Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 0,166 0,121 0,137 0,

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội nhằm định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2016 (Trang 55 - 58)

Nhận xét :

Hệ số thanh toán hiện hành tương đối ổn định qua các năm chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp dồi dào. Công ty nên nâng cao chỉ tiêu này lên gần 1 để tránh tình trạng doanh nghiệp bị giải thể.

Hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp đều lớn hơn 1 qua các năm Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tình hình tài chính tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn.

Tỷ lệ này cho phép hình dung ra chu kì hoạt động của công ty xem có hiệu quả không, hoặc khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt có tốt không. Nếu công ty gặp phải rắc rối trong vấn đề đòi các khoản phải thu hoặc thời gian thu hồi tiền mặt kéo dài, thì công ty rất dễ gặp phải rắc rối về khả năng thanh khoản

Theo công thức trên, khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ là tốt nếu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng tăng lên và nợ ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng giảm xuống; hoặc đều chuyển dịch theo xu hướng cùng tăng nhưng tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn

hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn; hoặc đều chuyển dịch theo xu hướng cùng giảm nhưng tốc độ giảm của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn. Tuy nhiên ở đây xuất hiện mâu thuẫn

Thứ nhất, khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, không thể nói một cách đơn giản tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt nếu khả năng thanh toán ngắn hạn lớn

Khả năng thanh toán ngắn hạn lớn có thể do: các khoản phải thu (tức nợ không đòi được hoặc không dùng để bù trừ được) vẫn còn lớn, hàng tồn kho lớn (tức nguyên vật liệu dự trữ quá lớn không dùng hết và hàng hóa, thành phẩm tồn kho không bán được không đối lưu được) tức là có thể có một lượng lớn

Tài sản lưu động tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả, vì bộ phận này không vận động không sinh lời... Và khi đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp thực tế sẽ là không cao Nếu không muốn nói là không có khả năng thanh toán.

Thứ hai, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có thể được hình thành từ vốn vay dài hạn như tiền trả trước cho người bán; hoặc được hình thành từ nợ khác (như các khoản ký quỹ, ký cược…) hoặc được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu. Chính vì thế có thể vốn vay ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ nhưng nợ dài hạn và nợ khác lớn. Nếu lấy tổng tài sản lưu động chia cho nợ ngắn hạn để nói lên khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thì chẳng khác gì kiểu dựng nợ để trả nợ vay.

Chính vì vậy, không phải hệ số này càng lớn càng tốt. Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào có tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao (chẳng hạn Thương mại) trong tổng tài sản thì hệ số này cao và ngược lại.

b. Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn

Bảng 2.2 : Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn

STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Nợ phải trả 459.730.328 626.315.015 916.084.455 779.301.573 2 Vốn chủ sở hữu 23.746.749 29.563.452 49.963.713 53.784.782 3 Tổng nguồn vốn 483.477.077 655.878.467 966.048.016 833.086.356 4 Hệ số nợ tổng tài sản 0,95 0,95 0,94 0,93 5 Hệ số nợ vốn chủ sở hữu 19,35 21,28 18,33 14,49 6 Hệ số cơ cấu nguồn vốn 0,05 0,05 0,05 0,06 Nhận xét :

* Hệ số nợ tổng tài sản của công ty khá cao, giảm dần qua các năm 2007 -2010. Hệ số này càng cao chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập về mặt tài chính càng thấp

* Hệ số nợ vốn chủ sở hữu của công ty cao,mặc dù giảm dần qua các năm 2007- 2010 nhưng năm 2008 lại tăng.

* Hệ số cơ cấu nguồn vốn của công ty không thay đổi nhiều qua các năm.Qua hệ số này chẳng những đánh giá được chính sách tài chính của doanh nghiệp, mức độ mạo hiểm tài chính thông qua chính sách đó mà cho phép thấy được khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp

c. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Hapharco

Đơn vị tính: nghìn đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Tổng tài sản 483,403,295 655,863,724 988,929,209 831,640,7132 Vốn cố định 9,589,723 10,419,025 10,549,592 11,096,460 2 Vốn cố định 9,589,723 10,419,025 10,549,592 11,096,460 3 Hàng tồn kho bình

quân 170,113,317 234,890,131 354,144,407 356,339,648 4 Doanh thu thuần 1,022,413,955 1,385,494,336 1,308,152,549 1,474,450,846 5 Lợi nhuận trước

thuế 20,763,878 23,974,579 28,048,397 26,589,303

6 Lợi nhuận sau thuế 15,572,909 17,980,934 21,036,298 19,941,9777 Thu nhập 7 Thu nhập

BQ/tháng 5,327 5,598 6,548 6,758

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội nhằm định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2016 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w