Đặc điểm thị trường dược phẩm Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội nhằm định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2016 (Trang 36 - 37)

b. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng canh tranh của doanh nghiệp

1.3.2.Đặc điểm thị trường dược phẩm Việt Nam

Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường đã có những bước phát triển cơ bản về tổ chức, quản lý, sản xuất và cung ứng đáp ứng nhu cầu về thuốc trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành Dược Việt Nam giai đoạn từ 2001 đến 2010 đạt 17% - 20%/ năm, mức tăng trưởng này ở mức khá so với các ngành khác và cao hơn hẳn tốc độ tăng GDP hàng năm (7% - 8%/ năm)

Việc ban hành và triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn thực hành tốt (GP’s) đã thúc đẩy ngành công nghiệp dược Việt Nam phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập với khu vực và thế giới. Hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Đến năm 2008 đã có 1336 doanh nghiệp dược trong đó có 171 doanh nghiệp

sản xuất thuốc (67 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP của ASEAN và WHO). Số lượng các doanh nghiệp nước ngoài tham gia cung ứng thuốc lên đến 438 doanh nghiệp và có 22 dự án đầu tư sản xuất thuốc. Mực tiêu dùng thuốc bình quân đầu người tăng từ 8,6 USD năm 2004 lên 16,45 USD năm 2008

Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiên nay khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại Thế giới WTO ngày 11/1/2007 đã mở rộng cánh cửa để Việt Nam bước vào sân chơi kinh tế toàn cầu. Ngành dược Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội to lớn đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải phát triển một cách toàn diện để nâng cao năng lực cạnh tranh. Cùng với việc gia nhập WTO, nhà nước đã giảm bớt sự bảo hộ đối với các doanh nghiệp dược trong nước và loại bỏ dần rào cản thương mại đối với doanh nghiệp nước ngoài. Hiện tại năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp dược Việt Nam còn yếu, ở cấp 2,5 – 3 trong thang điểm 4 (Theo đỏnh giỏ của Tổ chức Y tế thế giới). Sự manh mún không liên kết trong các hoạt động đã không tạo được sức mạnh cho các doanh nghiệp. Trình độ năng lực quản lý và nguồn nhân lực rất hạn chế, chưa theo kịp tiến trình toàn cầu hóa. Hầu hết các doanh nghiệp còn ít hiểu biết về các quy định, luật lệ có liên quan đến hội nhập và luật pháp quốc tế. Đây là một bất lợi rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dược nói riêng trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội nhằm định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2016 (Trang 36 - 37)