Các giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật Pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động (Trang 66 - 71)

2. Trong trường hợp thương tật hoặc bệnh tái phát, người lao động được đi giám định lại khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa”.

3.3 Các giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa

chức trong việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa

3.3.1 Về phía tổ chức Công đoàn

Trong những năm gần đây, tổ chức Công đoàn đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng một tổ chức thật sự đủ mạnh và phát huy được vai trò quan trọng của mình trong việc đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, góp phần bình ổn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế… Nhưng đến nay, có thể nói hoạt động vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp. Tác giả luận văn đề xuất một số nội dung sau:

- Mô hình tổ chức hoạt động công đoàn trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần tiếp tục đổi mới cho phù hợp với sự phát triển kinh tế nhiều thành phần. Hiện nay đang có một khoảng cách khá lớn giữa sự phát triển của quan hệ lao động tại nơi làm việc với định hướng và thái độ của các đối tác quan hệ lao động ở cấp cơ sở và đặc biệt là cấp cao. Thước đo hiệu quả hoạt động của công

đoàn là tạo được sự tin cậy của người lao động và được chủ doanh nghiệp ủng hộ.

Kinh nghiệm cho thấy, công đoàn càng hiểu được người lao động, nắm được tâm tư tình cảm của người lao động để kịp thời kiến nghị với người sử dụng lao động hoặc

giúp đỡ người lao động giải quyết khó khăn kịp thời; cứng rắn trong việc phân tích cái sai, cái yếu của người lao động giúp người lao động hiểu được quyền và nghĩa vụ hợp pháp chính đáng để có hành xử đúng đắn và hợp pháp…

- Tổ chức công đoàn phải cân nhắc từng bước đi để có thể tạo ra sự khác biệt. Chính những phương pháp tiến bộ sẽ làm cho tổ chức công đoàn mạnh hơn.

Công đoàn phải không ngừng khẳng định vị thế của mình trên bàn thương lượng, phát triển và thúc đẩy những chính sách điều chỉnh cấu trúc tự do mới. Trong kỷ nguyên kinh tế mới, công đoàn phải tự mình điều chỉnh chiến lược để đối mặt với những thách thức toàn cầu hóa và tạo nên sức sống mới cho hoạt động công đoàn.

- Đổi mới công tác cán bộ: hoạt động công đoàn là một hoạt động đặc thù, nhất là tại công đoàn cơ sở đòi hỏi phải tìm kiếm người cán bộ công đoàn thật sự có khả năng. Đó là những người hiểu biết, có khả năng giao tiếp, có khả năng thuyết phục vận động quần chúng, can đảm và chấp nhận dấn thân, hiểu biết chế độ chính sách dành cho người lao động, hiểu được tình hình kinh tế-xã hội, hiểu được tình trạng doanh nghiệp đang hoạt động, có khả năng tập trung được nhiều người…

Khó khăn ở đây là một mẫu người như vậy thì vị trí công việc nào cũng cần, và ở những vị trí khác thì người lao động có quyền lợi, thu nhập cao hơn. Riêng công đoàn, cơ chế sử dụng tài chính, kinh phí hạn hẹp khó mà thu hút, giữ chân được người lao động. Thật sự cán bộ công đoàn hoạt động tốt thì doanh nghiệp nơi đó rất bình ổn và hài hòa, cụ thể như công ty Pouyuen (quận Bình Tân) với hơn 60 ngàn lao động, công ty Freetrend (KCX Linh Trung I) với hơn 20 ngàn công nhân… nhưng quan hệ lao động ở đây rất tốt. Vì vậy, việc thay đổi cách nhìn trong chọn lựa cán bộ công đoàn cần thay đổi, phải có quy trình tuyển chọn kỹ, đúng phương pháp, mạnh dạn trong đào tạo để có sự sàng lọc tốt nhất trong các đợt tuyển dụng. Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là vấn đề cải tổ cơ chế tài chính để công đoàn để có thể sử dụng trong các khoản chi cần thiết, nhất là trong việc trả lương cho cán bộ công đoàn phù hợp với năng lực và trình độ.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự đủ mạnh. Nên đào tạo kỹ năng hoạt động, chuyên sâu có thực hành, thực tiễn. Các cán bộ phải được luân phiên đào tạo, cập nhật kiến thức hàng năm về tất cả các kỹ năng liên quan như đàm phán, thương lượng thỏa ước lao động tập thể, vận động quần chúng, kiến thức pháp luật lao động và năng lực đại diện tại nơi làm việc…

- Công đoàn trong doanh nghiệp FDI cần đề cao thương lượng, hòa giải tránh đối đầu; phải làm tốt nhiệm vụ của công đoàn trước khi yêu cầu chủ doanh nghiệp ủng hộ. Tăng cường giáo dục pháp luật cho người lao động cũng như người sử dụng lao động hướng tới xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trên cơ sở hiểu và tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, đồng thời, thực hiện đầy đủ trách nhiệm nghĩa vụ.

