Tăng cƣờng sự chỉ đạo thực hiện đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 79 - 81)

nƣớc đối với doanh nghiệp nhà nƣớc

Các ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cần thực hiện đúng chủ trương sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; tích cực trong việc hướng dẫn cụ thể đối với từng doanh nghiệp trong diện đổi mới về việc thực hiện các công việc do pháp luật quy định; phối hợp với các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm để giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là xác định giá trị doanh nghiệp, xử lý các tồn tại về tài chính, lao động dôi dư.

Thực hiện mạnh mẽ nguyên tắc sắp xếp doanh nghiệp theo ngành và lãnh thổ. Những doanh nghiệp nhỏ thì sáp nhập hoặc hợp nhất không kể doanh nghiệp đó thuộc trung ương hay địa phương quản lý để thành một doanh nghiệp lớn.

Đối với các công ty nhà nước đã chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, nếu không thuộc ngành nghề Nhà nước cần giữ 100% vốn nhà nước thì chuyển sang mô hình công ty cổ phần. Đẩy mạnh cổ phần hóa các Tổng công ty mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn, kể cả những công ty được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con thì cũng cổ phần hóa cả công ty mẹ và các công ty con. Cổ phần hóa một số ngân hàng thương mại Nhà nước, tổ chức tài chính bảo hiểm để tăng số lượng và chất lượng cho thị trường chứng khoán. Tiếp tục hoàn thành cơ bản việc sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp nhà nước hiện có; sáp nhập, giải thể, phá sản những doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả; giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê các doanh nghiệp quy mô nhỏ mà không cổ phần hóa được và Nhà nước không cần nắm giữ; thực hiện chế độ công ty trách nhiệm hữu hạn đối với doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn. Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, giải quyết cơ bản nợ không có khả năng thanh toán, lao động dôi dư và có các giải pháp ngăn chặn các tình trạng trên tái phát.

76

Đầu tư phát triển và thành lập doanh nghiệp nhà nước cần thiết và có đủ điều kiện hoạt động ở những ngành, lĩnh vực then chốt và ở các địa bàn quan trọng. Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ và quản lý của đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước. Việc thành lập mới doanh nghiệp nhà nước, dưới hình thức công ty cổ phần, phải bảo đảm sự chặt chẽ vớ đầy đủ các điều kiện và chỉ trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp dịch vụ thật sự cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng chỉ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Những doanh nghiệp kết hợp kinh tế với an ninh, quốc phòng hoặc có hoạt động gắn với dân sinh, như: may mặc, xây lắp, thương mại… cũng cần được cổ phần hóa, trong một số trường hợp cần thiết thì Nhà nước giữ cổ phần chi phối.

Đối với các nông, lâm trường cũng cần đẩy mạnh việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới để xây dựng nông thôn, phát triển nông nghiệp, sử dụng hợp lý có hiệu quả đất đai, tài nguyên, rừng, cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty nhà nước, xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh. Đẩy mạnh việc sắp xếp, cổ phần hóa các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, coi đó là khâu đột phá trong cơ cấu lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty là việc hệ trọng, khó khăn và phức tạp nên phải có bước đi thận trọng, vững chắc, bảo đảm sự ổn định của môi trường đầu tư và đời sống người lao động. Cần phân loại các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty; phải có đánh giá chính xác và có kế hoạch, lộ trình cụ thể trong việc cổ phần hóa. Tiếp tục hình thành và thúc đẩy hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn đa sở hữu, tăng cường tính cạnh tranh trong khuôn khổ WTO, thu hút ngày càng nhiều tập đoàn kinh tế lớn của nước ngoài đầu tư vào nước ta. Coi trọng phát triển doanh nghiệp dân doanh để tạo thêm môi trường và động lực đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

77

Đồng thời, cần có thái độ dứt khoát, kiên quyết đối với những người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị không thực hiện nghiêm chỉnh, có hành vi cản trở hoặc chậm trễ trong thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục kiện toàn ban đổi mới doanh nghiệp ở các cấp, bảo đảm có đủ năng lực và thẩm quyền để thực hiện có hiệu quả chức năng tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai cổ phần hóa.

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 79 - 81)