TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Quan điểm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật Pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động (Trang 58 - 60)

39 Điều 27 Bộ luật Lao động

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Quan điểm

3.1 Quan điểm

3.1.1 Hoàn thiện quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên cơ sở luật Việt Nam có tính đến thông lệ quốc tế.

Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là mối quan hệ giữa chủ đầu tư nước ngoài với người lao động Việt Nam. Đây là mối quan hệ không chỉ giản đơn chung chung giữa người và người mà còn là quan hệ giữa chủ và thợ, giữa người đầu tư và người lao động, giữa quản lý sản xuất kinh doanh và sản xuất kinh doanh, giữa luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, giữa truyền thống tâm lý và văn hóa dân tộc Việt Nam với truyền thống tâm lý và văn hóa của một dân tộc khác.

Trong nội bộ một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có những mối quan hệ đan xen nhau giữa lợi ích của chủ và lợi ích của thợ. Nhưng cả hai lợi ích này lại phù hợp với lợi ích chung của địa phương và của cả nước bằng cách thực hiện đúng những điều mà luật pháp đã quy định.

Nếu không thực hiện theo đúng những điều mà pháp luật Việt Nam quy định cũng như những điều mà hợp đồng hai bên (nhà đầu tư nước ngoài và người lao động Việt Nam) đã ký kết thì sẽ có mâu thuẫn, thậm chí xung đột về mặt tâm lý, về thái độ và hành vi ứng xử đối với nhau.

3.1.2 Hoàn thiện quan hệ lao động trên cơ sở đảm bảo lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động

Bảo đảm được quyền lợi cơ bản của cả hai bên. Về quyền lợi của người lao động cần chú trọng: người lao động có quyền đòi hỏi được đãi ngộ hợp lý, đòi hỏi người sử dụng lao động bảo đảm phúc lợi cho mình, đòi hỏi môi trường làm việc an toàn, vệ sinh, có quyền tham gia các tổ chức công đoàn, có quyền tổ chức trao đổi ý kiến giữa người lao động và nhà đầu tư.

Cần làm cho chủ doanh nghiệp hiểu rõ và tôn trọng quyền công dân của người lao động Việt Nam.

Cần xây dựng một nhận thức chung giữa nhà đầu tư và người lao động để cùng hỗ trợ nhau trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi.

Cần xử lý một cách công bằng những tranh chấp giữa chủ đầu tư và người lao động.

Người sử dụng lao động phải trả đúng giá trị sức lao động của người lao động đã bỏ ra. Đây là vấn đề nhạy cảm mà mâu thuẫn, tranh chấp lao động hay xảy ra và hầu hết ở các doanh nghiệp có tiền lương bình quân thấp, như dệt may, da giày, bao bì,… hay xảy ra vào thời điểm nâng lương tháng 3, tháng 11 hàng năm, trước và sau dịp tết nguyên đán.

Đối với người lao động Việt Nam, khuyết điểm lớn nhất trong xung đột quan hệ lao động là thường manh động, bất cần, tư tưởng không gắn bó với doanh nghiệp (cũng có nguyên nhân là lương thấp, không hy vọng vào tương lai lâu dài). Khi có

bức xúc công nhân lao động không tìm người đề bạt giải quyết, muốn tự giải quyết những bức xúc ngay. Họ không phân biêt được rõ ràng đâu là quyền và lợi ích được pháp luật thừa nhận, đâu là lợi ích chính đáng cần phải thỏa thuận, thương lượng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật Pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động (Trang 58 - 60)