ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội nhằm định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2016 (Trang 42)

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Công ty cổ phần Dược phẩm - Thiết bị y tế Hà Nội (HAPHARCO) + Kết quả hoạt động kinh doanh

(trong giai đoạn 2005-2010).

+ Các tiêu chí tạo ra năng lực cạnh tranh của công ty + Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của công ty

2.1.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2010 đến tháng 12/2011

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu

Công ty cổ phần Dược phẩm - Thiết bị y tế Hà Nội.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài: - Phương pháp mô tả:

- Phương pháp hồi cứu:

Báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh... của công ty

Thu thập số liệu của một số công ty khác: Dược phẩm TW I, Công ty Vimedimex ...

Một số văn bản pháp quy, chủ trương chính sách của Nhà nước và ngành Y tế.

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp quản trị học: SWOT, SMART, 3C, 4M.

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh (thông thường là khoảng từ 10 đến 20 yếu tố).

Bảng : Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty và hệ số quan trọng cho từng tiêu chí.

STT Tiêu chí đánh giá Hệ số quan trọng

1 Chính sách sản phẩm 1

2 Chính sách giá 1

3 Chính sách phân phối 1

4 Khuyếch trương và thương hiệu 0,5

5 Năng lực lãnh đạo và quản lý 1

6 Tổ chức và quản trị nguồn nhân lực 0,5

7 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị 0,5

8 Nguồn lực tài chính 1

9 Lợi ích nhân viên 1

10 Lợi nhuận 1

11 Thị phần 0,5

Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Cần lưu ý, tầm quan trọng được ấn định cho các yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó với thành công của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Như thế, đối với các doanh nghiệp trong ngành thì tầm quan trọng của các yếu tố được liệt kê trong bước 1 là giống nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện (thực tế có thể định khoảng điểm rộng hơn). Cho điểm yếu lớn nhất khi phân loại bằng 1, điểm yếu nhỏ nhất khi phân loại bằng 2, điểm mạnh nhỏ nhất khi phân loại bằng 3 và điểm mạnh lớn nhất khi phân loại bằng 4. Như vậy, đây là điểm số phản ánh năng lực cạnh tranh từng yếu tố của doanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành kinh doanh.

của yếu tố đó với điểm số phân loại tương ứng.

Bước 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứng của mỗi doanh nghiệp. Tổng số điểm này cho thấy, đây là năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp.

Theo đó, nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào ma trận IFE từ 2,50 trở lên, thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tuyệt đối trên mức trung bình. Ngược lại, tổng số điểm trong ma trận IFE nhỏ hơn 2,50 thì năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình.

- Các phương pháp quản trị học được sử dụng để phân tích: + Điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, thách thức của công ty

+ Một số yếu tố cạnh tranh trên thị trường Dược phẩm, đặc biệt là thị trường Hà Nội.

+ Những chủ trương, chính sách của Nhà nước và ngành Y tế trong thời kỳ hội nhập.

Từ đó xây dung chiến lược kinh doanh của công ty từ 2011-2016. .

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu bằng Microsotf Office Excel 2003, Microsotf Word 2003 để trình bày các số liệu bằng biểu bảng và biểu đồ minh hoạ.

PHẦN 3

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội nhằm định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2016 (Trang 42)