Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh (5/2009), “Niên giám thống kê”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật Pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động (Trang 34 - 35)

26 Khu chế xuất – Khu công nghiệp 1.153 dự án, vốn 4,37 tỷ USD – Nguồn: Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh (5/2009), “Niên giám thống kê”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. (5/2009), “Niên giám thống kê”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

Tính đến nay, cả nước có khoảng 80.000 doanh nghiệp. Hàng năm Thanh tra Bộ LĐTB-XH chỉ có thể tiến hành thanh tra được gần 200 doanh nghiệp và phát hiện thấy hầu hết các doanh nghiệp đều có vi phạm pháp luật lao động, cơ bản như các lỗi không nộp BHXH, kéo dài thời gian lao động hoặc bắt người lao động làm thêm ngày nghỉ, ngày lễ không trả lương đúng quy định, xử lý kỷ luật, sa thải chấm dứt hợp đồng lao động một cách tùy tiện. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động theo quy định với người lao động. Nhiều bản hợp đồng hầu như không có giá trị pháp lý giữa người sử dụng lao động và người lao động. Hợp đồng được ký tùy tiện, không theo mẫu, không theo tiêu chí nào và khi khúc mắc xảy ra, thiệt hại nhiều nhất vẫn là người lao động 27.

Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai việc giao kết hợp đồng lao động từ năm 1990 khi có Pháp lệnh hợp đồng lao động và Nghị định số 165/HĐBT năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng, vì vậy, sau khi có Bộ luật Lao động, việc triển khai này có phần thuận lợi, nhất là doanh nghiệp nhà nước. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thành phố, theo thống kê số liệu báo cáo của 788/1.688 doanh nghiệp FDI, tổng số lao động đang làm việc tại thời điểm ngày 30/6/2008 là 252.149 người, trong đó, lao động nữ 168.313 người. Tổng số lao động đã giao kết hợp đồng lao động là 240.852 người (95,52% so với tổng số lao động đang làm việc)28.

Theo số liệu điều tra việc thực hiện giao kết hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngoài các khu chế xuất – khu công nghiệp như sau:

Bảng 2: Tình hình giao kết hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp FDI trong khu chế xuất - khu công nghiệp

Nội dung 2003 2004 2005 2006

27

“Luật Lao động luôn bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Họ là đối tượng yếu thế hơn trong quan hệ lao động. Nhưng trên thực tế, cung lao động đang lớn hơn cầu việc làm nên lợi thế lại thuộc về người sử dụng lao động. Nhiều khi người sử dụng lao động không hiểu pháp luật hoặc vì lợi nhuận mà cố tình “lách luật”. Người lao động phần lớn không hiểu biết kỹ về pháp luật lao động hoặc có biết nhưng không dám đấu tranh để tự bảo vệ mình. Họ phải chịu mất việc. Đôi khi chấp nhận làm theo cái sai của người sử dụng lao động” – Ông Bùi Sỹ Lợi, Vụ trưởng phụ trách Thanh tra, Bộ LĐTB-XH cho biết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật Pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động (Trang 34 - 35)