Đặc điểm của hoạt động ngoại th-ơng hiện nay.

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại thương Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 30)

1.1.3.1. Th-ơng mại quốc tế chịu tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 4 - chủ đạo là công nghệ thông tin mở ra thời đại mới chuyển đổi từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.

Từ đầu những năm 80 đến nay với sự bùng phát của các công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng l-ợng nguyên tử, điện tử viễn thông... đã thúc đẩy quá trình và công nghệ thông tin quốc tế hoá lực l-ợng sản xuất. Các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển đều đứng tr-ớc yêu cầu cấu trúc lại nền kinh tế theo các h-ớng.

- Phát triển nhanh những ngành công nghiệp có hàm l-ợng công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ mới, điều đó đòi hỏi một đội ngũ lao động phải đ-ợc đào tạo có hệ thống có tay nghề cao.

- Giảm tỷ trọng trong nền kinh tế của nông nghiệp, công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng của các ngành chế tạo và chế biến.

- Thay thế các vật liệu truyền thống bằng các vật liệu mới có hiệu quả kinh tế cao, giảm tiêu hao năng l-ợng, nguyên liệu trong một đơn vị sản phẩm.

- Phát triển mạnh kinh tế dịch vụ, tăng nhanh tỷ trọng giá trị các dịch vụ.

- Đồng thời với quá trình cấu trúc lại nền kinh tế quốc gia việc tổ chức lại sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng đ-ợc tiến hành theo hai h-ớng.

+ Hình thành các Công ty quốc gia có quy mô quốc tế, các Công ty đa quốc gia trên cơ sở tập trung, liên kết các xí nghiệp đã hình thành nhằm khai thác các thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ.

+ Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thích ứng với những biến đổi về công nghệ và đáp ứng yêu cầu của thị tr-ờng thế giới.

Việc cấu trúc lại nền kinh tế quốc gia và việc tổ chức lại sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có tác động sâu sắc đến th-ơng mại quốc tế, đó là:

- Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của các hoạt động xuất nhập khẩu hữu hình (ngoại th-ơng hữu hình), các hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ (ngoại th-ơng vô hình) và các hoạt động chuyển giao công nghệ, bảo vệ, cho thuê, hoặc chuyển nh-ợng các quyền sở hữu trí tuệ sẽ không ngừng tăng về tốc độ phát triển, quy vào giá trị và tỷ trọng giá trị trong th-ơng mại thế giới

- Các sản phẩm có hàm l-ợng chất xám (kỹ thuật và công nghệ cao), có giá trị gia tăng lớn cũng sẽ không ngừng tăng về tốc độ phát triển, quy mô giá trị và tỷ trọng giá trị trong tổng giá trị th-ơng mại thế giới. Ng-ợc lại các sản phẩm sơ cấp bao gồm các sản phẩm thô và sơ chế của các ngành nông nghiệp, công nghiệp khai thác có hàm l-ợng lao động và nguyên liệu cao, ch-a qua công nghiệp chế tạo, chế biến sâu và sản phẩm thủ công nghiệp có giá trị gia tăng nhỏ (từ các sản phẩm truyền thống dân tộc, độc đáo, có trình độ mỹ thuật, tay nghề cao), sẽ tiếp tục giảm về tỷ trọng trong tổng giá trị th-ơng mại thế giới; Trong tiêu dùng, các sản phẩm có kích cỡ nhỏ, nhẹ, hình thức đẹp có xu h-ớng phát triển mạnh, mặc dù có thể tuổi thọ của chúng sẽ giảm hơn tr-ớc.

