II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU –CHI NHÁNH HƯNG YÊN
2.1. Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một trong những khâu quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là đối với Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ như Ngân hàng nói riêng. Việc huy động vốn tốt sẽ giúp Ngân hàng phát triển mạnh hoạt động kinh doanh, đủ nguồn cung cho các hoạt động khác như cho vay, tài trợ XNK,…Vốn huy động bao gồm hai thành phần đó là: vốn điều chuyển và vốn huy động từ các cá nhân và các tổ chức kinh tế khác. Còn vốn điều chuyển là loại vốn do Ngân hàng vac các Ngân hàng khác để đảm bảo nhu cầu cho vay. Trong thời gian ba năm trở lại đây thì tình hình huy động vốn của Ngân hàng được biến đổi thể hiện qua bảng sau (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Vốn điề u chuyển 71.804 7.609 5.356 -64.195 89% -2.253 3%
Vốn huy động 605.562 1.156.265 1.348.654 550.703 9% 192.389 16% Tổng nguồn vốn 677.366 1.163.874 1.354.010 486.508 71% 190.136 16% (phòng : phòng kế toán của chi nhánh)
Nhận xét:
Nhìn chung thì nguồn vốn của Ngân hàng tăng trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012. Cụ thể là nguồn vốn huy động tăng và vồn điều chuyển giảm:
Vốn điều chuyển: giảm qua các năm: năm 2011 vốn điều chuyển thấp nhất, giảm mạnh một cách đáng kể với kỷ lục 89% tổng số vốn do công tác huy động vốn tốt nên Ngân hàng hầu như không cần vốn điều chuyển. Lượng vốn điều chuyển giảm giúp Ngân hàng chủ động hơn về vốn cho vay, giảm đi sự phụ thuộc vào chỉ tiêu điều hòa vốn, kế hoạch điều chuyển vốn từ hội sở chính, giảm bị động về việc vay vốn trên thị trường liên Ngân hàng. Sau nhiều năm hoạt động, tạo sự uy tín của khách hàng nên Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hưng Yên đã giảm được lượng vốn điều chuyển một cách đáng kể.
Vốn huy động: vấn đế huy động vốn luôn được ưu tiên phát triển bằng cách tăng cường huy động, công tác huy động vốn trong thời gian qua đã được thực hiện rất tốt. Trong giai đoạn 2010– 2012 thì lượng vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Lượng vốn này tăng qua các năm, đặc biệt là tăng mạnh trong năm 2012 đạt đến 1.348.654 triệu đồng, tăng 16% so với năm 2011 Lượng vốn huy động cao chứng tỏ được tính hoạt động độc lập của chi nhánh không còn phụ thuộc vào lượng vốn điều chuyển. Và đặc biệt là chi nhánh đã làm tốt công tác huy đông vốn và tạo sự uy tín của chi nhánh, dần dần chiếm được lòng tin của khác hàng nhiều hơn trong các hoạt động chung của Ngân hàng.
Tổng nguồn vốn: sau 10 năm chính thức đi vào hoạt động, tổng nguồn vốn tại Ngân hàng đã càng ngày càng tăng lên. Ở năm 2010 tổng nguồn vốn mới chỉ dừng lại ở 605.562 triệu đồng, nhưng đến năm 2011 có bước chuyển biến rõ rệt với tổng
số nguồn vốn là 1.156.265 triệu đồng, tăng 9% so với năm 2010, đến năm 2012 thì tổng nguồn vốn tăng lên nhẹ nhàng 1.345010 tăng lên 16% so với năm 2011. Nguyên nhân có sự biến đổi mạnh qua các năm như vậy là do: Trong thời gian gần đây, hoạt động huy động vốn ACB chi nhánh Hưng Yên đã có nhiều sản phẩm tiết kiệm hơn về nội tệ lẫn ngoại tệ, sau 10 năm chính thức đi vào hoạt động thì chi nhánh cũng chiếm được không ít lòng tin của người tiêu dùng trong việc mở khoản tại Ngân hàng, … nên thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các sản phẩm huy động vốn rất đa dạng thích hợp với mọi nhu cầu của dân cư và tổ chức. Với uy tín, thương hiệu ACB, tính thích hợp của sản phẩm cùng với sự tăng thêm số lượng phòng giao dịch để mở rộng thị trường, ACB đã thu hút khá mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp,…
•Các khoản mục tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi của các tổ chức trong danh mục nguồn vốn được thực hiện một cách bài bản, có chiến lược rõ ràng và có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Ngân hàng phát triển tài khoản cá nhân, tăng tiện ích dịch vụ và sản phẩm Ngân hàng hiện đại cho chủ tài khoản, hay người sở hữu tài khoản đó. Ngoài ra ACB Hưng Yên còn mở rộng dịch vụ chi trả lương qua hệ thống máy ATM đối với các doanh nghiệp tổ chức có đông công nhân, đông người lao động.
•Trong thời gian qua thì Ngân hàng tiếp tục có nhiều chương trình khuyến mãi, đẩy mạnh hoạt động Marketing, quảng bá, tiếp thị nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng tin tưởng gửi nguồn vốn nhàn rỗi vào Ngân hàng. Điển hình là các chương trình “tích lũy từ lương, xây dựng tổ ấm”, “xuân phát tài”,…. Ngoài ra, để đáp ứng các nhu cầu thanh toán nội địa, ACB đã phối hợp với một số tổ chức như hệ thống siêu thị Co- opmart, maximark, Citimart để phát hành các loại thẻ tín dụng đồng thương hiệu cho khách hàng nội địa. Sau khi khủng hoảng kinh tế có dấu hiệu hồi phục thì Ngân hàng đã có lượng vốn huy động tăng kỷ lục (71%).
