Viện Công nhân Công đoàn (14/8/2007), Báo cáo kết quả khảo sát thực tế về Quan hệ lao động trong các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật Pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động (Trang 53 - 54)

Ngược lại, người sử dụng lao động bị ràng buộc nhiều hơn khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Và trong nhiều trường hợp, vấn đề bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động gần như không thực hiện được nếu như không có sự tự nguyện của người lao động. Đây cũng là điểm hạn chế làm cho công tác đào tạo tại doanh nghiệp ít được doanh nghiệp chú trọng.

Liên quan đến việc né tránh ký HĐLĐ không xác định thời hạn39, vào đầu năm 2007, đã phát sinh một loại mâu thuẫn mới, một số chủ doanh nghiệp có quy mô lao động nhỏ thông báo sẽ thực hiện việc trả trợ cấp thôi việc cho người lao động, trong khi thực tế người lao động chưa nghỉ việc, vẫn tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp. Đây là việc làm trái với quy định của pháp luật lao động. Nhưng do người lao động không am hiểu pháp luật đầy đủ nên đã đồng ý với người sử dụng lao động và cho đây là chế độ khuyến khích, ưu đãi hơn của doanh nghiệp nhằm giữ chân người lao động (trong thời điểm chuẩn bị nghỉ Tết nguyên đán 2007). Từ việc làm trên, đã làm lây lan đến các doanh nghiệp khác, nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và người lao động cũng yêu cầu được trả tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động trong khi vẫn đang làm việc như những doanh nghiệp kia, việc làm này đã làm tổn thất đến một số doanh nghiệp trong thời gian đó. Qua những việc làm trên đã phát sinh mâu thuẫn mới, mâu thuẫn giữa các chủ doanh nghiệp với nhau mà chúng ta chưa có cơ chế để bảo vệ người lao động kịp thời.

2.2.2 Trong chế định Thỏa ước Lao động tập thể

Theo quy định tại Điều 44 BLLĐ, TƯLĐTT là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động… tại khoản 1, khoản 3 Điều 49 BLLĐ. Tại khoản 1 Điều 49 BLLĐ “Khi thỏa ước tập thể đã có hiệu lực, người sử dụng lao động phải thông báo cho tất cả người lao động trong doanh nghiệp biết. Mọi người trong doanh nghiệp, kể cả người vào làm việc sau ngày ký kết đều có trách nhiệm thực hiện đầy đủ thỏa ước tập thể”; khoản 3 Điều 49 BLLĐ “Khi một bên cho rằng bên kia thi hành không đầy đủ hoặc vi phạm thỏa ước tập thể, thì có quyền yêu cầu thi hành đúng thỏa ước và hai bên phải cùng nhau xem xét giải quyết; nếu không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo trình tự do pháp luật quy định”.

Quy định là như vậy, nhưng hầu hết các cuộc tranh chấp lao động xảy ra trong thời gian qua, đa phần đều không được giải quyết bước đầu bằng thương lượng và hòa giải. Có khá nhiều doanh nghiệp bất ngờ và lúng túng khi người lao động đình công mà trước đó không hề kiến nghị với người sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật Pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w