1.2.1. Khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc hình thành.
* Khái niệm:
- Chính sách ngoại th-ơng (th-ơng mại quốc tế) là một bộ phận của chính sách kinh tế đối ngoại nhằm điều chỉnh các hoạt động th-ơng mại quốc tế của một quốc gia; chính sách th-ơng mại quốc tế bao gồm một hệ thống các chính sách, công cụ, biện pháp thích hợp mà chính phủ áp dụng để điều chỉnh các hoạt động th-ơng mại quốc tế của quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt đ-ợc các mục đích đã định trong chiến l-ợc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong n-ớc mở rộng buôn bán với n-ớc ngoài, thông qua đàm phán quốc tế, mở rộng thị tr-ờng cho doanh nghiệp nhằm tăng quy mô xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh trên thị tr-ờng thế giới.
- Bảo vệ thị tr-ờng trong n-ớc tr-ớc sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các hàng hoá dịch vụ n-ớc ngoài, hạn chế cạnh tranh bất lợi cho doanh nghiệp nội địa.
* Nguyên tắc hình thành:
- Đối xử bình đẳng và bảo đảm cùng có lợi giữa các quốc gia và các chủ sở hữu trong th-ơng mại quốc tế; lợi ích là động lực của phát triển xã hội, trong th-ơng mại quốc tế phải đảm bảo giải quyết hài hoà lợi ích chung của quốc gia và lợi ích của doanh nghiệp.
- Thực hiện tự do buôn bán và bảo hộ mậu dịch: Đảm bảo tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp tự do kinh doanh trên thị tr-ờng nội địa và mở rộng thị tr-ờng ra n-ớc ngoài, tự do hoá th-ơng mại tr-ớc hết nhằm thực hiện chủ tr-ơng mở rộng quy mô xuất khẩu và xuất khẩu trở thành cơ sở và điều kiện cho nhập khẩu. Kết quả của tự do hoá th-ơng mại là ngày càng mở cửa cho hàng hoá n-ớc ngoài, công nghệ n-ớc ngoài, các hoạt động dịch vụ quốc tế đ-ợc thâm nhập vào thị tr-ờng nội địa, đồng thời cũng đạt đ-ợc sự thuận lợi hơn cho việc xuất khẩu hàng hoá dịch vụ từ trong n-ớc ra n-ớc ngoài. Điều đó có nghĩa là phải đạt tới một sự hài hoà giữa tăng c-ờng xuất khẩu với nới lỏng nhập khẩu. Các biện pháp để thực hiện tự do hoá th-ơng mại chính là việc điều chỉnh theo chiều h-ớng nới lỏng dần với b-ớc đi phù hợp. Trên cơ sở các thoả thuận song ph-ơng và đa ph-ơng giữa các quốc gia đối với các công cụ bảo hộ mậu dịch đã và đang tồn tại trong quan hệ th-ơng mại quốc tế. Quá trình tự do hoá th-ơng mại gắn liền với những biện pháp có đi có lại trong khuôn khổ pháp lý giữa các quốc gia.
Bên cạnh tự do hoá th-ơng mại là việc bảo hộ mậu dịch. Mục tiêu bảo hộ mậu dịch là để bảo vệ thị tr-ờng nội địa tr-ớc sự thâm nhập ngày càng
mạnh mẽ của các luồng hàng hoá dịch vụ từ bên ngoài, cũng tức là bảo vệ lợi ích quốc gia.
- Đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động ngoại th-ơng. Đây là nguyên tắc quan trọng của chính sách ngoại th-ơng. ở trên ta đã phân tích các đặc điểm của hoạt động ngoại th-ơng ngày nay. Các đặc điểm này tác động rất sâu sắc tới việc hình thành chính sách ngoại th-ơng: về kết cấu, chủng loại mặt hàng...., việc thị tr-ờng hoá nền kinh tế quốc gia,... đặc biệt là việc hình thành trật tự kinh tế thế giới đa trung tâm; toàn cầu hoá, khu vực hoá chịu sự khởi x-ớng dẫn dắt, của các n-ớc phát triển. Vì vậy việc xây dựng chính sách ngoại th-ơng phải hết sức chú trọng tới định h-ớng phát triển kinh tế đối ngoại của quốc gia - xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện sự thống nhất giữa chính trị và kinh tế trong hoạt động ngoại th-ơng đòi hỏi khi xây dựng chính sách ngoại th-ơng phải tính toán một cách toàn diện các yếu tố chủ quan, khách quan, các xu h-ớng phát triển nền kinh tế, tình hình chính trị trong n-ớc, quốc tế, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, xu h-ớng phát triển kinh tế, th-ơng mại quốc tế, các chính sách kinh tế, th-ơng mại của các n-ớc bạn hàng...