2.2.Tình hình sử dụng vốn
Bên cạnh việc huy động vốn tốt thì bất kỳ doanh nghiệp đặc biệt là Ngân hàng nào cũng đều phải cần đến việc sử dụng vốn, sử dụng vốn làm sao cho hợp lý với tình
hình huy động vốn hiện có của Ngân hàng. Đặc biệt là việc sử dụng vốn để cho vay, là một trong những nghiệp vụ truyền thống của Ngân hàng và tạo ra nguồn thu nhập lớn nhất cho các NHTM. Bằng cách đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế và dân cư, tín dụng Ngân hàng đã trở thành nguồn hỗ trợ chính cho nền kinh tế địa phương phát triển. ACB thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro. Các sản phẩm cho vay của ACB chi nhánh Hưng Yên đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay sinh họat tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, …. Chính sách nhất quản của ACB từ trước đến nay là “lãi suất cho vay luôn được thay đổi một cách linh hoạt để phù hợp với tình hình thị trường tài chính, tín dụng, xác định trên nguyên tắc chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra đủ đảm bảo bù đắp chi phí điều hành, rủi ro tín dụng và có mức lãi hợp lý. Đặc biệt là trong tình trạng lạm phát tăng thì Ngân hàng ACB đã giảm mức lãi suất để có thể đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, ổn định phần nào cho người dân. Trong các năm qua, hoạt động tín dụng của ACB luôn đạt mức tăng trưởng tốt.
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hưng Yên giai đoạn 20010 -2012
(đvt : triệu đồng) Chỉ tiê u Năm So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số ti ền % DSCV 7.167.98 7 14.013.076 20.781.3 21 6.845.08 9 9 5 6.75 0.245 48 DSTN 6.925.39 2 13.704.328 18.286.3 48 6.778.93 6 9 8 4.58 2.020 33 Dư nợ 801.196 2.115.994 3.597.58 7 1.314.79 8 1 64.1 1.48 1.593 70 Nợ quá hạn 29.627 20.372 40.246 -9.255 - 31 19.8 74 97 (Nguồn: phòng kế toán chi nhánh)
Nhận xét :
•Doanh số cho vay (DSCV): Do các sản phẩm của ACB đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay bổ sung, cho vay vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, du học, vay trả góp mua nhà, cho vay đầu tư,… nên doanh số cho vay có xu hướng tăng mạnh. Doanh số cho vay ở năm 2010 chỉ đạt tới 7.167.987 triệu đồng, nhưng đến năm 2011 thì DSCV tăng vọt lên đến 14.013.076 triệu đồng tương đương với 95% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012, DSCV tăng một cách đáng kể đạt 20.781.321 tương đương với 48% so với năm 2011. Do vẫn còn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nền kinh tế và lạm phát gia tăng mà nguồn vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất kinh doanh bị thiếu hụt nghiêm trọng, khi đó vay vốn Ngân hàng là một trong những lựa chọn hợp lý. Với một mức lãi suất phù hợp với việc chi trả của doanh nghiệp hiện nay.
•Doanh số thu nợ (DSTN): Năm 2011, DSTN tăng 38% tương đương 308.798 triệu đồng so với năm 2010 và cũng tăng nhẹ nhàng vào năm 2012 đạt 33% tương đương 4.582.020 triệu đồng. trong khi DSCV tại Ngân hàng cũng tăng cao, công tác
thu nợ cũng được tiến hành khẩn trương để hạn chế tình trạng dư nợ tăng quá cao làm tăng rủi ro cho Ngân hàng.
•Dư nợ: tốc độ tăng dư nợ trong ba năm 2010, 2011 và 2012 tăng, riêng năm 2011 tăng quá nhiều tương ứng 164.1% tương đương với1.314.798 triệu đồng so với năm 2010 , nhưng đến năm 2012 dự nợ có xu hướng giảm xuống còn 70% tương đương với 1.481.593 triệu đồng so với năm 2011. Mặc dù dư nợ tăng cao sẽ mang lại nhiều lợi nhận cho Ngân hàng vì thu được nhiều lãi, nhưng tồn tại song song với điều đó cũng có không ít rủi ro. Vì vậy mà trong năm 2013 Ngân hàng đã tăng cường hơn nữa công tác thu nợ để giảm tối thiểu rủi do việc dư nợ tăng cao.
•Nợ quá hạn: một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu nợ quá hạn trong Ngân hàng đó là công tác thẩm định của nhân viên, qui trình thẩm định tại Ngân hàng ACB rất thận trọng, tỉ mỉ. Thủ tục hồ sơ được xem xét kỹ lưỡng và hồ sơ luôn được sự phê duyệt của ban tín dụng và chi nhánh trước khi cấp tín dụng khách hàng. Tuy nhiên thì rủi ro về nợ quá hạn của Ngân hàng cũng không thể tránh khỏi, trong năm 2012 tăng đột biến lên đến 97% so với năm 2011, lượng nợ quá hạn quá lớn, ảnh hưởng đến việc phát triển của chi nhánh, do vậy mà chi nhánh đã có những biện pháp khắc phục vào năm 2013 như: tăng cường công tác xử lý nợ, đồng thời các nhân viên tín dụng theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn của Ngân hàng bằng cách liên lạc thường xuyên với khác hàng thông bao điện thoại, thư báo,…vừa tạo sự quan tam thân thiết với khác hàng, vừa giúp hạn chế lượng nợ quá hạn.