3.3.2 Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động

- Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra nhà nước về lao động, Thanh tra lao động nên chuyển phương thức thanh tra theo đoàn sang thanh tra viên phụ trách vùng để tăng tần suất thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, vừa không gây khó khăn cho doanh nghiệp, lại có thể xử lý nhanh các vi phạm. Tăng cường chức năng tư vấn và trách nhiệm thanh tra, giảm bớt nặng về xử lý. Đề nghị sửa đổi Điều 3 Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ về công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp. Quy định “việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp không được tiến hành trùng lắp, không quá một lần về cùng một nội dung trong một năm đối với một doanh nghiệp (trừ trường hợp bất thường)”, đã làm hạn chế công tác thanh tra, vì đây là pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, nếu sau thanh kiểm tra doanh nghiệp không tiến hành khắc phục thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục vi phạm pháp luật và có nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động. Bên cạnh đó, đối với những doanh nghiệp liên tục có những hành vi vi phạm pháp luật mà không khắc phục, các cơ quan chức năng cần thông báo trên các thông tin công cộng, tạo hiệu ứng dư luận xã hội để xử lý các doanh nghiệp này.

- Để đảm bảo sổ lao động gắn liền với quá trình làm việc của người lao động và thay lý lịch của người lao động làm căn cứ để thực hiện các chính sách như đào tạo, đào tạo lại, giải quyết trợ cấp thất nghiệp và là cơ sở thu thập thông tin đầy đủ về lao động, học tập của người từ đủ 15 tuổi trở lên. Đề nghị sửa đổi Điều 182 và Điều 183 theo hướng tách quy định về sổ lao động thành một điều riêng. Sổ lao động cần được xác định như một loại giấy tờ cần thiết khi tuyển dụng lao động. Sổ lao động sẽ do Ủy ban Nhân dân phường, xã nơi quản lý người lao động cấp và được trình cho người sử dụng sau mỗi một lần tuyển dụng. Mỗi cá nhân chỉ có một sổ lao động với một mã số riêng và mã này là số chứng minh nhân dân của công dân đó, số này cũng được áp dụng cho cả sổ bảo hiểm xã hội. Như vậy, sẽ rất thuận lợi trong việc quản lý người lao động, khi cần tra cứu thông tin, các cơ quan chức năng sẽ nắm được toàn bộ hoàn cảnh và quá trình làm việc của một người.

Cơ quan Bảo hiểm Xã hội, Sở Tư pháp, Sở Lao động, Thương binh – Xã hội, Tòa án, Sở Kế hoạch Đầu tư, Liên đoàn Lao động Thành phố phối hợp nghiên cứu đề ra một biện pháp hữu hiệu nhất để trình Ủy ban Nhân dân Thành phố có những kiến nghị với Chính phủ trong việc xử lý các doanh nghiệp có hành vi nợ và trốn đóng BHXH hiện nay. Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là liệu có khởi tố hình sự chủ doanh nghiệp nếu công ty nợ BHXH hay không. Theo quan điểm của cơ quan Công an, Sở Tư pháp và Tòa án TP, doanh nghiệp là chủ thể nợ BHXH của ngưởi lao động. Người lao động hay cơ quan BHXH nộp đơn khởi kiện là khởi kiện doanh nghiệp – nghĩa là khởi kiện pháp nhân. Khi khởi kiện pháp nhân thì không thể xử lý hình sự vì đối tượng xử lý hình sự phải là cá nhân. Thêm vào đó, pháp luật có quy định chỉ có thể khởi tố và xử lý hình sự đối với những tội danh được nêu trong Bộ luật Hình sự. Nhưng, các điều khoản quy định trong Bộ luật Hình sự lại không có tội danh “chiếm đoạt tiền BHXH”. Hay khi cơ quan Bảo hiểm Xã hội Thành phố đề nghị cơ quan chức năng có lệnh cấm xuất cảnh đối với giám đốc doanh nghiệp người nước ngoài trong thời gian giải quyết vụ kiện nợ BHXH. Tòa án yêu cầu cơ quan khởi kiện phải chứng minh giám đốc doanh nghiệp này về nước là nhằm mục đích bỏ trốn. Nếu không thì phía yêu cầu ngăn chặn phải bồi thường thiệt hại về kinh tế nếu chủ doanh nghiệp chứng minh việc xuất cảnh là để ký kết hợp đồng sản xuất.