1.2.2. Nội dung của chính sách ngoại th-ơng:
Chính sách ngoại th-ơng bao gồm các bộ phận cấu thành nh- chính sách th-ơng nhân, chính sách thị tr-ờng, chính sách mặt hàng và các biện pháp sử dụng các công cụ thuế quan, phi thuế quan và tỉ giá hối đoái.
1.2.2.1. Chính sách th-ơng nhân: thực hiện các biện pháp nhằm khuyến khích hoạt động xuất khẩu, môi tr-ờng pháp lý bình đẳng, minh bạch cho th-ơng nhân thuộc mọi khu vực kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
1.2.2.2. Chính sách mặt hàng: Gồm danh mục các mặt hàng cần đ-ợc định h-ớng và khuyến khích xuất, nhập khẩu, phù hợp với việc khai thác lợi thế so sánh, trình độ phát triển và đặc điểm của nền kinh tế quốc gia và danh mục mặt hàng cần hạn chế, thậm chí cấm xuất nhập khẩu trong một thời gian
nhất định, trong một số tr-ờng hợp có thể cần sự bảo hộ cho một số ngành sản xuất trong n-ớc mới hoặc cần bảo vệ nguồn tài nguyên quý hiếm.
1.2.2.3. Chính sách thị tr-ờng: Xây dựng định h-ớng và các biện pháp mở rộng và chiếm lĩnh thị tr-ờng, khai thác thị tr-ờng mới, xây dựng thị tr-ờng trọng điểm, các biện pháp có đi có lại giữa các quốc gia mang tính chất song ph-ơng hoặc đa ph-ơng. Chính sách thị tr-ờng vạch ra định h-ớng và biện pháp tham gia vào các hiệp định th-ơng mại và thuế quan trên phạm vi khu vực và toàn cầu.
1.2.2.4. Các công cụ của chính sách ngoại th-ơng.
* Công cụ thuế quan:
Thuế quan là thuế chính phủ đánh vào hàng hoá xuất, nhập khẩu đ-ợc chuyên chở qua biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ. Thuế quan gồm thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu và thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu.
Thuế xuất khẩu là một công cụ mà các n-ớc đang phát triển th-ờng sử dụng để đánh thuế vào một số mặt hàng nhằm tăng lợi ích quốc gia. Các n-ớc phát triển th-ờng không sử dụng thuế xuất khẩu do không đặt mục tiêu tăng nguồn thu ngân sách từ thuế xuất khẩu, nên ở đó thuế quan đ-ợc đồng nhất với thuế nhập khẩu.
Thuế quan đ-ợc phân loại theo nhiều cách khác nhau.
Theo ph-ơng pháp tính thuế, thuế quan đ-ợc chia thành thuế quan tuyệt đối, thuế t-ơng đối và thuế hỗn hợp. Thuế tuyệt đối là thuế tính trên một đơn vị hiện vật của hàng hoá, ví dụ thuế tính trên một tấn, một chiếc v.v... Thuế t-ơng đối là thuế đánh vào giá trị hàng hoá và đ-ợc tính theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hoá đó. Thuế hỗn hợp là sự kết hợp giữa thuế tuyệt đối và thuế t-ơng đối.
Theo mục đích đánh thuế, thuế quan đ-ợc phân chia thành thuế quan tài chính và thuế quan bảo hộ. Thuế quan tài chính là thuế quan nhằm vào mục tiêu tăng thu cho ngân sách quốc gia. Thuế quan bảo hộ là thuế quan nhằm bảo bộ các ngành sản xuất trong n-ớc, làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu.
