BÀN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HAPHARCO

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội nhằm định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2016 (Trang 74 - 79)

PHẦN 4 BÀN LUẬN

4.1.BÀN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HAPHARCO

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Công ty có danh mục sản phẩm tương đối nhiều,trong đó chủ yếu là thuốc chữa bênh chiếm khoảng 65 % doanh thu, vật tư tiêu hao số lượng mặt hàng nhiều sau thuốc nhưng doanh thu lại nhỏ nhất 10%. Các mặt hàng của công ty chủ yếu là sản phẩm của những hãng có uy tin trên thê giới cùng với hệ thống kho của công ty đạt tiêu chuẩn GSP, ISO, GDP nên chất lượng sản phẩm tốt và được đảm bảo đến kho bãi của khách hàng. Công ty nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm nên có chính sách giá phù hợp để tăng năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường Công ty có hệ thống phân phối rộng rãi đáp ứng mọi đối tượng khách hàng.Tuy nhiên hoạt động xúc tiến thương mại chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Do đó trong thời gian tới công ty cần chú trọng hơn nữa đến việc quảng bá hình ảnh của mình góp phần tạo được uy tín và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Năng lực tài chính của doanh nghiệp

* Khả nang thanh toán

Hệ số thanh toán hiện hành tương đối ổn định qua các năm chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp dồi dào. Công ty nên nâng cao chỉ tiêu này lên gần 1 để tránh tình trạng doanh nghiệp bị giải thể.

Hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp đều lớn hơn 1 qua các năm Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tình hình tài chính tốt, nhưng điều đó không có

Theo công thức trên, khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ là tốt nếu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng tăng lên và nợ ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng giảm xuống; hoặc đều chuyển dịch theo xu hướng cùng tăng nhưng tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn; hoặc đều chuyển dịch theo xu hướng cùng giảm nhưng tốc độ giảm của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn. Tuy nhiên ở đây xuất hiện mâu thuẫn

Chính vì vậy, không phải hệ số này càng lớn càng tốt. Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào có tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao (chẳng hạn Thương mại) trong tổng tài sản thì hệ số này cao và ngược lại.

* Cơ cấu nguồn vốn

Hệ số nợ tổng tài sản của công ty khá cao, giảm dần qua các năm 2007 -2010. Hệ số này càng cao chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập về mặt tài chính càng thấp

Hệ số nợ vốn chủ sở hữu của công ty cao,mặc dù giảm dần qua các năm 2007- 2010 nhưng năm 2008 lại tăng.

Hệ số cơ cấu nguồn vốn của công ty không thay đổi nhiều qua các năm.Qua hệ số này chẳng những đánh giá được chính sách tài chính của doanh nghiệp, mức độ mạo hiểm tài chính thông qua chính sách đó mà cho phép thấy được khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp

* Hiệu quả hoạt động sản xuất

Thu nhập bình quân /tháng của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm, phản ánh mức thu nhập của người lao động ngày càng tốt hơn, đời sống được cải thiện

Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp tương đối ổn định qua các năm, nhưng trong năm 2009 thấp hơn các năm do chịu sự tác động của suy thoái kinh tế toàn cấu

Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty khá cao năm 2010 là 2,40% có nghĩa 100 đồng tài sản thì tạo ra được 2,4 đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu và Tỉ suất lợi nhuận trên vốn cố định đối với một doanh nghiệp kinh doanh thương mại là tốt, phản ánh hiệu quả sử dụng các tài sản nói chung và tài sản cố định nói riêng của doanh nghiệp là tốt.

Đánh giá về năng lực cạnh tranh tuyệt đối

Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh tuyệt đối của công ty đạt 2,8 ở mức trung bình khá . Kết quả này tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của đề tài.

Trong số 11 chỉ tiêu đánh giá , có 7 tiêu chí đạt mức khá là: chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, Tổ chức và quản trị nguồn nhân lực, Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, Nguồn lực tài chính, Thị phần

Có 4 chỉ tiêu đạt mức trung bình khá là Khuyếch trương và thương hiệu, Năng lực lãnh đạo và quản lý, Lợi ích nhân viên, Lợi nhuận. Không có chỉ tiêu đạt loại tốt và loại trung bình.

Năng lực nhân lực

Qua phân tích, cán bộ quản lý của công ty đều có trình độ đại học (79%) và trên đại học (31%), đây thể hiện giá trị cốt lõi lớn của công ty trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, tạo uy tín cho khách hàng và nhà cung cấp. Tuy nhiên độ tuổi trung bình (46,8) ảnh hưởng đến tính nhậy bén trong quản lý và điều hành doanh nghiệp. Hapharco có đội ngũ lãnh đạo có trình độ và giàu kinh nghiệm, có khả năng quản lý tốt. Nhưng việc xác định tầm nhìn, sư mệnh, hoạch định chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh chưa cao.

