Hoạt động xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội nhằm định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2016 (Trang 53)

Để duy trì và mở rộng thị trường thì công việc xúc tiền và hỗ trợ kinh doanh đóng vai trị vô cùng quan trọng. Hoạt động giúp cho người tiêu dùng biết tới sản phẩm của công ty.

Bảng 1.8: Các hoạt động xúc tiến thương mại của Hapharco năm 2009

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Các hoạt động xúc tiến thương mại Chi phí Phần trăm (%)

1 Quảng cáo 170 23,14

2 Kích thớch tiêu thụ (khuyến mại) 250 34,01

3 Quan hệ công chúng 180 24,49

4 Bán hàng cá nhân 135 18,36

Tổng cộng 735 100

Nhận xét: Hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay của vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Công ty Hapharco đã chú trọng và đầu tư cho hoạt động này. Các công cụ xúc tiến thương mại công ty áp dụng:

- Quảng cáo: nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của công ty. Công ty đã sử dụng các hình thức quảng cáo khác nhau như:

Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển: Các phương tiện vận chuyển của Hapharco đều gắn logo công ty;

Quảng cáo qua ấn phẩm danh bạ doanh nghiệp: Công ty đăng ký trên hướng dẫn sử dụng thuốc (Mins…);

Quảng cáo trên bao bì sản phẩm: Tất cả bao bì đóng gói, phong bì thư đều có logo công ty…

- Kích thích tiêu dùng: Thúc đẩy người tiêu dùng mua và mua nhiều hơn các hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối. Ngoài ra, hoạt động khuyến mại còn nhằm mục đích quảng bá thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp. Công ty đưa ra các chương trình khuyến mại tặng hàng, tư vấn, sửa chữa lắp đặt, bảo dưỡng định kỳ cho các sản phẩm của công ty. Ngân sách dành cho hoạt động này chiếm tỉ lệ

- Quan hệ công chúng: nhằm mục đích thiết lập, duy trì sự truyền thông hai chiều, sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác giữa công ty và khách hàng. Công ty tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội như các hoạt động từ thiện, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng do các tổ chức hoạt động nhằm mục đích xã hội tổ chức nhằm tạo ra hình ảnh một tổ chức; tham gia dưới hình thức một nhà tài trợ các hội nghị y tế toàn quốc tổ chức ơ các bệnh viện... Tất cả những hình thức đó nhằm tạo ra một hình ảnh đẹp, nổi bất và rộng khắp về bản thân tổ chức hoặc cá nhân với mong muốn thông qua những hình ảnh đó, khách hàng sẽ trở nên gần gũi và dành nhiều thiện cảm, quan tâm hơn tới công ty.

3.1.2. Năng lực tài chính

a. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Vốn chủ sở hữu 23.746.749 28.176.998 49.963715 53.784.7822 Tài sản lưu động 473.643.120 645.215.208 954.793.358 821.347.342 2 Tài sản lưu động 473.643.120 645.215.208 954.793.358 821.347.342 3 Vốn bằng tiền 76.393.861 75.803.091 125.447.646 81.517.938 4 Hàng tồn kho 72.113.317 134.890.131 356.339.648 290.786.238 5 Nợ ngắn hạn 459.293.270 625.712.963 915.504.381 778.338.929 6 Nợ phải trả 459.730.328 626.315.015 916.084.455 779.301.573 7 Hệ số TT hiện hành 1,031 1,031 1,043 1,055

8 Hệ số thanh toán nhanh 1,00 1,08 1,2 1,13

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội nhằm định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2016 (Trang 53)