MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ TÁC DỤNG CỦA THANH TRA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Thanh tra tài chính (Trang 32 - 34)

- Chi bảo đảm hoạt động cho các cơ quan hành chính, quản lý nhà nước các cấp.

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ TÁC DỤNG CỦA THANH TRA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ TÁC DỤNG CỦA THANH TRA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm, đặc trưng của thanh tra tài chính doanh nghiệp : 1.1.1 Khái niệm: 1.1.1 Khái niệm:

Thanh tra tài chính doanh nghiệp được hiểu là cơng tác thanh tra được tiến hành đối với các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Xét trên gĩc độ cung và cầu vốn trong nền kinh tế, các doanh nghiệp được chia thành hai loại: doanh nghiệp tài chính và doanh nghiệp phi tài chính. Những vấn đề được trình bày ở chương này chỉ trong phạm vi thanh tra tài chính đối với các doanh nghiệp phi tài chính (gọi tắt là thanh tra tài chính doanh nghiệp)

Thanh tra tài chính doanh nghiệp cĩ thể được tiến hành bởi bản thân doanh nghiệp – thanh tra nội bộ, cũng cĩ thể tiến hành bởi tổ chức thanh tra chuyên nghiệp (thanh tra Bộ tài chính, thanh tra Sở tài chính, thanh tra thuế, thanh tra kho bạc, thanh tra ngân hàng…) – thanh tra bên ngồi. Chương này chỉ đề cập đến thanh tra tài chính của các tổ chức thanh tra chuyên nghiệp.

Chủ thể của thanh tra tài chính doanh nghiệp là các cơ quan cĩ chức năng về thanh tra tài chính và ra quyết định thanh tra.

Đối tượng của thanh tra tài chính doanh nghiệp là các doanh nghiệp được thanh tra theo quyết định thanh tra. Các doanh nghiệp này thuộc các hình thức sở hữu khác nhau, do đĩ cũng cĩ sự khác nhau ít nhiều về chủ thể thanh tra và nội dung thanh tra. điều này bắt nguồn từ quan hệ sở hữu về vốn và tài sản của các doanh nghiệp.

Nội dung của thanh tra tài chính doanh nghiệp là các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm nhiều nội dung kinh tế đa dạng giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác trong xã hội và nội bộ doanh nghiệp nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Căn cứ để đánh giá các hoạt động tài chính của doanh nghiệp khi tiến hành thanh tra tài chính doanh nghiệp là các quyết định quản lý nĩi chung, trực tiếp là các chính sách, chế độ tài chính của Nhà nước cĩ liên quan đến doanh nghiệp và các nhiệm vụ tài chính mà doanh nghiệp phải thực hiện đối với Nhà nước và trong nội bộ doanh nghiệp.

1.1.2. Đặc trưng của thanh tra tài chính doanh nghiệp

+ Thanh tra tài chính doanh nghiệp được tiến hành xem xét tại chỗ (tại doanh nghiệp) và tiến hành sau các vụ việc (các hoạt động tài chính của doanh nghiệp) đã phát sinh với yêu cầu phân biệt rõ tính đúng đắn hay sai trái của các sự việc đĩ so với qui định của Nhà nước về chế độ, chính sách quản lý tài chính của Nhà nước.

+ Trong thanh tra tài chính doanh nghiệp các doanh nghiệp vừa là đối tượng thanh tra (khách thể thanh tra) vừa là chủ thể quản lý. Là đối tượng thanh tra doanh nghiệp phải cĩ trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của đồn thanh tra (cung cấp tài liệu,

số liệu…). Là chủ thể quản lý, doanh nghiệp được quyền biết mục đích, yêu cầu, nội dung kế hoạch thanh tra; được quyền giải trình những điểm chưa đồng ý với đánh giá nhận xét của đồn thanh tra; đồng thời cĩ trách nhiệm tổ chức thực hiện những kiến nghị của đồn thanh tra sau khi cĩ quyết định của cấp cĩ thẩm quyền.

Việc nêu khái niệm trên đây là cần thiết, giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về mục đích và tác dụng của thanh tra tài chính doanh nghiệp .

1.2. Mục đích của thanh tra tài chính doanh nghiệp.

+ Xem xét, đánh giá mức độ đúng, sai của các doanh nghiệp trong việc chấp hành các chính sách, chế độ tài chính –kế tốn của Pháp luật khi tiến hành các hoạt động tài chính; xác định rõ nguyên nhân và kiến nghị các biện pháp thích hợp nhằm phát huy các nhân tố tích cực, xử lý, hạn chế, phịng ngừa những hiện tượng tiêu cực trong quản lý tài chính.

