương mại là hết sức cần thiết.
4.1.2. Đặc điểm pháp nhân của Ngân hàng thương mại.
- Mỗi Ngân hàng thương mại thường cĩ nhiều chi nhánh phụ thuộc ở các địa phương trong cả nước, chi nhánh, phịng đại diện ở nước ngồi với khối lượng hoạt động rất lớn. Đĩ là đặc điểm khác với các doanh nghiệp khác.
- Ngồi các hoạt động về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, các Ngân hàng cịn mở ra đa dạng các hoạt động khác, thành lập các cơng ty con hạch tốn riêng, các liên doanh, hùn vốn vào dự án,…
- Sư liên kết trong hệ thống Ngân hàng thương mại và vai trị của Ngân hàng Trung ương, vai trị của hiệp hội ngân hàng đã tạo nên cấu trúc chặt chẽ trong ngân hàng.
- Tất cả các yếu tố trên cần phải được nhận thức đầy đủ trước khi tiến hành cuộc thanh tra đối với một Ngân hàng thương mại.
4.1.3. Phạm vi tiến hành thanh tra.
Do đặc điểm của pháp nhân Ngân hàng thương mại, cho nên một cuộc thanh tra tại chỗ cĩ thể tiến hành theo pham vi rộng hay hẹp.
- Thanh tra tại chỗ theo diện rộng đối với một pháp nhân Ngân hàng thương mại : do hệ thống tổ chức bộ máy phức tạp và địa dư hành chính rộng nên cần phải được chẩn bị chu đáo. Trình tự thủ tục tiến hành cuộc thanh tra như trình tự trình bầy ở chương I ; nhưng trong bước chuẩn bị phải chú ý :
+ Khả năng tiến hành đồng loạt cùng một thời gian việc thực hiện thanh tra hội sở chính cũng như các đơn vị thành viên của một Ngân hàng thương mai.
+ Khả năng tổ chức các đồn thanh tra nhỏ trong đồn thanh tra lớn để thanh tra các đơn vị thành viên ở các địa phương khác nhau trong cùng một thời gian.
+ Chuẩn bị về chế độ thơng tin báo cáo kịp thời về trung tâm để tổng hợp chung cho đúng tiến độ.
Nếu cuộc thanh tra tồn diện hoạt động của Ngân hàng thương mại thì quá trình phân tích đánh giá cần sử dụng phương pháp CAMEL và nên lấy số liệu thống kê 3 năm để so sánh tốc độ phát triển.
- Thanh tra tại chỗ theo diện hẹp (một chi nhánh, một cơng ty con của tổ chức tín dụng) : trình tự thủ tục tiến hành cuộc thanh tra tại chỗ thực hiện như ở chương I. Nhưng quá trình thanh tra chú ý một số điểm sau :
+ Chi nhánh, tổ chức tín dụng cĩ thể hoạt động đa dạng các nghiệp vụ, nhưng cũng cĩ thể chỉ hoạt động một số nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. Do đĩ, khơng thể phân tích theo phương pháp CAMEL mà chỉ cĩ thể vận dụng một số nội dung của phương pháp này.
+ Chi nhánh, tổ chức tín dụng hoạt động phụ thuộc nên cần chú ý xem xét việc chuyển vốn nội bộ để đảm bảo kinh doanh và an tồn chi trả tại địa phương.
+ Cần tham khảo báo cáo kiểm tốn nội bộ của Ngân hàng thương mại kiểm tốn tại chi nhánh để tham khảo khi kiểm tra.
4.2. Nội dung thanh tra tại chỗ các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng thương mại. mại.
4.2.1. Thanh tra vốn tự cĩ:
Vốn tự cĩ gồm giá trị thực cĩ của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài khoản nợ khác của tổ chức tín dụng theo qui định của NHNN (khoản 13, điều 20, Luật các tổ chức tín dụng). Vốn tự cĩ là căn cứ để tính tốn các tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động ngân hàng.
Trong cơ cấu vốn tự cĩ của tổ chức tín dụng, vốn điều lệ là bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn nhất tới các chỉ tiêu an tồn hoạt động ngân hàng. Vì vậy, khi thanh tra vốn tự cĩ tập trung thanh tra về vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Đối với tổ chức tín dụng quốc doanh, vốn điều lệ do Nhà nước cấp, được nhiều cơ quan chức năng xét duyệt nên cĩ độ trung thực cao. Vì vậy, thanh tra ngân hàng khơng cần tiến hành thanh tra vốn điều lệ của Ngân hàng quốc doanh. Phần này tập trung đi sâu về thanh tra vốn điều lệ, cổ đơng, cổ phần đối với các tổ chức tín dụng cổ phần, tín dụng hợp tác.
4.2.1.1. Sự cần thiết phải thanh tra vốn tự cĩ:
Trong thời gian qua, thanh tra ngân hàng các cấp qua cơng tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện một số gian lận, sai phạm rất nghiêm trọng trong việc gĩp vốn cổ phần ở một số tổ chức tín dụng cổ phần. Những gian lận đĩ biểu hiện dưới dạng:
- Vay vốn chính tổ chức tín dụng để gĩp cổ phần vào tổ chức tín dụng đĩ. Sau khi được Thống đốc ngân hàng chuẩn y vốn điều lệ và giải tỏa tiền gửi phong tỏa thì rút về để hồn trả vốn vay, làm cho vốn điều lệ khơng thực;
- Nhờ người khác đứng tên hộ để mua cổ phiếu;
- Cá nhân trong nước đăng ký mua cổ phiếu hộ người nước ngồi;
- Thu lãi cho vay khơng hạch tốn vào thu nhập mà để dùng mua cổ phiếu; - Phát hành thẻ tiết kiệm khống, đem thế chấp Ngân hàng khác vay tiền để gĩp vốn cổ phần;
- Gĩp vốn cổ phần bằng cách tăng giá đất,…
Những gian lận nĩi trên rất nghiêm trọng, đã tạo ra một bộ phận cổ đơng sở hữu vốn cổ phần khơng trung thực, thụ hưởng cổ tức bất hợp pháp và đánh lừa người gửi tiền. Vì vậy, để gĩp phần bảo vệ lợi ích người gửi tiền thì vấn đề thanh tra vốn điều lệ, cổ đơng, cổ phần, cổ phiếu là hết sức cần thiết.
4.2.1.2. Nghiệp vụ thanh tra về vốn điều lệ, cổ đơng, cổ phần, cổ phiếu.