Hoàn thiện mói trường kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doang nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 70 - 75)

- Xem xét năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong mối quan hệ với các cấp độ năng lực cạnh tranh khác, đặt khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu

1. Hoàn thiện mói trường kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh

nghiệp xuất khẩu Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tổng thể nhiều yếu tố khác nhau bao gồm kinh tế. chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, công nghệ... Môi trường kinh doanh có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu môi trường kinh doanh thuận lợi thì sẽ góp phần tạo điểu kiện tốt cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh, ngược lại nếu môi trường kinh doanh không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Sự thay đổi của từng yếu tố trong mỗi trường kinh doanh đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp xuất khẩu thì nhà nước có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất

kinh doanh, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh qua việc chú ý cài thiện đến mõi trường pháp lý và môi trường kinh tế.

1.1. Xây dụng môi trường pháp lý thuận lợi

Trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu, môi

trường pháp lý có vai trò hết sức quan trọng. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu được

hưởng một hệ thống pháp luật và chính sách rõ ràng và thuận lợi thì nàng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng được tạo điều kiện để nâng cao. Ngược lại nếu môi trường pháp lý hỗ Irợ cho cạnh tranh không thuận lợi, cạnh tranh không cóng bịng bình đẳng thì dù doanh nghiệp xuất khẩu có sản phẩm có sức cạnh tranh cao, thì khả

năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế cũng phần nào bị hạn chẻ. Việc tạo lập được môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu trên thị

trường thế giới là nhiệm vụ và vai trò cùa nhà nước.

Môi trường pháp lý thuận lợi cho cạnh tranh trong kinh doanh xuất khâu gắn bó chặt chẽ VỚI môi trường pháp lý về kinh doanh và kinh doanh hàng xuất khẩu. Để có thể xây dựng được môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà nước cần

tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và ban hành pháp luật kinh doanh đồng bộ, hoàn chỉnh

đảm bảo được sự thông thoáng nhưng cũng đàm bảo được tính ổn định lâu dài, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng cũng phù hợp với mờ cửa và hội nhập. Hội nhập kinh tế quốc tẽ là tham gia vào một sân chơi chung với các quốc gia trên thế giới trong tất cả các mối quan hệ kinh tế. Vì thế, hệ thống pháp luật trong kinh doanh của nước ta phải đảm bảo chù trương phát triển kinh tế thị

trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đổng thời cũng phải đáp ứng được yêu cầu hoàn thiện cho phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng được yêu cẩu hội nhập quốc tế theo hướng tự do hóa thương mại, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, loại bỏ

những hạn chế với hoạt động xuất khẩu.

Không chỉ có việc xây dựng môi trường pháp lý trong nước, vai trò của nhà

nước còn thể hiện ở việc tạo lập môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu cạnh tranh ở thị trường nước ngoài. Do doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh tại thị

trường nước ngoài nên việc nghiên cứu thị trường nước ngoài cho các sản phẩm của

nước ta là rất cần thiết, và để làm tốt việc này cần có sự thỏa thuận cam kết của nhà

nước Việt Nam với chính phủ các nước thị trường xuất khẩu thõng qua các điều ước

song phương và đa phương. Nhà nước ta đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác song

phương với các quốc gia trên thế giới và cũng tham gia vào các tổ chức quốc tế. các

hiệp định thương mại đa phương. Điều này đã góp phẩn lớn trong việc tạo được môi

trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nước ta trên trường quốc tế.

1.2. Hoàn thiện chế và chính sách khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu 1.2.1. Đổi mới và hoàn thiện chính sách xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các 1.2.1. Đổi mới và hoàn thiện chính sách xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các

ớc

Thứ nhất, nhà nước cần phải hoàn thiện các chính sách hỗ trợ và khuyến khích

xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới thông qua các công cụ và biện pháp kinh

tế. Chính sách hỗ trợ và khuyến khích xuất khâu cùa nhà nước với các doanh nghiệp xuất khẩu gểm các ba bộ phận cơ bản: hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường. tiếp thị thị trường và đào tạo nguển nhân lực; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao; hỗ trợ khuyến khích về tài chính và tín dụng thông qua thuế xuất khẩu, và các loại quỹ hỗ trợ xuất khẩu.

Từ nhiều năm nay, để khuyến khích hoạt động xuất khẩu và phù hợp với xu

hướng phát triển của kinh tế thế giới, hầu hét thuế xuất khẩu với nhiều mặt hàng của

Việt Nam áp dụng là 0% hoặc miễn thuê, chỉ có một số mật hàng như hạt điều thô.

dầu Ihô, gỗ rừng tự nhiên... bị áp thuế suất xuất khẩu. Chính vì thế để có thể khuyên

khích xuất khẩu, các biện pháp phi Ihuế như các quỹ hỗ trợ xuất khẩu. bào hiểm

xuất khẩu, thường xuất khẩu có vai trò quan trọng hơn. Tuy nhiên, khi nước ta đã là

thành viên của WTO thì các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu một cách trực tiếp như các

quỹ hỗ trợ tài chính hay các hình thức thường xuất khẩu đều bị cấm. do đó, việc đổi

mới các hình thức này cho phù hợp với quy định của WTO là vấn đề đặt ra cho các

cơ quan nhà nước. Nhà nước cũng có thể hình thành và phát triển các Quỹ bảo hiểm

xuất khẩu hay bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp khi tiếp cận các thị trường

nhiều rủi ro. Hình thức này sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu chia sè và giám rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, đổng thời thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới, có độ rủi ro cao. Thêm vào đó, có thể phát triển cả các quỹ bảo hiểm rủi ro của các hiệp hội ngành hàng. Các trường hợp rủi ro có thể dễ thấy như rủi ro

ro thương mại. rủi ro ngoại tệ, rủi ro sau khi giao hàng như trường hợp hợp đổng cung cấp hàng hóa bị hủy bỏ trước khi giao hàng.