+ Đánh giá mức độ hồn thành kế hoạch, nhiệm vụ, chỉ tiêu tài chính mà doanh nghiệp phải thực hiện, từ đĩ cĩ những kiến nghị giúp doanh nghiệp khắc phục những mặt yếu kém trong quản lý tài chính để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. + Phát hiện những hạn chế, những mặt chưa phù hợp với thực tiễn của cơ chế, chính sách, chế độ và cơ chế quản lý tài chính đã gây cản trở, ách tắc hoạt động của doanh nghiệp, kiến nghị Nhà nước sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ và cơ chế quản lý tài chính phù hợp.

1.3. Tác dụng của thanh tra tài chính doanh nghiệp

Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế – xã hội bao gồm 3 nội dung chủ yếu: Ban hành các quyết định quản lý, tổ chức thực hiện các quyết định quản lý và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quyết định quản lý. Như vậy thanh tra là một nội dung cấu thành và là một địi hỏi khách quan của quản lý, nĩ là một chức năng thiết yếu của mọi cơ quan quản lý Nhà nước.

Trong lĩnh vực tài chính, thanh tra tài chính là một nội dung cấu thành của quản lý Nhà nước về mặt tài chính, là một chức năng thiết yếu của mọi cơ quan tài chính và là một cơng cụ rất quan trọng trong quản lý tài chính. Trong hoạt động thanh tra tài chính đối với doanh nghiệp, tác dụng của nĩ được thể hiện như sau:

+ Gĩp phần tăng cường hiệu lực của các quyết định quản lý về mặt tài chính. Các quyết định này được thể hiện dưới dạng: chính sách, chế độ tài chính – kế tốn, kỷ luật tài chính (thu nộp, thanh tốn…), quyết định về các nhiệm vụ tài chính mà doanh nghiệp phải thực hiện như (nhiệm vụ nộp ngân sách, quản lý và sử dụng vốn, tài sản, quỹ của doanh nghiệp… ), thanh tra tài chính cũng gĩp phần giúp Nhà nước hồn thiện những chính sách, chế độ, cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp qua những cơ chế, chính sách đã lỗi thời hoặc chưa phù hợp.

+ Gĩp phần thực hiện quyền dân chủ của cơng dân, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp. Tác dụng này được thể hiện trong việc thanh tra tài chính xét và giải quyết các các khiếu nại, tố cáo của người lao động làm việc tại doanh nghiệp về quyền cĩ việc làm, quyền phân phối các kết quả SXKD mà họ đã gĩp phần tạo ra theo đúng chính sách, chế độ của Nhà nước như: tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi doanh nghiệp và các quyền, lợi ích hợp pháp khác.

1.4. Yêu cầu đặt ra đối với thanh tra tài chính doanh nghiệp

Để làm tốt cơng tác thanh tra tài chính doanh nghiệp địi hỏi cán bộ thanh tra tài chính phải nắm vững và thực hiện nghiêm túc các cơng việc phải làm trong từng bước

của trình tự tiến hành một cuộc thanh tra tài chính (đã trình bày mc 3.1 Chương 1). Ở đây chỉ trình bày những vấn đề chủ yếu đặt ra đối với thanh tra tài chính doanh nghiệp như sau:

+ Phải nắm vững luật doanh nghiệp, các chính sách, chế độ tài chính – kế tốn của Nhà nước mà doanh nghiệp là đối tượng phải thực hiện.

+ Phải tập hợp đầy đủ và chính xác các số liệu, tài liệu theo nội dung thanh tra, đối với từng vụ việc tiêu cực phát hiện qua thanh tra phải cĩ đầy đủ căn cứ pháp lý để chứng minh (bút tích, ghi âm, ghi hình, nhân chứng…).

+ Phải đảm bảo tính khách quan, thống nhất khi đưa ra các kết luận của thanh tra, trong đĩ phải nêu rõ những ưu điểm cần phát huy và những hạn chế cần chấn chỉnh. Các kết luận đĩ phải dựa vào các văn bản pháp quy hiện hành, lấy đĩ làm thước đo (tiêu chuẩn) để đối chiếu, đánh giá.

+ Kiến nghị của thanh tra tài chính phải dựa vào các văn bản pháp quy hiện hành và phải tính đến các điều kiện đảm bảo thực hiện kiến nghị, để kiến nghị mang tính thuyết phục và cĩ tính khả thi.

+ Phải phối hợp với các bộ phận, các tổ chức cĩ liên quan đến nội dung thanh tra để tiến hành tìm hiểu vụ việc, thu thập các tài liệu, chứng cứ để đánh giá, kết luận của thanh tra cĩ độ chính xác, tin cậy và căn cứ pháp lý. Đồng thời phải phúc tra để đơn đốc các doanh nghiệp thực hiện các kiến nghị của thanh tra nhằm phát huy các kết quả của thanh tra.

Thực hiện tốt các yêu cầu kể trên trong quá trình thanh tra sẽ làm cho cơng tác thanh tra tài chính doanh nghiệp đạt được mục đích đã đặt ra và phát huy vai trị to lớn của nĩ đối với cơng tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thanh tra tài chính (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)