Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (27/4/2009), báo cáo tình hình thực hiện 13 năm (1995-2008)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật Pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động (Trang 35 - 36)

2007 2008 Quý1/2009 1/2009 Số LĐ đang làm việc 99.815 113.067 165.951 214.437 240.525 244.579 243.500 Số LĐ được ký HĐLĐ 91.315 105.285 130.948 192.170 208.186 202.937 197.889 Tỷ lệ lao động được ký HĐLĐ 91,48% 93,12% 78,90% 89,62% 87,00% 83% 81,27%

Nguồn: Ban Quản lý các khu chế xuất – công nghiệp TP Hồ Chí Minh, Báo cáo năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, Quý 1/2009.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tình hình giao kết hợp đồng lao động ở các doanh nghiệp FDI qua các năm gần đây giảm, tỷ lệ không cao như các doanh nghiệp nhà nước nhưng cao hơn các doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Về hình thức giao kết hợp đồng lao động: Hầu hết trong doanh nghiệp FDI có 90% CNLĐ được ký kết hợp đồng lao động. Một số doanh nghiệp chỉ ký kết hợp đồng có thời hạn, không ký hợp đồng không xác định thời hạn, mặc dù có người đã được ký nhiều lần, mỗi lần 1-3 năm (có 44 % được ký từ 1-3 năm), thậm chí có hiện tượng chỉ thỏa thuận miệng29. Việc quy định người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn đối với người lao động sau 2 lần giao kết hợp đồng có xác định thời hạn đã làm phát sinh hiện tượng người sử dụng lao động trả trợ cấp thôi việc, tạm chấm dứt quan hệ lao động một thời gian ngắn sau khi hết hạn hợp đồng lao động có xác định thời hạn lần 2. Điều này, trên thực tế đã làm mất ý nghĩa của việc quy định hạn chế quyền ký kết hợp đồng lao động có xác định thời hạn nhiều lần, đảm bảo tốt hơn quyền lợi người lao động mà Luật sửa đổi, bổ sung một số điều BLLĐ năm 2002 đã thực hiện.

Mặt khác, người lao động trong các doanh nghiệp FDI được ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ 37,36%. Điều này cho thấy, nhiều người sử dụng lao động đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật lao động của người lao động để ký hợp đồng lao động ngắn hạn nhằm né tránh việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động như: đóng bảo hiểm xã hội, nâng lương, nâng bậc hoặc khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì ít bị ràng buộc về lý do hoặc thời gian báo trước…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật Pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động (Trang 35 - 36)