Đổi mới phƣơng thức quản lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 82 - 84)

hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhà nƣớc

Để đổi mới phương thức quản lý, trước hết cần xây dựng quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt quản lý doanh nghiệp nhà nước, thanh

79

tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chế độ, quy định của Nhà nước tại doanh nghiệp; Phải kiên quyết chấm dứt tình trạng cơ quan hành chính nhà nước không thực hiện tốt chức năng của mình nên buông lỏng quản lý hoặc can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Muốn vậy, cần có quy định cụ thể về thẩm quyền quản lý trên cơ sở phân định rõ quyền quản lý hành chính kinh tế của Nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước quản lý doanh nghiệp thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát của chủ sở hữu, thực hiện quyền của cổ đông, người góp vốn trực tiếp trong các Đại hội đồng cổ đông hoặc thông qua đại diện của mình ở các đại hội, hội nghị, ở các đoàn thể chính trị - xã hội hoặc bằng cách trực tiếp.

Trên thực tế, ở nhiều doanh nghiệp nhà nước, cổ đông và người lao động không được thực hiện quyền mà pháp luật quy định do thiếu thông tin, hoạt động của doanh nghiệp không bảo đảm công khai, minh bạch. Bệnh hình thức ở doanh nghiệp nhà nước trở nên khá phổ biến, nên mặc dù có nhiều hình thức khác nhau để cổ đông và người lao động thực hiện quyền của mình, như: Tham gia các hội nghị, gửi đơn, thư vào hộp thư góp ý kiến… nhưng nhìn chung ít có tác dụng thực tế, nhất là đối với những doanh nghiệp mà ở đó Đảng ủy không quan tâm lãnh đạo hay không có sự kết hợp tốt giữa Đảng ủy, hội đồng quản trị, ban giám đốc công đoàn trong việc bảo đảm thực hiện quyền dân chủ của người lao động.

Đồng thời, chính phủ ủy quyền cho các Bộ phân cấp cụ thể cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hội đồng quản trị các Tổng công ty nhà nước thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước phù hợp với các loại hình doanh nghiệp có vốn nhà nước, bảo đảm ở đâu có vốn của Nhà nước thì ở đó phải có tổ chức hoặc cá nhân được giao quyền đại diện Nhà nước làm chủ sở hữu trực tiếp, với nhiệm vụ quyền hạn, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng, không phân biệt cấp quản lý là Trung ương hay địa phương.

80

Bên cạnh đó, cũng cần chú ý tới việc đào tạo và sử dụng cán bộ quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước vì đây là khâu có ý nghĩa rất quan trọng. Chính phủ đã quy định tiêu chuẩn cán bộ quản lý chủ chốt của doanh nghiệp nhà nước, chỉ đạo xây dựng hệ thống đào tạo, bồi dưỡng và bồi dưỡng lại đội ngũ giám đốc doanh nghiệp; quy định chế độ trách nhiệm và chế độ đãi ngộ đối với những cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước theo hướng khuyến khích thỏa đáng về vật chất và tinh thần căn cứ vào mức độ đóng góp vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, đồng thời cũng làm căn cứ để xử lý những cán bộ quản lý yếu kém dẫn tới việc doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả.

Mặt khác, để đổi mới có hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, cần tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động quản trị doanh nghiệp nhà nước; nâng cao trình độ và tính minh bạch trong hoạt động quản trị doanh nghiệp nhà nước; áp dụng nghiêm túc các chuẩn mực kế toán theo quy định của Luật kế toán; tổ chức lại hội đồng quản trị công ty cổ phần để thực sự là đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu về mọi hoạt động của tổng công ty. Công ty mẹ chịu trách nhiệm liên kết các công ty con để thực hiện chiến lược chung phát triển của tổng công ty; triển khai thực hiện quy định việc hội đồng quản trị ký hợp đồng thuê giám đốc giỏi để điều hành hoạt động của doanh nghiệp.

Thêm vào đó, để đổi mới có hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, cần khẩn trương triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là đào tạo cán bộ quản lý, quản trị doanh nghiệp và đội ngũ lao động kỹ thuật của doanh nghiệp, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ chính xác để doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi trong việc xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, xử lý rủi ro trong kinh doanh, bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 82 - 84)