Nghiên cứu trên thế giớ

Một phần của tài liệu Phân lập tuyển chọn vi sinh vật có khả năng phân giải mạnh xenluloza từ phế phụ phẩm nông nghiệp (Trang 28 - 30)

Từ thế kỷ XIX, các nhà khoa học ựã nghiên cứu và nhận thấy một số vi sinh vật kỵ khắ có khả năng phân giải xenluloza. Những năm ựầu của thế kỷ XX người ta phân lập ựược các loài vi khuẩn hiếu khắ cũng có khả năng này. Trong các vi khuẩn hiếu khắ phân giải xenluloza thì niêm vi khuẩn là quan trọng nhất.

Năm 1946, Hungate ựã phân lập ựược loài xạ khuẩn có tên là Micromonospora propionici có khả năng thủy phân xenluloza cao. Sau ựó vào năm 1966, Hungate Presvot ựã tiếp tục phân lập ựược 9 chủng vi khuẩn yếm khắ có hoạt tắnh xenlulaza thuộc chi: Bacteroides, Butyrivibrio, Clostridium, RuminococcusCillobacterium.

Nối tiếp các nghiên cứu của Hungate và Shuval (1981); năm 2007, Hesham khi ựi nghiên cứu về khả năng xử lý rơm rạ của 3 chủng xạ khuẩn thuộc chi: Micromonospora, Streptomyces và Nocardiodes ựã kết luận rằng: việc bổ sung vào xạ khuẩn ựã giúp ựẩy nhanh quá trình phân hủy rơm rạ và làm giảm thể tắch của ựống ủ; sau 3 tháng ở ựống ủ có bổ sung xạ khuẩn thể tắch ựống ủ giảm xuống 38,6 Ờ 64% so với ban ựầu trong khi ựó ựống ủ ựối chứng thể tắch ựống ủ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

chỉ giảm 13,6% so với trước khi ủ; việc bổ sung xạ khuẩn vào ựống ủ còn làm tăng chất hữu cơ (organic matter) lên 34,9% và hàm lượng nitơ lên 0,59mg/g, trong khi ựó ở ựống ủ ựối chứng không bổ sung xạ khuẩn chất hữu cơ là 20% và hàm lượng nitơ chỉ ựạt 0,2 mg/g.

Stutzenberger ựã nuôi cấy Thermonospara curyata trên môi trường chứa xenluloza và cao nấm men có bổ sung 0,1% bông nghiền nhỏ thì thấy chúng có khả năng tắch lũy enzym phân hủy xenluloza.

Jeris và Regan (1973) thấy trong ựống ủ có các loài vi khuẩn phân giải xenluloza sau: Achromobacter, Clostridium, Cellulomonas, Cytophaga, Cellvibrio, Bacillus, Pseudomonas, Sorangium, Sporocytophara,... Và các loại nấm phân giải xenluloza như: Alternaria, Aspergillus, Chactomium, Fomes, Fusarium, Myrothecium, Polyponus, Rhizoctonia, Rhozopus,...

Tại New Delhi - Ấn độ, từ năm 1985 ựến 1987 , Gaur và Bhardwaj ựã phân lập và tuyển chọn ựược rất nhiều chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy xenluloza và lignin. Sau ựó Gaur ựã sử dụng các chủng nấm Trichurus spiralis, Trichoderma viride, Paecilomyces fusisporus, Aspergillsus sp ựể ựưa các ựống ủ (rơm, lá khô) và kết quả cho thấy: hàm lượng C hữu cơ giảm từ 48% xuống 25% trong vòng một tháng ựầu tiên của quá trình ủ; và chỉ trong 8 ựến 10 tuần rơm rạ ựã phân hủy hoàn toàn thành một loại phân hữu cơ có chất lượng tốt. Trong phân này chứa khoảng 1,7% N, và tỷ lệ C/N là 12:3.

Ở Trung Quốc cũng có rất nhiều nghiên cứu về việc phân lập vi sinh vật và ứng dụng trong xử lý phế thải hữu cơ. Năm 2005 Wen-Jing Lu và ựtg ựã phân lập ựược 5 chủng vi khuẩn ưa ẩm xenluloza cao từ phế thải rau quả v vi sinh và thân lá hoa thuộc giống Bacillus, Halobacillus, Aeromicrobium, Brevibacterium. Khi ứng dụng các chủng vi sinh vật này ựể ủ phế phụ phẩm rau quả và thân lá hoa cho thấy: bổ sung 1% các chủng vi sinh vật vào ựống ủ ựã làm tăng quá trình phân hủy sinh học các nguyên liệu lên 23,64% so với ựống ủ không bổ sung thêm vi sinh vật, do ựó rút ngắn thời gian ủ và tăng chất lượng của phân ủ.

Nhìn chung, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì các nước trên thế giới ựã phân lập tuyển chọn ựược rất nhiều giống vi sinh vật có khả năng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

phân hủy phế thải hữu cơ. Các kết quả nghiên cứu ựều cho thấy rằng, việc bổ sung vi sinh vật vào ựống ủ phế thải hữu cơ ựã rút ngắn thời gian ủ, làm giảm thể tắch và tăng hàm lượng dinh dưỡng của ựống ủ, do ựó góp phần bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Phân lập tuyển chọn vi sinh vật có khả năng phân giải mạnh xenluloza từ phế phụ phẩm nông nghiệp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)