Theo mức thuế, thuế quan đ-ợc chia ra mức thuế tối đa, mức thuế tối thiểu và mức thuế -u đãi. Mức thuế tối đa đ-ợc áp dụng cho những hàng hoá xuất xứ từ các n-ớc ch-a có quan hệ tốt giữa các chính phủ. Mức thuế tối thiểu đ-ợc áp dụng cho những hàng hoá xuất xứ từ các n-ớc có quan hệ bình th-ờng. Mức thuế -u đãi áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ các n-ớc có thoả thuận hợp tác.
- Thuế quan có những ảnh h-ởng nh- sau:
- Hạn chế th-ơng mại và tăng ngân sách quốc gia. Xét trên giác độ quốc gia, thuế sẽ mang lại thu nhập thuế cho n-ớc đánh thuế. Nh-ng đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế thế giới thì thuế lại làm giảm phúc lợi chung do nó làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của nền kinh tế thế giới.
- Làm thay đổi cán cân th-ơng mại, điều tiết hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia.
- Thuế quan cao sẽ ảnh h-ởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá và điều đó làm giảm l-ợng hàng hoá đ-ợc tiêu thụ. Thuế quan cao cũng sẽ khuyến khích buôn lậu. Thuế quan càng cao, buôn lậu càng phát triển.
- Thuế xuất khẩu làm tăng giá hàng hoá trên thị tr-ờng quốc tế và giữ giá thấp hơn ở thị tr-ờng nội địa. Điều đó có thể làm giảm l-ợng khách hàng ở n-ớc ngoài do họ sẽ cố gắng tìm kiếm các sản phẩm thay thế. Đồng thời nó cũng không khích lệ các nhà sản xuất trong n-ớc tăng sản l-ợng. Tuy nhiên nếu khả năng thay thế thấp thuế suất xuất khẩu sẽ không làm giảm nhiều khối l-ợng hàng hoá xuất khẩu và vẫn mang lại lợi ích đáng kể cho n-ớc xuất khẩu. - Thuế nhập khẩu có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ thị tr-ờng nội địa đặc biệt là bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ. Thuế nhập khẩu sẽ làm tăng giá hàng hoá, do vậy sẽ khuyến khích các nhà sản xuất trong n-ớc. Tuy nhiên điều đó cũng sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong n-ớc.
- Thuế nhập khẩu có thể giúp cải thiện th-ơng mại của n-ớc đánh thuế có thể có nhiều sản phẩm mà giá của chúng không tăng nhiều khi bị đánh
ngoài giảm giá. Khi đó lợi nhuận sẽ đ-ợc chuyển dịch một phần cho n-ớc nhập khẩu. Tuy nhiên để đạt đ-ợc hiệu ứng đó, n-ớc nhập khẩu phải là n-ớc có khả năng chi phối đáng kể đối với yêu cầu thế giới của hàng hoá nhập khẩu.
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay nhìn chung chính sách thế quan của các quốc gia đều bị ảnh h-ởng bởi khuynh h-ớng nới lỏng sự hạn chế th-ơng mại, từng b-ớc giảm dần các mức thuế trên cơ sở các hiệp định đa ph-ơng và song ph-ơng. Th-ơng l-ợng trong việc xây dựng biểu thuế quan đ-ợc coi là một đặc tr-ng cơ bản của chính sách thuế xuất nhập khẩu trong những thập kỷ gần đây. Sự hình thành của các liên minh thuế quan đã có những ảnh h-ởng nhất định đến l-ợng hàng hoá đ-ợc trao đổi giữa các n-ớc trong liên minh và các n-ớc ngoài liên minh. Chính sách liên minh thuế quan đã có tác động làm tăng đáng kể khối l-ợng th-ơng mại giữa các n-ớc thuộc liên minh trong khi đó nó lại tạo ra một hàng rào ngăn cản hàng hoá của các n-ớc ngoài liên minh. Điều này d-ờng nh- đã trở thành một xu h-ớng trong việc hoạch định chính sách thuế quan hiện nay nhằm tự do hoá th-ơng mại giữa các n-ớc trong khu vực và bảo hộ th-ơng mại thị tr-ờng khu vực tr-óc sự cạnh tranh của hàng hoá đến từ bên ngoài.