Vấn đề mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp nợ BHXH, Tòa án yêu cầu chuyển thành một vụ kiện dân sự, vì từ trước đến nay chưa từng xử qua và thủ tục cũng rất phức tạp. Tuy nhiên, Sở Tư pháp thì cho rằng, khi yêu cầu mở thủ tục phá sản, BHXH thu được tiền nợ sẽ cao hơn… Thiết nghĩ, UBND Thành phố sớm có kiến nghị trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung pháp luật cho phù hợp và nên định tội danh cố tình trốn đóng bảo hiểm xã hội là tội danh hình sự.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở trình bày những lý luận và thực tiễn về quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài qua sự điều chỉnh của pháp luật, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, luận án đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau đây.

1. Quan hệ lao động được điều chỉnh chủ yếu từ Bộ luật Lao động, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, hệ thống lý luận về quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường, các quy định của pháp luật lao động trong điều kiện kinh tế - xã hội thực tại còn nhiều điểm bất cập, chưa hợp lý làm ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, sự ổn định và phát triển bình thường của thị

trường lao động. Tình hình đó đã tạo nên một khoảng trống cho việc thực thi pháp luật, làm giảm đi tính pháp quyền trong thị trường lao động, làm rộng hơn khoảng cách giữa trình tự thủ tục quy định bởi luật pháp và thực tế quan hệ lao động. Và có xu hướng hạn chế sự sáng tạo của các đối tác xã hội trong việc phát triển một sự thu xếp về quan hệ lao động thích hợp đối với các đối tác xã hội.

2. Luận văn đi sâu phân tích thực trạng những hoạt động biểu hiện quan hệ lao động về các vấn đề hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, tranh chấp lao động, an toàn – vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội từ các quy định của pháp luật lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm rút ra những bài học cần thiết, những bất cập trong quy định của pháp luật đã làm nảy sinh những mâu thuẫn trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động để nhằm hoàn thiện pháp luật lao động, thúc đẩy việc xây dựng hài hòa quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI.

3. Nhằm hoàn thiện quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản giải quyết quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như:

- Các giải pháp về hoàn thiện pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động. Cụ thể hoàn thiện về hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, an toàn lao động - vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động.

- Các giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Đặc biệt, chú trọng đổi mới phương pháp làm việc. Đào tạo kỹ năng thật chi tiết, cụ thể cho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp FDI. Công đoàn trong doanh nghiệp FDI cần đề cao thương lượng, hòa giải tránh đối đầu, làm trung gian gắn kết giữa người lao động và người sử dụng lao động có cái nhìn đồng cảm và sự gắn bó cùng phát triển.

- Các giải pháp về giải quyết tranh chấp lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Yêu cầu có sự tôn trọng lẫn nhau, cũng như cần có sự đối thoại kịp thời giữa hai bên; hạn chế thấp nhất sự né tránh. Điều chỉnh, sửa đổi bổ sung một số quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động để pháp luật đi vào cuộc sống.

- Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động. Yêu cầu đổi mới công tác thanh tra lao động, phải ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật lao động và có tính răn đe với các doanh nghiệp khác thông qua dư luận xã hội. Sổ lao động cần được xác định như một loại giấy tờ cần thiết khi tuyển dụng lao động và có tính xuyên suốt trong quá trình làm việc của người lao động.

- Đối với các chức năng có liên quan, đề nghị có sự phối hợp chặt chẽ và có các biện pháp hữu hiệu trong việc xử lý doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội.

Do điều kiện tiếp cận các tài liệu nghiên cứu và phân tích về quan hệ lao động dưới góc độ điều chỉnh của pháp luật chưa được đầy đủ, trình độ hiểu biết của tác giả luận văn về quan hệ lao động còn hạn hẹp nên chất lượng luận văn chưa được như mong muốn; tuy nhiên, đây là công trình được viết lên bằng những cố gắng và suy nghĩa tâm huyết của tác giả, rất mong được sự chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy, cô và đồng nghiệp để tiếp tục phát triển đề tài ở trình độ cao hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu cấp bách về lý luận và thực tiễn về quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường./.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật Pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w