Cánh kéo giá cả giữa các sản phẩm sơ cấp (bao gồm nông sản, khoáng sản các nguyên liệu thô khác) và giá cả các sản phẩm đã qua công nghiệp chế tạo, chế biến sâu đặc biệt là sản phẩm có hàm l-ợng chất xám (kỹ thuật công nghệ cao) vẫn có xu h-ớng không ngừng mở rộng, gây bất lợi ngày càng lớn cho các n-ớc xuất khẩu sản phẩm sơ cấp, mà hầu hết là các n-ớc ch-a phát triển, đang phát triển, nh-ng còn ở trình độ thấp, trong đó, thua thiệt nhất vẫn là những n-ớc có nguồn xuất khẩu chủ yếu là nông sản thô ch-a qua công nghiệp chế biến

1.1.3.2. Th-ơng mại quốc tế chịu tác động của toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế.

Lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến 3 lần có "hiện t-ợng toàn cầu hoá" tr-ớc khi b-ớc vào thời đại "toàn cầu hoá mới" bắt đầu từ những thập kỷ cuối thế kỷ XX; lần thứ nhất, sau khi Cristop Colombo tìm ra Châu Mỹ thế kỷ XV, Châu Âu "khai hoá" thế giới và theo đó, tích luỹ t- bản ngày càng lớn; Anh trở thành bá chủ thế giới; lần thứ hai, vào giữa thế kỷ XIX, ng-ời Châu

Âu chinh phục Châu á, Nhật bản tiến hành cuộc "Duy tân" h-ng thịnh đất n-ớc; lần thứ 3, chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, với sự ra đời của trật tự thế giới mới do các n-ớc thắng trận dẫn dắt, các quốc gia thuộc Châu á, Phi và Mỹ la tinh giành đ-ợc độc lập, hoà nhập vào cộng đồng thế giới. Điểm chung của 3 lần "hiện t-ợng toàn cầu" này là ở chỗ, chúng đều là hệ quả của chiến tranh, và chính sách thực dân, trình độ phát triển của các quốc gia còn thấp, các vấn đề chung có tính chất toàn cầu ch-a xuất hiện, đặc biệt là các hiện t-ơng, quá trình kinh tế có tính chất toàn cầu ch-a đ-ợc thể chế hoá; Toàn cầu hoá lần thứ 4, khác với 3 lần tr-ớc, nó đ-ợc xuất hiện bởi sự bùng nổ của cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ 4 chủ đạo là công nghệ thông tin nó bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực đời sống nhân loại và về thực chất nó là hiện t-ợng kinh tế. Toàn cầu hoá cũng bắt nguồn từ quá trình phát triển của lực l-ợng sản xuất, từ tính chất xã hội hoá của lực l-ợng sản xuất trên quy mô quốc tế. Cũng có thể nói rằng, toàn cầu hoá là lôgic tất yếu của quá trình quốc tế hoá lực l-ợng sản xuất. Toàn cầu hoá xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các n-ớc, các khu vực.

Việc phát triển nhanh chóng các quan hệ kinh tế th-ơng mại chu chuyển trên phạm vi quốc tế trong đó toàn cầu hoá về tài chính là nổi bật, chi phối các tiến trình tự do hoá về th-ơng mại, dịch vụ, đầu t-; Ngày nay, giá trị trao đổi, buôn bán trên phạm vi toàn cầu đã tăng 12 lần so với giữa thế kỷ XX, thị tr-ờng t- bản quốc tế có mức luân chuyển vốn lên tới 300.000 tỷ USD/năm và 95% nền kinh tế tài chính đã nằm trong một "thế giới ảo". Một điểm cần l-u ý là, ngoài một số tác động tích cực toàn cầu hoá kinh tế hiện tại chịu sự khởi x-ớng và dẫn dắt của các n-óc phát triển theo h-ớng có lợi cho các n-ớc phát triển và thua thiệt đối với các n-ớc đang phát triển mới từng b-ớc hội nhập và theo đó, th-ơng mại quốc tế không thể không chịu tác động sâu sắc về các mặt thể chế hội nhập tiến trình tự do hoá th-ơng mại, vấn đề bảo hộ mậu dịch và cơ cấu chủng loại mặt hàng.

ph-ơng, đa ph-ơng, các mối quan hệ kinh tế quốc tế cả về chiều rộng và chiều sâu:

Cùng với toàn cầu hoá kinh tế, ngày càng nhiều thị tr-ờng quốc gia và khu vực lần l-ợt hội nhập vào quỹ đạo thị tr-ờng thế giới, và theo đó, phạm vi, dung l-ợng, hiệu quả của thị tr-ờng thế giới không ngừng mở rộng với một kết cấu nhiều tầng, nấc để cuối cùng hình thành một thị tr-ờng thống nhất toàn cầu.