Thứ hai. các bộ ngành liên quan và nhà nước cần hoàn thiện chính sách thị trường xuất khẩu. Bản thân chính các doanh nghiệp và chính phủ. các cơ quan liên quan phải nâng cao trách nhiệm trong việc tổ chức và hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, thâm nhựp thị trường mới, giũ vững mức độ tăng trướng cùa thị trường đã có, phát triển thị trường theo chiều sâu. Thực tế, khả năng cạnh tranh cùa doanh nghiệp xuất khẩu nước ta còn vêu nén nhà nước cần phải chủ dộng đế giúp đỡ doanh nghiệp trong việc thâm nhựp thị trường, tìm kiếm bạn hàng...

Chính sách mặt hàng xuất khẩu cũng cần phải được xây dựng phù hợp. Các mặt hàng xuất khẩu cần đảm bảo nguyên tắc hiệu quả quốc gia trong xuất khẩu. thông nhất giữa việc nâng cao năng lực cạnh tranh cùa doanh nghiệp và cùa nền kinh tế. Hơn nữa các mựt hàng xuất khấu cũng cần được phán loại theo khả năng cạnh tranh để định hướng cho các doanh nghiệp lực chọn mặt hàng xuất khẩu phù hợp với năng lực cạnh tranh của mình.

Từ đó có thể thấy chính sách xuất khẩu cần phải được nhà nước xây dựng phù hợp theo cách khuyên khích các doanh nghiệp tạo ra mặt hàng xuất khẩu mới, đạt giá trị gia tăng cao và tim được thị trường phù hợp cho các mặt hàng đó. Việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu nhằm mục tiêu tăng nhanh các nhóm hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao là điều cần phải thực hiện nhanh chóng. Trong đó. nhà nước và các bộ ngành liên quan cần tựp trung hướng đến phát triển các ngành hàng công nghiệp sáng tạo, nhóm hàng dễ dàng đưa ra ý tưởng vào cuộc sông như trong lĩnh vực mav mặc. giày dép, thời trang...Đây là tiềm năng lớn của nước ta mà vốn đầu tư không quá cao.

Ì .2.2. Đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu

Việc đảm bào tài chính cho có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp trong việc hình thành và phát huy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường các nước.

Chính sách đảm bảo và hỗ trợ tín dụng tài chính gồm các hình thức: ưu tiên vay vốn với thời gian và lãi suất ưu đãi, gia tăng thời hạn trả nợ. xây dựng thuế suất thuế giá trị gia tăng ưu đãi với sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, xây dựng

thuế suất thuế xuất khẩu với mức ưu đãi. miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp để giảm chi phí và tăng vốn cho phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.

Để nâng cao hiệu quả của việc đàm bảo tài chính tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu, nhà nước cần thực hiện các việc sau:

- Phát triển các hình thức tín dụng xuất khẩu, đặc biệt là tạo điều kiện thuịn lợi cho doanh nghiệp vay vốn dễ dàng. đặc biệt là vay vốn trước khi giao hàng vì doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta có quy mô nhò và hay gặp hạn chế về mặt tài chính nên rất cần tín dụng Irước khi giao hàng đê mua nguyên vịt liệu và các yếu tố sản xuất đầu vào và tiến hành sàn xuất và thu mua đủ hàng theo như hợp đổng xuất kháu đã ký kết.

- Nhà nước cần cài thiện chính sách quản lý ngoại hói. Nhà nước có (hể ban hành chính sách cho phép các doanh nghiệp có nhiều ngoại tệ tham gia vào thị trường ngoại hối để góp phần giúp việc xác định tỷ giá hối đoái căn cứ vào cung cẩu ngoại hối và vẫn giúp ngân hàng Nhà nước có thể giữ được khả năng kiểm soát thị trường ngoại hối.

- Nhà nước cũng cần hoàn thiện chính sách thuế (thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia (ăng) phù hợp và ổn định trong nhiều năm để doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh thuịn lợi. Xây dựng quy chế miền thuế, giảm thuế. tính thuế giá trị gia tăng nộp bằng phương pháp tính theo giá ghi trên hợp đồng thương mại cho phù hợp với quy định của WTO.

- Nhà nước cần tăng cường khả năng cung cấp tín dụna của ngân hàng. Doanh nghiệp xuất khẩu nước ta do quy mô nhò bé nên thường gặp khó khăn trong tài chính, vay vốn đầu tư. đặc biệt là vay vón đổi mới công nghệ và mờ rộng sản xuất. Trong thời gian gần đây, việc vay vốn ngân hàng mặc dù đã có thuịn lợi hơn trước nhưng các thủ tục vẫn còn khá phức tạp, nhu cầu vay vốn dài hạn của doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. Để có thể cải tiến được khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng cùa doanh nghiệp xuất khẩu. nhà nước cần có các giải pháp để đẩy nhanh sự phát triển của hệ thống ngân hàng. giúp doanh nghiệp được đảm bảo hơn về tài chính cần thiết cho hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu theo các hướng sau:

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doang nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 70 - 75)