trong việc thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể, không xây dựng hệ thống thang bảng lương, quy chế trả lương, thưởng. Nhiều doanh nghiệp thuộc ngành may mặc, da giày trả lương cho người lao động chỉ bằng với mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và thường vi phạm các quy định về trả lương ngừng việc, lương làm thêm giờ, các chế độ phụ cấp lương…
2.1.3 Trong chế định An toàn Lao động - Vệ sinh lao động
Trong những năm gần đây, số vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam liên tục gia tăng. Báo cáo từ các địa phương cho thấy, giai đoạn 2000- 2007, bình quân mỗi năm xảy ra 5.017 vụ tai nạn lao động (5.230 người bị nạn với 539 người bị chết). Tuy nhiên, trong thực tế, các số liệu còn cao hơn nhiều lần so với số báo cáo trên. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, tình hình tai nạn lao động có sự tăng giảm theo từng năm nhưng ở con số khá cao: năm 1995 có 17 vụ, 2000 (736 vụ), 2002 (1.195 vụ), 2003 (668 vụ), 2004 (791 vụ), 2005 (543 vụ), 2006 (782 vụ), 2007 (666 vụ), 2008 (361 vụ)32.
Bảng 5: Tình hình tai nạn lao động nghiêm trọng (chết người):
Nội dung 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số vụ TNLĐ nghiêm trọng xảy ra ở các doanh nghiệp 58 60 65 82 77 93 Số vụ TNLĐ nghiêm trọng xảy ra ở các DN FDI 5 2 5 6 3 5
Nguồn: Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh, Kết quả tổng hợp từ năm
2003-2008 về tình hình tai nạn lao động trên địa bàn.
Phân tích số liệu trên cho thấy, số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài so với tổng số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn Thành phố chiếm tỷ lệ thấp (5,5%). Qua đó, cho thấy các doanh nghiệp FDI rất quan tâm đến công tác an toàn vệ sinh lao động.
2.1.4 Trong chế định Bảo hiểm xã hội
Hiện nay trên địa bàn Thành phố có 29.386 đơn vị, doanh nghiệp với 1.426.907 người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có 1.397 doanh nghiệp nhà nước (266.307 người lao động), 2.823 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (454.410 lao động) và 21.399 doanh nghiệp (512.720 lao động)33 thuộc các