Nguồn lao động có trình độ cao, số lượng ổn định qua các năm. Trình độ người lao động đại học chiếm 50%, trình độ trung cấp 49% , không có cán

bộ chưa qua đào tạo. Trình độ của người lao động luôn được nâng cao thông qua các lớp đào tạo chuyên môn ngắn hạn , tập huấn chuyên đề.... Công ty cũng tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tham gia các khóa đào tạo dài hạn, đào tạo đại học và sau đại học. Đây là một định hướng phát triển đúng đắn để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty.

Độ tuổi trung bình tương đối lớn, một số trường hợp tuổi cao, năng lực và hiệu quả làm việc thấp nhưng do tồn tại của việc chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần nên rất khó xử lý và bố trí các trường hợp này.

Chinh sách thu hút nguồn nhân lực, do công ty đúng trên địa bàn thành phó lớn tập trung nhiều các hãng dược phẩm nước ngoài có chế độ chính sách đãi ngộ tương đối tốt nhưng công ty cũng có những chính sách thu hút được một số nhân viên có trình độ. Lượng cán bộ công ty thu hút qua các năm cao hơn nhiêu so với các doanh nghiệp tư nhân

Khách hàng

Khách hàng của Hapharco tương đối nhiều và đa dạng nhưng doanh thu của công ty chủ yếu nằm ỏ bệnh viện có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước thông qua hình thức đấu thầu. Đây là kênh phân phối rất hiệu quả nhưng nó có những yêu cầu buộc doanh nghiệp phải làm tốt dịch vụ, chính sách khách hàng.

Việc công ty xác định đây là khách hàng mục tiêu và tiềm năng là phù , hợp. Các khách hàng nay mang lại doanh thu và lợi nhuận cao cho công ty đồng thời có xu hướng ngày một phát triển do lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày một tăng.

Đối với các khách hàng mua sắm thanh toán ngay, công ty có chính sách khuyến mại phù hợp đển tăng doanh thu.

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty còn thiếu nhân lực, bố trí chưa đây đủ, do đó việc chăm sóc khách hàng chưa thường xuyên và chưa có

chính sách rõ ràng. Việc cập nhật các nhu cầu, các thông tin, thị hiếu của khách hàng vẫn đang thiếu sót, chưa thực sự thân thiện.

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp cho Hapharco rất đa dạng nhưng tập chung chủ yếu vào những hãng dược phẩm lớn có uy tín trên thế giới. Do công ty có các chính sách như ưu tiên chỉ phân phối những hàng chính hãng hạn chế phân phối những hàng cùng chủng loại để giữ các mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp hiện có.

Xu thế nhà cung cấp kết nối trực tiếp với khách hàng trên địa bàn, các hãng dược phẩm đã thành lập những công ty con tại Việt Nam nhưng chưa có khả năng phân phối trực tiếp chỉ được nhập khẩu trực tiếp.

Hiện nay Hapharco đã ký kết hợp đồng với một số nhà sản xuất nước ngoài thay thế những nhà sản xuất thành lập công ty con đảm bảo sự đa dạng về hàng hóa, tăng tính cạnh tranh cho công ty.

Đối thủ cạnh tranh

Hà Nội là thủ đô của cả nước tập trung đông dân cư, nhu cầu chăm sóc sức khỏe lún không chỉ phục vụ nhân dân tại thủ đô mà cả các tỉnh miền Bắc nằm Đây là thị trường lớn thứ 2 trong cả nước về nhu cầu sử dụng thuốc, một thị trường lớn đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp dược phẩm chọn làm địa chỉ để khởi nghiệp và phát triển.

Xét về sản phẩm, đối với các đối thủ cạch tranh đúng trên địa bàn, sản phẩm chủ yếu hàng có nguồn gốc xuất xứ Ấn độ, Trung Quốc... chất lượng thấp, giá cả không được đảm bảo ổn định. Điều này nó làm giảm tính cạnh tranh của đổi thủ, tăng tính cạnh tranh cho công ty.

Hầu hết các đối thủ cạnh tranh sử dụng chiến lược Marketing “đen“, nhằm thu lợi nhuận cao từ những sản phẩm chất lượng thấp, hồ sơ dự thầu không có ủy quyền của nhà sản xuất.Đây thực sự là một sự cạnh tranh thiếu công bằng và không bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Đối với các công ty dược phẩm trong nước cũng phân phối hàng của hãng dược phẩm nước ngoài lớn thường có những nhóm sản phẩm khác với nhóm sản phẩm mà Hapharo đang phân phối nên có rất sự cạnh tranh với nhau.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội nhằm định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2016 (Trang 74 - 79)