Trong những năm 90, việc tự do hoá th-ơng mại đ-ợc hầu hết các n-ớc trong khu vực và thế giới thực hiện; những "rào cản" trong th-ơng mại đ-ợc giảm bớt: Những hạn chế về số l-ợng qua việc cấp quota, cấp giấy phép... đ-ợc thay thế dần bằng các biện pháp thuế quan. Kinh doanh hàng dệt may là ngoại lệ quan trọng nhất, song những hạn chế về số l-ợng trong ngành này dự kiến cũng sẽ đ-ợc dỡ bỏ hoàn toàn vào ngày 01/1/2005. Có nhiều bằng chứng thực tế cho thấy ở các n-ớc đang phát triển và các n-ớc mới công nghiệp hoá chính sách tự do hoá th-ơng mại tỏ ra hữu hiệu hơn chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Vì vậy quá trình tự do hoá th-ơng mại ngày càng gia tăng, làyêu cầu phát triển khách quan của th-ơng mại quốc tế. Mặt khác sự cạnh tranh trong xuất khẩu, giữa các nhà xuất khẩu của các n-ớc với nhau và sự cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu với các sản phẩm sản xuất trong n-ớc diễn ra ngày càng gay gắt buộc nhiều n-ớc không chỉ các n-ớc đang phát triển mà còn cả các n-ớc phát triển phải áp dụng hàng loạt các chính sách nhằm bảo hộ, hỗ trợ nền sản xuất trong n-ớc, đồng thời khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu. Bên cạnh thị tr-ờng hàng hoá thế giới với rất nhiều chủng loại phức tạp, còn có các thị tr-ờng khác phát triển rất nhanh chóng nh-: L-u thông tiền tệ, vốn quốc tế, dịch vụ lao động, tin học, khoa học công nghệ thế giới.... xu h-ớng phát triển mạnh các loại hình đầu t- quốc tế, sự thay thế đầu t- quốc tế cho các quan hệ thuần tuý th-ơng mại thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế th-ơng mại quốc tế cả chiều rộng và chiều sâu.

1.1.3.4. Th-ơng mại quốc tế chịu tác động của xu h-ớng hình thành trật tự kinh tế thế giới đa trung tâm.

Cuối những năm 80 đầu những năm 90, Liên xô và các n-ớc trong hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, đã chấm dứt cục diện thế giới 2 cực đ-ợc hình thành từ sau Đại chiến thế giới lần thứ II. Mặc dù hiện tại toàn cầu hoá chịu sự khởi x-ớng và dẫn dắt của các n-ớc phát triển trong đó Mỹ vẫn là c-ờng quốc kinh tế số 1 thế giới, nh-ng các n-ớc này cũng không đủ sức khống chế đ-ợc quá trình toàn cầu hoá; thế giới đang hình thành một trật tự kinh tế mới đá cực: Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc, Nga và ấn Độ, các n-ớc đang phát triển cỡ trung bình, nhỏ tìm cách liên kết lại để tạo thế tham gia cuộc cạnh tranh không cân sức trên thế giới là một h-ớng mới hình thành các trung tâm kinh tế tiểu khu vực. Xu thế hình thành trật tự kinh tế mới có tác động sâu sắc tới các mối quan hệ kinh tế quốc tế, th-ơng mại quốc tế.

1.1.3.5. Th-ơng mại quốc tế gây ảnh h-ởng tiêu cực không ít tới môi tr-ờng sinh thái và nguồn tài nguyên thiên nhiên: Th-ờng là các n-ớc lạc hậu và n-ớc đang phát triển phải xuất khẩu các sản phẩm thô: nông sản, khoáng sản ch-a qua chế tạo và chế biến sâu, giá trị gia tăng thấp; điều này ảnh h-ởng tiêu cực môi tr-ờng sinh thái, gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Xuất phát từ những đặc điểm trên căn cứ mục tiêu định h-ớng của từng giai đoạn phát triển, Chính phủ các n-ớc đề ra chính sách phát triển ngoại th-ơng.

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại thương Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)